Hùng vương
Sự tích dưa hấu

Ngày xưa có một người trẻ tuổi tên là Mai An Tiêm. Chàng là người ở một nước đâu tận vùng biển phía Nam, bị bán làm nô. Một hôm, chàng bị bọn lái buôn chở đến bán cho Hùng Vương. Mai An Tiêm học nói tiếng Việt rất chóng. Chàng nhớ nhiều chuyện, biết nhiều điều thường thức, lại lắm tài nghệ

Sự tích trầu, cau và vôi

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em ruột, con gái vị Lạc tướng ở huyện Mê Linh (nay là vùng Sơn Tây cũ và tỉnh Vĩnh Phú), thuộc dòng dõi Hùng Vương.
Hai Bà là những phụ nữ tài cao đức trọng và có đảm lược hơn người. Năm 19 tuổi, bà Trưng Trắc kết duyên cùng ông Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (nay là Hà Nam và Nam Hà), cũng là một người bất khuất, có ý chí quật cường.

Đức Thánh Gióng

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.
Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Chuyện tổ tiên mở nước

Thời Hồng Bàng, đã lâu lắm rồi, cái thời tổ tiên ta mở nước và dựng nước. Thời gian phải lấy hàng ngàn năm mà tính.

Tìm hiểu về tứ vị vua cha

Song song với việc thờ Tứ vị Thánh Mẫu tín ngưỡng tam tứ phủ gắn với việc thờ Đức Vua cha; gồm Vua cha ngọc hoàng (vua Trời); Vua cha Bát hải (vua nước); Vua cha Diêm vương (Vua đất); Vua cha Nhạc phủ (Vua thượng ngàn).

Hùng Vương thứ XVIII hay Hùng Duệ Vương

Hùng Duệ vương hay Hùng Vương thứ XVIII là một vị vua cuối cùng triều đại Hùng Vương và cũng là vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang gắn liền với lịch sử Việt Nam. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có hai con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh.

Hùng Vương thứ XIX hay Hùng Kính Vưong

Hùng Kính Vương được cho là con của Hùng Duệ Vương. Sau khi được vua cha nhường ngôi, ông đã lên làm vua nhưng chỉ trị vì được 6 tháng thì mất. Hùng Duệ Vương lại tiếp tục làm vua.

Hùng Hải trị nước

Lạc Long Quân xuống biển, giao lại nước cho con trai cả là Hùng Quốc Vương. Hùng Vương thấy các sông ngòi năm nào cũng dâng nước to làm hại dân làng, mới sai thủy bộ chia nhau giữ gìn các thác ghềnh.

Sơn Tinh - Thủy Tinh

Hùng Vương truyền đến đời vua thứ mười tám thì có một người con gái tên gọi là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Mỵ Nương được vua cha thương yêu rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.

Sự tích Quan Đệ Tam Thoải Phủ

Quan Lớn Đệ Tam hay còn được gọi là Quan Đệ Tam Thoải Phủ, được tôn kính là Đệ Tam Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan. Tước phong là Thủy Tào Điển Sứ – Đệ Tam Thủy Thần Nhạc Đại Vương Thượng Đẳng Tối Linh Thần.

Các truyền thuyết về Vua Hùng

Hệ thống truyền thuyết về các vua Hùng gồm các truyện về việc vua Hùng dậy dân làm nghề, dậy dân mưu sinh và phòng trống thiên tai tự nhiên như: vua Hùng trồng kê ra lúa, vua Hùng dạy dân cấy lúa, ...

Sự tích núi Chẹ và núi Chẹ Đồng

Tục truyền, khi Thủy Tinh đem lễ vật tới xin cưới con gái Hùng Vương thì Sơn Tinh đã đưa công chúa Mỵ Nương về núi Tản từ lâu. Vừa ghen vừa tức, Thủy Tinh bèn dâng nước biển Đông lên đánh Sơn Tinh.

Vì sao đầm Đượng có 16 đường nước chảy

Thêm một sự tích nữa về hậu cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Tục truyền là, sau khi Sơn Tinh được Hùng Vương cho đón công chúa Mỵ Nương về núi Tản Viên làm vợ, Thủy Tinh rất tức giận. Hắn kéo hết quân tướng từ biển Đông lên đánh Sơn Tinh.

Nhất dạ trạch (Đầm một đêm) hay truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử

Vua Hùng thứ ba sinh được một người con gái cốt cách thanh cao lại cực kỳ xinh đẹp. Đi khắp giang sơn của Ngài trị vì cũng không thấy ở đâu có người thứ hai như thế. Ai nhìn nàng cũng bảo đấy là tiên đồng ngọc nữ giáng lâm chứ chẳng phải người trần. Thể theo lòng ngưỡng mộ của thần dân, và cũng thật hãnh diện, nhà vua bèn đặt tên cho nàng là Tiên Dung, công chúa.

Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày

Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày nhằm lý giải về nguồn gốc, xuất xứ của thứ bánh chưng, bánh dày mà ta vẫn hay ăn ngày tết. Lý giải ý nghĩa của cặp bánh này là lòng hiếu kính với trời đất, hiếu kinh với tổ tiên, ông bà và cha mẹ.

Truyền thuyết: Quả dưa hấu

Truyền thuyết về quả dưa hấu hay sự tích Mai An Tiêm trên đảo hoang:
Thời vua Hùng thứ 17, như thường lệ diễn ra từ các đời vua trước, có người khách buôn dong buồm từ phương nam tới kinh đô Phong Châu, bán cho nhà vua hàng hóa và một số nô lệ.

Truyện Ngư Tinh

Vừa tới vùng bờ biển đông nam cứ như bây giờ là một phần đất Quảng Đông và Bắc bộ, Lạc Long Quân đã nghe nhân dân than khóc về nạn Ngư tinh. Cảnh tượng con mất mẹ, vợ mất chồng phổ biến ở khắp vùng. Cả một dọc duyên hải vợi người đi vì con quái vật đó.

Truyện Cửu vĩ Hồ tinh

Lạc Long Quân giúp dân trừ yêu diệt ma, lần diệt nạn nạn thủy quái khiến cho nhân dân miền biển vui mừng khôn xiết.

Con bạch trĩ

Đời nhà Châu của Trung Hoa, nước ta thuộc về Hùng Vương trị vì. Bấy giờ nước ta được an cư lạc nghiệp. Để kết tình giao hảo với nhà Châu, vua Hùng Vương sai sứ mang cho vua nhà Châu một con trĩ lông trắng.

Sơn Trang

Ngoài tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, ngoài Tứ Phủ Công Đồng còn có hai công đồng thường được phối thờ trong các đền phủ, gồm ban Trần Triều và ban Sơn Trang.

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên

Chúa Bà Đệ Nhất Tây Thiên được muôn dân gọi là Chúa Thượng, Chúa bà giáng trần vào thời Hùng Vương, nắm trong tay sổ Tam Toà, săn sóc độ trì muôn dân. Bà là người con gái sinh trưởng trong một gia đình có dòng dõi Hùng Vương.

Chúa Đệ Tam Lâm Thao

Chúa Lâm Thao là con gái ruột của vua Hùng Vương thứ 17, có tên Nguyệt Cư Công Chúa, vì là con út nên dân thường gọi là Bà Chúa Ót. Bà vốn rất thông minh, giỏi giang và nhân từ.

Đại nguyên soái Liên Quang Cai

Thuở các vua Hùng dựng nghiệp, dân ta no ấm, đất nước thanh bình. Đến đời Hùng vương thứ 18 (tức Hùng Duệ Vương) do nhà vua chỉ sinh hai công chúa, nên về cuối, đã nhường ngôi lại cho Thục An Dương Vương.

Truyền thuyết về Đồng Cổ đại vương

Xưa kí, nền văn minh lúa nước của người Văn Lang và sau này là người Âu Lạc đều để lại rất nhiều những mốc son trong lịch sử dân tộc. Từ thành Cổ Loa bất khả xâm phạm cho đến nỏ Liên Châu uy danh lừng lẫy, tất cả đều là những kỳ tích được làm nên từ trí tuệ và tài hoa của những Lạc tướng.

Thần Kim Quy

Triều đại Hùng Vương nối tiếp nhau được 18 đời thì truyền lại ngôi cho Thục Phán An Dương Vương. Nguyên Thục Vương muốn hỏi con gái Hùng Vương thứ 18 không được, sinh lòng oán hận, trước khi chết di huấn lại cho con cháu phải đánh lấy nước Văn Lang để báo thù.

Nhị vị tướng quân Hoằng Trị - Thiên Đá

Xưa kia, nước Việt dựng nền cõi Nam, sao ngưu đẩu phân chia cương giới, từ 18 đời Hùng truyền lại dấu tích 2622 năm. Đời cha truyền con nối đều xưng là Hùng Vương. Là nước văn hiến sơn hà thống nhất. Đấy là tổ tiên của Bách Việt.

Đại vương Hai hay là truyện giết thuồng luồng

Ngày xưa, ở làng Hoa Viên, bây giờ thuộc tỉnh Hà Tĩnh, có một anh chàng tên là Hai. Lúc còn trẻ, cha mất sớm, anh chàng mặc sức chơi bời, mẹ không thể ngăn cản nổi. Hàng ngày ra đồng, anh lên một mô đất cao cùng với chúng bạn tập nhảy, tập vật.

1 mục
Main:
Secondary:
Outline:
Footer:
Menu: