TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 6 phiếu
Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày

Không phải sau này, vấn đề vai trò người đứng đầu quốc gia mới được nhận thức hết tầm quan trọng của nó, mà ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, thời các vua Hùng, cũng đã chú ý đặc biệt tới vấn đề này.

Việc truyền ngồi từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ năm, không thấy sử sách và truyền thuyết nhắc tới, nên có thê suy luận là đã diễn ra theo lẽ thông thường, tức truyền ngôi cho người con trai trưởng.

Có thể con trai trưởng lức ấy là con trai lớn nhất, được vua cha kèm cập bào ban, và khi đủ khôn lớn, được ủy thác thay một số việc để "tập sự" dần. Đến khi vua cha mất sẽ là người nối ngôi.

Thời gian đầu, việc truyền ngôi chắc diễn ra cũng khá suôn sẻ, nhưng càng về sau tình hình đã trở nên phức tạp thêm nhiều. Từ việc nhà vua có nhiều vợ nên sinh chuyện người con trai đầu của vợ cả, mặc dù là con trưởng nhưng không phải là con trai lớn nhất, trong khi đó tình thế truyền ngôi lại đang cấp thiết (như việc nhà vua đau ốm nặng hoặc băng hà,và như vậy sự lựa chọn đã diễn ra.

Trên thực tế còn có nhiều tình thế phải lựu chọn khác, như con trai trưởng đau ốm hoặc phạm tội không thê nối ngôi dược, hoặc giả, giữa các con trai thứ có nhiêu người xứng đáng, v.v.. Nhìn chung, vì có sự lựa chọn, nên tất yếu đã diễn ra cuộc "chạy đua" giữa các hoàng tử và những người có liên quan. Cuộc "chạy đua" này đến các triều đại về sau, như lịch sứ đã ghi, chẳng mấy khi êm thấm và không ít trường hợp có kết thức đẫm máu.

Từ Hùng Vương thứ nhất đến hết Hùng Vương thứ năm, cũng không thấy sử sách và truyền thuyết nhắc đến chiến tranh. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đầu tiên là cuộc chiến đấu chống giặc Ân xảy ra ở đời Hùng Vương thứ sáu. Điều ấy cũng có nghĩa: đến đơi Hung Vương thứ sáu mới thực sự nảy sinh vấn đề: tầm quan trọng của việc lựa chọn người đứng đầu quốc gia...

Truyền thuyết "Bánh chưng, bánh dầy", xẩy ra ở đời Hùng Vương thứ sáu, do vậy đã như một tất yếu, chẳng những cho chúng ta biết nguồn gốc, lai lịch của hai thứ bánh qúi đã thành biểu tượng của văn hóa dân tộc truyền thống, mà quan trọng hơn, còn cho chúng ta thấy một mẫu mực đầu tiên về sự lựa chọn người đứng đầu quốc gia theo thể thức dân chủ, căn cứ trên hai phương diện: tài năng và đức độ của chính người dó.

Vua Hùng thứ sáu, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân giữ vững nền độc lập quốc gia, đã chú ý ngay tới việc lựa chọn người kế vị. Nhà vua có nhiều vợ và có cả thảy hai mươi hai con trai. Ngày ấy, quan niệm có nhiêu con cái là một biểu hiện của sự thịnh đạt, nhưng cũng vì thế, việc chọn lựa người để truyền ngôi lại là một vấn đề thực sự khó khãn. Trong cuộc chiến đấu chống giặc Ân, người lập công đầu, tiếc thay, đã không phải là một hoàng tử hay một tướng lĩnh, mà lại là một anh hùng có nguồn gốc xuất thân dân dã: cậu bé làng Gióng! được suy tôn là Thánh Gióng.

Vốn là một nhà vua dũng cảm, anh minh, nên sau sự kiện này, Ngài đã rút ra một bài học có tính chất lịch sử: Người đứng đầu quốc gia phải là người có đủ cả hai yếu tố đức độ và tài năng. Có đức độ thì trời đất mới phù hộ độ trì, lòng người mới cảm phục nghe theo. Còn có tài năng thì mới đù sức đảm đương nổi những công việc lớn. Do vậy, việc truyền ngôi không thể nhất thiết là cho người con trai trưởng như thường lệ. Trong số các con trai đông đức của Ngài, nhũng người đến tuổi trưởng thành có thể giao phó việc lớn kể cũng không thiếu, nhưng xem ra khó mà biết ai là người bao gồm đủ cả đức độ lẫn tài năng. Đây là một công việc hệ trọng nên nhà vua đẫ để tâm cân nhắc giữa các hoàng tử trong nhiêu năm. Cuối cùng, khi đã tuổi cao sức yếu mà chưa chọn được ai, nên Ngài đưa ra quyết định: tổ chức một cuộc thi để chọn người kế vị, như thế sẽ tránh đuợc sự thiếu công bằng và cũng không theo thông lệ cũ nữa.

Từ quan niệm coi đức độ là trọng, nhà vua cho rằng người nối ngôi phải là người có lòng hiếu kính với trời đất, hiếu kinh với tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Có hiếu kính như vậy thì trời đất mới bao dung, lòng người mới cảm phục mà tập hợp nhau lại, làm các công việc quốc gia đại sự, vì thế mới thành công. Biểu hiện của lòng hiếu kính ấy, theo nhà vua nghĩ, không có gi khác hơn là các lễ vật dâng lên bàn thờ trời đât, tô tiên, ông bà, nhân ngày đầu năm
mới, trước là để cúng lễ, còn sau đó cha mẹ và mọi người cùng hưởng.

Từ suy nghĩ như vậy, cuối cùng nhà vua đã đi tơi quyết đinh: Đúng ngày đầu năm mới các hoàng tử mỗi người phải chuẩn bị một mâm lễ vật. Qua lễ vật sẽ biết được đức độ và tài năng của từng người. Ai có lễ vật hoàn hảo nhất sẽ được chọn làm người kế vị.

Nhà vua ban lệnh ra trước ba tháng để các hoàng tử có thời gian chuẩn bị.

Sau khi có lệnh của nhà vua, các Hoàng tử và gia đình của họ bàn soạn và đua nhau lao vào chuẩn bị. Tuyệt đại đa số họ đều cho rằng lễ vật dâng lên phải là những thứ của ngon vật lạ đặc biệt qúi hiếm. Càng qúi hiếm, càng kiếm được nhiều thì sẽ càng chứng tỏ mình là người thành tâm và có nhiều tài năng, xứng đáng được truyền ngôi.

Tuy cùng là Hoàng tử nhưng không phải ai ai cũng đều giàu có và có thế lực như nhau. Các bà mẹ, các bà vợ khôn ngoan thì tìm cách lấy lòng nhà vua và các vị đại thân có thế lực để mong sau này sẽ được che chở. Còn bản thân các Hoàng tử thì sai gia nhân đi khắp các nơi lùng mua cho được những sản vật mới lạ và qúi hiếm nhất. Trên rừng thì từ nấm hương đến chim công, chim phượng, còn thú thì phải là gấu và tê giác. Dưới biển thì hải sâm, tổ yến... Thôi thì đủ các thứ đặc sản trên đời.

Những người có nhiều tiền thì dẫu đắt mấy cũng không ngần ngại bỏ ra mua, còn những người ít tiền thì vừa mua và tự mình dẫn gia nhân đi tìm kiếm, lùng sực cho bằng được. Một cuộc ganh đua náo động đã diễn ra. Hàng đoàn người mang theo cung tên gậy gộc lên rừng. Lại hàng đoàn người khác bẻ lái dong buồm ra miền hải đảo.

Thời ấy, tuy người ta đã biết đến nhiều loại thức ăn đặc biệt được liệt vào hàng sang trọng mà thình thoàng vua chúa mới được dùng, như: nem công, chả phượng, tay gấu, gan tê, hài sâm, tổ yến sào. v.v.. nhưng nhìn chung, kỹ thuật chế biến thức ăn của phần đông dân chúng chỉ mới dừng ở mức đơn giản, thô sơ, là băm to, kho mặn, và mặt khác, cả xã hội cùng chưa biết đến cách làm ra các loại bánh trái.

Việc các Hoàng tử và gia đình của họ đua nhau săn lùng cho được những thứ qúi hiếm, tuy cũng là biểu hiện của tấm lòng hiếu kính và tài trí, nhưng vô hình trung đã rơi vào một sai lầm nghiêm trọng. Âý là họ đã không tính đến nhu cầu ăn uống của số đông dân thường, mà nhu cầu này, tất yếu đã gắn với vai trò và khả năng của số đông ấy trong dựng nước và giữ nước. Họ không rút ra được bài học lịch sử nào qua cuộc chiến đấu chống giặc Ân vừa rồi - điều mà vua cha của họ, người lãnh đạo cuộc chiến đấu đã tâm niệm và nhận thức được rất rõ.

Cà hai mươi mốt chàng Hoàng Tử và gia đình của họ đều lao theo một hướng suy nghĩ và chuẩn bị.

Chỉ riêng Hoàng Tử thứ mười tám là người đã có cách suy nghĩ khác, độc đáo.

Chàng tên là Liêu, khi ấy đang ở độ tuổi trưởng thành, có một gia đình riêng nhưng gia cảnh thì không lấy gì làm sung túc lắm.

Chàng mồ côi mẹ từ nhỏ nên phải sống với người vú nuôi. Tuy được nuôi dưỡng đầy đủ nhưng dẫu sao chàng cũng phải chịu thiệt thòi nhiều bề. Nếu nhu các Hoàng tử khác từ bé luôn luôn được chăm sóc, giữ gìn từng ly từng tí một, thì ở chàng Hoàng tử thứ mười tám, sự chăm sóc giữ gìn có phần lơi lỏng hơn, và do vậy, từ bé chàng cũng làm quen với các trò chơi bằng đất cát nhiều hơn. Vốn là chú bé thông minh, có đầu óc nhận xét và có nhiều sáng kiến, nên những trò chơi bằng đất cát này đã đưa lại cho chú nhiêu lợi thế. Ấy là việc nặn đất luyện, thành hình vuông, hình tròn, hoặc hình nồi niêu và các con vật. Ây là việc lấy cát, sỏi gói lại bằng lá, giả làm thức ăn, hoặc để đố nhau, V.V.. Những trò chơi bằng đất, cát này, các Hoàng tử khác không biết, hoặc biết rất ít.

Càng lớn lên, óc nhận xét của Hoàng tử thứ mười tám càng tỏ ra sắc bén, linh hoạt. Chàng nhận ra khi gạo chín thành cơm thì phần ở đưới lại mang hình dáng của đáy và xung quanh thành nồi. Hoặc chàng cũng nhận thấy khi cơm nóng được nắm lại thì sẽ mang hình thù theo ý muốn, chẳng khác gì những trò chơi bằng đất luyện, V.V.. Những điều nhận biết tuy rất đơn giản ấy nhung lại có lợi cho những công việc mà chàng sẽ làm sắp tới...

Khi các Hoàng tử kia lo lên rừng xuống biển để tìm của ngon vật lạ thì Hoàng tử thứ mười tám lại có vẻ ung dung ngồi ở nhà. Chàng hiểu rằng nếu mình cũng làm như các anh em khác thì chắc chắn sẽ nắm phân thua. Làm sao chàng có đủ tiền bạc và gia nhân để sánh với những người giàu có nhất? Tuy nhiên, do hiểu rất rõ ý định của vua cha, nên chàng còn hiểu thêm rằng: đây là cuộc thi chủ yếu để đấu tài đấu trí, chứ đấu sức đấu của thì chỉ lá rất thứ yếu! Vua cha có biết bao nhiêu kho tàng và quân lính, cần gì phải để các con mang của cải và sức lực của gia nhân ra để thi thố với nhau?

Quan niệm của thời ấy cho rằng: trời thì tròn mà đất thì vuông. Bằng suy luận, Hoàng tử thứ mười tám hiểu rằng để bày tỏ lòng hiếu kính với trời đất. tổ tiên, ông bà... thì không gì hơn là làm những thức ăn dâng lên vừa mang hình dáng, vừa là sàn phầm của trời đất. Vậy những thức ăn ấy phải được gói buộc hoặc nhào nặn theo hình tròn và hình vuông - điều mà từ bé chàng đã từng làm bằng đất luyện, còn bây giờ thì sẽ là nhũng thứ ăn được, chứ không phải đất, cát. Vậy thức ăn ấy sẽ là gì và lấy gì để gói, buộc? Lúc bấy giờ từ "bánh" còn chưa ra đời.
Trong nhũng thứ thức ăn có thể gói buộc và nhào nặn được, Hoàng tử Liêu đã nghĩ đến gạo. Gạo khi nấu thành cơm sẽ điều khiển được hình dáng bên ngoài theo ý muốn. Nhưng có hai thứ gạo là tẻ và nếp thì sẽ chọn gạo gì? Chỉ cần so sánh qua, Hoàng tử cũng thấy mình cần phải chọn gạo nếp bởi vì gạo nến vừa thơm vừa ngon, khi nấu thành cơm hoặc đồ thành xôi cũng dẻo hơn gạo tẻ.

Thức ăn tượng trưng cho đất lẽ dĩ nhiên phải có hình vuông. Hình này có thể tạo được bằng cách gói gạo. Khi gạo chín sẽ mang hình dáng như lúc gói buộc ban đâu. Các thứ lá có thể gói được là lá chuối, lá dong - vừa dễ kiếm vừa không độc hại. Nhưng lá chuối dễ rách hơn lá dong, vậy chàng sẽ chọn lá dong. Còn dây buộc sẽ là lạt chẻ ra từ thân cây giang - đó là thứ lạt dẻo nhất mà mọi người đều biết.

Khi gói lá vào gạo rồi nấu chín lên màu xanh của lá nhất định sẽ in lên lượt ngoài. Điều này quả là hai lần thuận lợi: bóc thức ăn ra vừa có hình vuông lại vừa có màu xanh, và đó là màu xanh của cây cối đang phủ trên mặt đất.
Đất cho lúa gạo nuôi sống con người - Hoàng tử Liêu nghĩ tiếp - Trên mặt đất còn có muông thú và nhiều giống cây khác nữa, cũng là thức ăn cho con người. Vậy, đã là thứ thức ãn tuợng trưng cho đất thì bên trong nó phải chúa đựng những sàn vật tiêu biểu của đất, không thể khác được!

Từ những suy nghĩ ấy, hoàng tử Liêu đã quyết định chọn thịt lợn, hành củ và đậu xanh để làm nhân, đặt ở trong lòng lớp gạo nếp trước khi gói. Sở dĩ chàng chọn đúng ba thứ này chứ không phải những thứ khác, bởi vì ba thứ này vừa ngon, vừa thơm, vừa bùi - tiêu biểu cho sản vật của đất, đồng thời khi cùng ăn chúng với cơm nếp hoặc xôi nếp thì sẽ đưa lại cảm giác ngon lành dễ chịu hơn là khi chỉ ăn cơm nếp hoặc xôi nếp.

Thế là đã xong thứ thức ăn tượng trưng cho đất. Hoàng tử Liêu nghĩ tiếp thứ thức ăn tưọng trưng cho trời.
Trời là bầu trời, đuợc quan sát từ một chỗ trên mặt đất, rồi nhìn ra khắp bốn xung quanh. Như vậy, thứ thức ăn tượng trưng cho trời sẽ có hình ở dưới phẳng, còn ở trên khum khum lại - nghĩa là hình của một nửa khối tròn. Trời có màu trắng vậy không thể gói lá ở bên ngoài thứ thức    ăn ấy, vì như thế: lá sẽ nhiễm màu vào. Hơn nữa, hình của một nửa khối tròn không thể tạo nên bằng cách gói rồi luộc như thứ tuợng trưng cho đất, mà sẻ phải trực tiếp nặn - như khi nặn đất luyện hồi bé.

Gạo nếp nấu thành cơm hay dồ thành xôi, nắm lại rồi nặn cũng có thể ra hình tượng trưng cho trời. Song, nếu làm như vậy thì sẽ không mịn và không tượng trưng đầy đủ cho trời. Muổn cho cơm nép hoặc xôi nếp mịn thì chỉ có cách là giã. Giã xong rồi mới nặn.

Nhưng, trời vẫn luôn luôn bao bọc lấy mặt đất. Như vậy, bên trong thứ thức ăn tuợng trưng cho trời, phải có một thứ gì đó tiêu biểu của đất. Thứ tiêu biểu ấy. Hòang tử Liêu chọn là đậu Xanh. Vi xôi nếp giã mịn, nên đỗ xanh cũng phải giã mịn. Với lại, đậu còn có vị bùi, nên ăn cùng với xôi cũng sẽ ngon hơn.

Trời vốn thanh tao, nên chỉ cần xôi nếp giã mịn bọc lấy đổ xanh chín giã mịn là đủ, chứ không thế thêm hành và thịt như thứ tượng trưng cho đất, bởi làm như thế sẽ mất đi hương vị của sự thanh tao.

Như vậy, thứ thức ăn tượng trưng cho trời sẽ lã dàn xôi nếp giã mịn ra rồi cho đậu xanh chín giã mịn vào trong. Xong đâu đấy, vo tròn lại rồi đặt lên một miếng lá chuối, để một lúc, tự nhiên sẽ có hình dưới phẳng trên khum khum, tức là hình của bầu trời.

Thế là Hoàng từ Liêu đã suy nghĩ và dự tính xong hai thứ thức ăn mô phỏng theo hình dáng của trời, đất. Chàng nói ý định của mình với vợ và các gia nhân, rồi cùng mọi người chuẩn bị các thứ. Vì gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành củ, lá dong, đều là nhũng thứ sàn vật trong nhà, nếu không thì dễ kiếm, nên mọi người đều rất hồ hởi, vui mừng.
Khi đã có "vật liệu", chàng tự mình làm mỗi thứ mấy cái làm mẫu, vừa làm vừa hướng dẫn cho mọi người, rồi cùng làm. Cũng chẳng có gì khó khăn lắm, chỉ cần rửa ráy, lau chùi các thứ cho sạch sẽ, còn khi làm thì cẩn thận và một chút khéo tay nữa, là được.

Đúng ngày ba mươi cuối năm, cả hai thứ thức ăn mà Hoàng tử Liêu chuẩn bị đã xong xuôi, một thứ chín luộc chín còn thứ kia thì nặn. Nhưng chẳng lẽ lại gọi đó là thức ăn như mọi thứ thức ăn khác? Cũng chẳng thể gọi là cơm nếp hay xôi nếp, vì nó không giống. Hoàng tử lại suy nghĩ... và cuối cùng, chàng quyết định chọn từ "bánh" để chỉ ra hai thứ.

Thứ bánh tượng trưng cho đất chàng gọi là bánh chưng, vì nó chứng tỏ được mọi sản vật tiêu hiểu của đất. Thứ bánh tượng trưng cho trời chàng gọi là bánh dãy, vì nó biểu hiện sự đầy đặn, tròn trịa như bầu trời.

Thế là chàng hoàn toàn an tâm để sáng mồng một đầu năm mới có thể mang lễ vật dâng lên trời đất, tổ tiên, ông bà và thi tài cùng với các anh em khác. Chàng không hy vọng mình sẽ thắng cuộc, ngoại trừ việc vua cha có thể hiểu được những suy nghĩ và tấm lòng của chàng đuợc biểu hiện qua hai thứ bánh đó.

Trong thâm tâm chàng chỉ nghĩ mình đã biểu thị được lòng hiếu kính một cách trọn vẹn, và thấy hoàn toàn thanh thản.

Tờ mờ sáng ngày mồng một, cà hai mươi hai chàng Hoàng tử cùng gia nhân của họ tấp nập đội lễ vật đến trước đàn Nam giao để nhà vua làm lễ tế cáo trời đất, có đông đủ văn võ bá quan và dân chúng tham dự. Xung quanh lễ đãi là hàng rào binh lính cầm giáo mác đứng nghiêm trang. Nhà vua và các quan mặc đại lễ phục. Các Hoàng tử cũng vậy, còn dân chúng thì quần áo đù các sắc màu. Chưa bao giờ kinh đô Phong Châu lại có cảnh tưng bừng náo nhiệt như hôm nay, xảy ra vào đúng ngày mồng một tết.

Lịch tiến hành các việc trong ngày hôm đó như sau: Giờ dần chuẩn bị. Giờ mão cử đại lễ. Giờ thin xem xét các lễ vật. Giờ tỵ họp bàn, quyết định. Giờ ngọ công bố kết quả.

Sau khi nhà vua cử đại lễ xong thì cùng các đại thần đi thăm hai mươi hai mâm lễ vật. Từ Hoàng tử đến các quan lại ở vòng trong, dân chúng ở vòng ngoài đều hết sức hồi hộp theo dõi Từng nhất cừ nhất động của nhà vua. Mỗi khi thấy Ngài gật đâu hay lắc đầu thì trong đám đông lại nổi lên những lời rì rầm bàn tán.

Mọi người đều lắc đầu thán phục trước những mâm lễ vật sang trọng, đầy những thứ sơn háo hái vị, và họ nhìn các Hoàng tử chủ nhân của chúng với cập mắt có phần khiếp sợ: họ thật xa cách với moi người biết bao!

Nhà vua, người lãnh đạo dân chúng trong cuộc chiến tranh vừa qua, cũng là người đâu tiên cảm nhận được điều ấy. Ngài có vẻ thản nhiên khi lướt qua những mâm lễ vật sang trọng, khiến cho các chủ nhân của nó không khỏi lo lắng hồn chồn. Nhưng khi đến trước lễ vật của Hoàng tử thứ mười tám, Ngài cùng các đại thần như bỗng nhiên đều dừng cả lại. Trước mắt họ là những thứ chưa thấy bao giờ. Lại càng ngạc nhiên hơn, khi hai mươi mốt mâm lễ vật kia đều được bày trên đĩa trên bát còn ở đây tuy đầy một mâm, nhưng chì có hai thứ, một để ngỏ và một gói kín.

Nhà vua lập tức truyền gọi Hoàng tử thứ mười tám lại để hỏi han xem sao.

Sau khi nghe Hoàng tử trình bày hết mọi điều. Từ suy nghi đến vật liệu và cách thức làm ra hai thứ lễ vật mà chàng gọi là bánh chưng và bánh dầy này, nhà vua và các đại thần đều gật gật có vẻ tán thưởng.

Trái với lệ đặt ra ban đầu là chỉ ăn các thứ lễ vật sau khi đã xem xét xong xuôi, nhà vua bảo Hoàng tử Liêu hãy bóc bánh chưng ra để mọi người ăn thử, cùng với bánh dầy.

Và thật là cơ may cũng ủng hộ thêm cho Hoàng tử thứ mười tám bởi vì lúc ấy nhà vua và các đại thần đều đói, nên ăn hai thứ bánh đã ngon lại càng cảm thấy ngon hơn, và mùi vị thơm tho cũng thực quen thuộc. Còn các thứ sơn hào hải vị kia, tuy qúi thì qúi thật, nhưng nhà vua và các đại thần trước kia đã từng ăn, nên bây giờ chả cần nếm họ cũng biết mùi vị.

Nhà vua hoàn toàn hài lòng về lễ vật của Hoàng tử thứ mười tám, nhưng Ngài chưa nói năng gì. Đến khi cùng các đại thần họp bàn, Ngài cùng lặng im để nghe mọi người nói trước.

Nhưng hóa ra các vị đại thần này phần lớn đều đại diện cho các Hoàng tử giàu có. Người cho rằng Hoàng tử thứ nhất xứng đáng dược truyền ngôi vì lễ vật dâng lên có nhiều của ngon vật lạ nhất. Người khác lại bảo lễ vật của Hoàng tử thứ hai cũng không kém gì. Còn người thứ ba thì khăng khăng nói rằng lễ vật của Hoàng tử thứ ba mới là hơn cà, vì có một thứ thức ăn đặc biệt qúi hiếm mà các mâm lễ vật khác không có, v.v.. Cuộc họp bàn xem ra có phần căng thẳng, dường như mọi người chẳng muốn nhưòng nhịn cho ai.

Nhà vua lắng nghe tất cả các ý kiến: chưa có ai có lý lẽ hợp với suy nghĩ của Ngài. Cuối cùng, Ngài đành phải đứng dậy, ung dung nói:

- Ta nãy đã nghe các khanh, thấy ai cũng đều có lý đúng cả. Quả là các Hoàng tử đều không quản vất vả, lo liệu lễ vật thật là chu dào. Ai cũng muốn bay tỏ hết tấm lòng hiếu kính và tài trí của mình Tuy vậy, xem xét kỹ càng, ta thấy lễ vật của Hoàng tử Liêu là chu đáo hơn cả. Hiếu kính với trời đất mà bầy lễ vật có hinh dáng của trời đất, bên trong lại bao chứa được những thứ của đất trời, ta thấn vừa rất thực lòng mà ý tư cũng thật sâu xa, Hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà ví công lao như trời cao đất dày, hơn nữa, ăn vào lại thơm ngon, ta thấy thực cũng chảng còn cách nào hơn. Con cái nhà ai, dù giàu dù nghèo, cũng đều phải có tấm lòng hiếu kính với trời đấi, hiếu kính với tổ tiên, ông bà và cha mẹ cá. Nếu cứ phải lặn lội lên rừng xuống biển thi dễ mấy người có đủ lễ vậy để bầy tỏ tấm lòng của minh? Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành, như hai thứ bánh của Hoàng tử Liêu, đều là những của ngon, nhưng đều là những thứ ai ai cũng làm ra được. Các dịp lễ, dịp tết là ngày hội chung của khắp mọi nhà chứ nào có phải là của riêng ai, cho nên, nếu trong những dịp như thế, moi người đều làm cả hai thứ bánh này, thi khắp nơi vừa có lễ vật cúng tế chu đáo mà lại vừa có cả thức ăn ngon.

Nghe nhà vua nói xong, cả cuộc họp như lặng hẳn đi. Những vị đại thần khi nãy vừa hăng hái ủng hộ Hoàng tử riêng của mình, thảy đều cảm thấy lúng túng. Ý kiến của nhà vua đưa ra thật là trọn lý vẹn tình, không thể bác bỏ được, và do vậy, cũng không hề có sự thiên vị nào.

Đúng giờ Ngọ, trên đàn Nam giao, nhà vua long trọng công bố kết quả cuộc thi và tuyên bố tên tuổi của Hoàng tử kế vị. Đám đông binh sĩ và dân chúng đang ồn ào bỗng trở nên im lặng khi nghe nhà vua giảng giải về ý nghĩa và cách thức làm ra hai thứ bánh tượng trưng cho đất và cho trời. Lúc Hoàng tử Liêu bước ra lễ đãi thì khắp các nơi lại nổi lên những tiếng reo hò hoan nghênh như sấm dậy. Sự anh minh của Hùng vương thứ sáu và đức độ, tài trí của người sẽ nối ngôi, quả nhiên đã đáp ứng được lòng mong đợi bấy lâu nay của mọi người.

Cho đến khi tiếng reo hò vừa ngớt, nhà vua lại trịnh trọng tuyên bố:

- Ta ban lệnh từ nay trở đi, hễ cứ đến dịp tết hàng năm, thì tất cả mọi nơi mọi nhà đều làm cả hai thứ bánh này, để tạ ơn đất trời và cúng lễ gia tiên. Có hiếu kính thực lòng như vậy, thì trời đất mới mưa thuận gió hòa, tránh khỏi mọi thiên tai dịch bệnh và tổ tiên ông bà mới năng phù hộ độ trì...

Lại một lần nữa, tiếng reo hò của binh lính và dân chúng vang lên như sấm dậy...

Mấy năm sau, khi nhà vua băng hà, Hoàng tử Liêu đã được lên nối ngôi, tức là Hùng Vương thứ bảy, có hiệu là Hùng Chiêu Vương ("Chiêu" có thể là húy, nhưng cũng có thể là biến âm của "Liêu"). Trong hai mươi mốt Hoàng Từ còn lại, có nhiều người khâm phục đức độ, tài năng của nhà vua mới, nhưng cũng còn mấy vị nữa đá đem lòng ganh ghét. Họ sai gia nhân đi chặt gổ về rào xung quang vùng đất của mình, có ý tự lập và cố thủ lâu dài.

Vốn là người khiêm nhường nhưng đầy tài trí, Hùng Chiêu Vuơng có vẻ làm ngơ, không cần xuất quân đi đánh dẹp. Nhưng đến các dịp le tết, nhà vua lại sai đại thần mang lễ vật đến tận nơi biếu cho các vị Hoàng thân này. Lễ vật bao giờ cũng có rượu, trầu cau và hai thứ bánh chưng, bánh dày đã thành phong tục ấy. Chỉ cứ như vậy mà trong vòng ba năm, khi các cây gỗ rào chưa bị mối mọt làm cho gẫy gục xuống tất cả, thì các vị Hoàng tử này đã thấy hối cải, họ không sai gia nhân đi chặt gỗ về rào lại như lần đầu.

Như Hùng Vương thứ sáu Hùng Vương thứ bảy cũng là một vị minh quân. Các hậu duệ của Ngài còn nối dài thêm mãi về sau, đến Hùng Vương thứ mười tám mới chấm dứt.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Truyện anh khờ được kiện (Tạo lúc: 16/03/2015)
  2. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Tạo lúc: 17/03/2015)
  3. Các truyền thuyết về Vua Hùng (Tạo lúc: 17/03/2015)
  4. Gái ngoan dạy chồng (Tạo lúc: 24/03/2015)
  5. Truyện cổ về ba cây cổ thụ và điều ước của chúng (Tạo lúc: 11/04/2015)
  6. Truyền thuyết Đèo mụ Dạ (Tạo lúc: 17/05/2015)
  7. Nhất dạ trạch (Đầm một đêm) hay truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử (Tạo lúc: 17/05/2015)
  8. Truyền thuyết Mẫu Thượng Ngàn (Tạo lúc: 22/05/2015)
  9. Nguồn gốc cây lúa hay thuyền thuyết lễ hội lúa mới của người Tày (Tạo lúc: 28/11/2015)
  10. Truyền thuyết: Quả dưa hấu (Tạo lúc: 07/01/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn