TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 3/5 - 4 phiếu
Hùng Vương thứ XIX hay Hùng Kính Vưong

Hùng Kính Vương được cho là con của Hùng Duệ Vương. Sau khi được vua cha nhường ngôi, ông đã lên làm vua nhưng chỉ trị vì được 6 tháng thì mất. Hùng Duệ Vương lại tiếp tục làm vua. 

Bản Thần tích xã Vi Cương (Phú Thọ) thì Hùng Kính Vương làm vua được 6 năm thì mất. Hùng Duệ Vương truyền cho rể hiền là Tản Viên Sơn thánh tức là Sơn Tinh nhiếp chính, thay mệnh vua cha chế định thiên hạ. Được 10 năm, cha con đồng lòng hóa thành thượng tiên chính giác, đại pháp thần nông, làm người tiên vạn cổ bất diệt, rồi nhường ngôi cho Thục An Dương Vương, cũng là tôn diệt Hùng Vương, là tông phái hoàng đế triều trước, là cháu 16 đời làm Bộ chúa phụ đạo.

Trong các bản thần tích, ngọc phả về các đời vua Hùng thì Hùng Duệ Vương (vua Hùng thứ 18) có nhiều con trai và con gái nhưng đều mất sớm, trong bản Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh vương triều Hùng viết rằng vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) chỉ sinh được hai người con gái "đức hạnh trinh hiền, phong tư tuấn nhã" tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Do đó mà các ghi chép và thần tích về đời vua Hùng thứ 19, rất ít tài liệu nhắc đến.

Câu truyện ngựa quen đường cũ:

Bấy giờ, một lạc dân ở Kẻ Đơi có con ngựa đen rất đẹp, nên viên Bồ chính cướp mất ngựa của người kia. Anh ta không biết làm sao, đành đến xin vua phân xử. Khi bị vua gọi đến, viên Bồ chính khăng khăng nói đó là ngựa của mình, lại nói rằng bị lạc dân vu oan. Hùng Kính Vương truyền giữ lại con ngựa rồi cho hai người về nhà suy nghĩ một đêm, sau đó quay lại nghe vua phán quyết.

Chiều hôm ấy, vua thả con ngựa ra rồi âm thầm đi theo, con ngựa đi qua Kẻ Gát, Kẻ Nú rồi qua Kẻ Đọi về đến Kẻ Đơi vào chuồng cũ của người lạc dân kia ăn cỏ. Ngay sáng hôm sau, Hùng Kính Vương nói lại chuyện này rồi phán xử phần thắng thuộc về người Lạc dân, lại hạ lệnh bắt giam viên Bồ chính về ba tội: tham lam, cậy quyền thế cướp của và không thật thà, bất kính với bề trên. Tương truyền câu thành ngữ: "Ngựa quen đường cũ" được xuất phát từ câu chuyện này.

Một chuyện khác kể rằng, viên Phụ đạo hạt Gia Phong là kẻ tham lam khiến cho lời oán thán vang khắp chốn. Cũng từ đó trong hạt trộm cướp xảy ra, viên Phụ đạo bèn đem quân trấn áp, bắt được một số người cầm đầu đem về kinh đô xét xử. Vua Hùng Kính Vương, nghe tin liền đến xem sự tình ra sao, khi bị kết án, những người kia đều kêu oan rồi đồng thanh tố cáo sự tham tàn của viên Phụ đạo. Thấy sự việc có điều uẩn khúc, đáng nghi, vua Hùng sai tạm hoãn thi hành hình phạt rồi cho người điều tra lại thì biết được sự thật, vua liền cho tha bổng những người oan khuất, còn viên Phụ đạo bị tống giam vào ngục.

Ngoài những chuyện trên, dân gian còn truyền tụng một số mẩu chuyện khác về trí thông minh, tài xử án của Hùng Kính Vương, như chuyện ông phân xử đúng sai cho Tinh Thử (chuột thành tinh) và Tinh Hổ (hổ thành tinh); chuyện vua lập mẹo xử án Cao Sơn giả, Cao Sơn thật.

Tuy là vị vua trong huyền thoại, truyền thuyết, lại ít được nhắc tới nhưng Hùng Kính Vương vẫn có một vị trí trang trọng trong tâm thức dân gian. Cùng với các vị vua Hùng trước, ông được cháu con đời đời ghi tạc ân đức sâu dày mà "vạn năm hương hỏa", suy tôn là "thượng đẳng tối linh" và nhắc nhở nhau:

Mở trang sử cũ lưu truyền,

Hùng Vương huyền thoại, muôn niềm ngợi ca.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Những bông hoa của cô bé Ida (Tạo lúc: 06/03/2015)
  2. Sự tích cá he hay chuyện ông Nược (Tạo lúc: 17/03/2015)
  3. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Tạo lúc: 17/03/2015)
  4. Trọng Thủy, Mỵ Châu (Tạo lúc: 17/03/2015)
  5. Quan Âm Thị Kính (Tạo lúc: 17/03/2015)
  6. Phùng Khắc Khoan (Tạo lúc: 17/03/2015)
  7. Các truyền thuyết về Vua Hùng (Tạo lúc: 17/03/2015)
  8. Hai vợ chồng người đánh cá (hay chuyện Ông già và biển cả) (Tạo lúc: 25/03/2015)
  9. An Dương Vương (ngọc trai, giếng nước) (Tạo lúc: 03/04/2015)
  10. Truyện cổ về ba cây cổ thụ và điều ước của chúng (Tạo lúc: 11/04/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn