Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.
Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.
Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.
Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...
Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.
Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Nước Văn Lang, kể từ Hùng Vương thứ nhất trị vì, trãi qua năm đời nữa, tuy dần dần dã trở thành một nước giàu mạnh, nhưng với nhà Ân bên Tàu, vẫn phải giữ thế thần phục.
Đến đời HùngVương thứ sáu, nhà vua vốn là người đại lượng khoan hòa, nhưng cũng là người khẳng khái, cương nghị, bèn thôi không chịu triều cống nữa.
Vua nhà Ân tức giận, chuẩn bị điều binh xuống xâm lược, bèn cho sứ giả đi dọ thám trước. Sứ giả đến triều đình Văn Lang nói rằng: "Vua của họ muốn đi tuần thú phương Nam. Khi nào tới, vua sở tại phải lo cung đón, tiếp đãi thật chu đáo". Vua Hùng trả lời: "Được, chúng tôi saÜn sàng tiếp đãi".
Sau khi sứ giả ra về, vua Hùng cho vời tất cả triều thần lại để hội kiến. Ai cũng thấy nguy cơ xâm lược đang bày ra trước mắt rồi. Nhà vua đã có phần lo lắng. Một vị Lạc hầu đứng lên nói:
- Muôn tâu Bệ hạ. Xin Bệ hạ chớ nên lo phiền. Trước mắt ta nên chiêu nạp binh mã, chuẩn bị thêm khí giới và tích trữ thêm lương thảo, để lo đối phó sau này. Đất nước ta nhỏ nhưng dầu sao, cũng chẳng thiếu nhân tài vật lực ...
Nhưng một vị Lạc hầu khác lại nói:
- Muôn tâu Bệ hạ. Xin Bệ hạ hà tất phải lo lắng. Bấy lâu nay ta vẫn chăm lo thờ cúng trời đất, tổ tiên nên nhất định phen này sẽ được phù hộ. Vả lại, từ đời các tiên đế còn truyền, là hễ trong nước có việc lớn, thì lập tức lập đàn chay, xin Long Vương về cứu giúp cháu chắt kia mà. Vậy xin Bệ hạ bây giờ hãy cho làm ngay việc đó.
Vua Hùng ngẫm nghĩ trong giây lát, thấy cả lời tâu ấy đều chí lý, nên rất yên tâm, nên bắt tay vào thực hiện.
Một mặt, nhà vua sai sắm sửa cung tên, giáo mác, thu góp lương thực. Lại sai các lạc hầu, Lạc tướng đàn tràng để cúng trời và thỉnh cầu Long Vương. Trên đàn tràng, lễ vật bày biện thật chu đáo, đèn nến thấp sáng trưng, khói hương trầm nghi ngút. Nhà vua trai giới xong thì cúng cấp đủ trong ba ngày, lại cầu khấn rất thành kính.
Đến hết ngày thứ ba thì bỗng đâu mây đen kéo đến, sấm sét đùng đùng , rồi mưa đổ nước xuống như trút. Sau trận mưa, tự nhiên có một cụ già cao lớn, mặt mũi phương phi, râu tóc bạc trắng, đến ngồi nghỉ ở ngã ba đường ngay trước đàn tràng, cụ già nói cười vui vẻ với mọi người khi có ai qua lại chào hỏi, như thể người ông đối với con cháu trong nhà vậy.
Có vị Lạc hầu thấy lạ, đem việc ấy tâu lại với vua Hùng. Nhà vua chỉnh đốn trang phục, đích thân tới chỗ già đang ngồi, rồi thưa bẩm rất lễ phép, và mời cụ lại chỗ dựng đàn tràng để dùng cơm rượu.
Nhà vua rót rượu rồi dâng lên cụ già bằng cả hai tay lễ phép như đối với bâïc trưởng thượng. Cụ già đỡ chén rượu, đưa lên miệng nhấp, cử chỉ cũng thực tự nhiên. Nhà vua tiếp thức ăn rồi sới cơm mời cụ già thảy thảy đều rất mực cung kính, lễ độ.
Sau khi dùng cơm, nhà vua mời cụ già lại bàn xơi nước rồi từ tốn thưa gởi:
- Bẩm cụ. Nước nhà đang sắp có giặc tràn sang. Bản triều cũng đã lo lắng tìm cách đối phó, nhưng cũng chưa dám chắc về sau thành bại thế nào. Chẳng hay cụ từ xa tới, có điều cao minh xin cụ chỉ bảo dùm cho.
Cụ già vuốt râu mỉm cười:
- Đa tạ nhà vua đã có thịnh tình tiếp đãi. Ba năm nữa giặc Bắc mới kép sang đây, nhưng khá khen cho nhà vua đã kịp thời lo liệu. Nay ở xứ Đông, Ngọc Hoàng thượng đế đã phái một thiên tướng xuống trần. Ba năm nữa, nhà vua sẽ cho sứ giả đến đón về để cầm quân chống giặc, khi ấy thiên tướng yêu cầu điều gì, phải lập tức có đầy đủ thì giặc mới tan. Còn bây giờ, những viêïc nhà vua và các quần thần đang làm đều là cần thiết và phải làm đến nơi đến chốn. Nhà vua nên nhớ mình là con rồng cháu tiên, làm điều gì cũng phải nêu gương cho mọi người. Phải hết lòng yêu quý, chăm sóc muôn dân như thể đối với người ruột thịt. Làm được như vậy, thì không giặc dã nào có thể xâm phạm được. Và đất nước sẽ muôn thuở thái bình.
Nói đoạn, cụ già phất tay rồi vụt bay lên trời. Vua Hùng lập tức quỳ xuống, vái theo, thực là cung kính.
Bấy giờ ở làng Gióng, thuộc xứ Đông, về sau cải là làng Phù Đổng thuộc huyện Vũ Ninh, Kinh Bắc (nay là Võ Giàng, Hà Bắc) có ông bà nhà khá giả nhưng đứng tuổi rồi mà vẫn chưa có con. Một hôm, sau đêm giông bão, bà đi thăm đồng, thấy một vết chân khổng lồ, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Từ đấy, bà có mang, đến mười bốn tháng sau mới sinh ra môït chú bé bụ bẫm, kháu khỉnh. Hai ông bà sung sướng lắm. Sau tuần cử, ông chặt tre đan một chiếc nôi thật đẹp, rồi lót quần áo, đặt chú bé vào. Suốt ngày hai ông bà thay nhau đung đưa chiếc nôi, đung đưa chú bé. Chiếc nôi được treo bằng gióng, làm bằng tre. Cả đoạn cây gác ngang sà nhà để đặt Gióng vào, cũng là một đoạn tre.
Được chăm sóc, nâng niu chiều chuộng, chú bé lớn dần và phỏng phao, đẹp đẽ, như mọi đứa bé được chăm sóc, nâng niu chiều chuộng khác. Ấy thế nhưng lạ thay, đã ba năm mà chú bé vẫn chưa biết cười, lại không biết cả lẫy, bò. Nói chi đến ngồi và đi đứng, chú bé cũng không biết nốt.
Chú chỉ suốt ngày nằm ngửa trên nôi, và nay đã lớn, nên ông bố phải làm cho một chiếc nôi khác, lớn hơn .Hai ông bà vẫn hết lòng chăm sóc nâng niu chiều chuộng con. Nào bú mớm, tắm táp, nào là nghiền bột nấu cháo rồi quấy cả trứng gà vào cháo rồi mới cho ăn. Sau năm đầu, tuy cháo nấu bằng gạo, nhưng lại cho cả xương lợn hay cá chép vào, ninh nhừ.
Ngày tuần ngày tiết, ngày lễ ngày tết, hai ông bà lại bày biện lễ vật và thắp đèn nhang, cầu khẩn trời đất, tổ tiên, để phù hộ độ trì. Ấy vậy mà chú bé không nói vẫn hoàn không nói, vẫn không biết lẫy, bò. Lại không cả ngồi dậy, đi đứng ...
Suốt ngày chú chỉ nằm ngủ. Chỉ thức dậy lúc ăn và đại tiện. Dường như mọi việc xung quanh, cả mọi sự xảy ra trên đời này, chú đều không biết và cũng không cần biết.
Ông bố bà mẹ cũng đã bắt đầu có phần lo lắng, còn họ hàng làng xóm thì thực sự ngán ngẫm. Họ nhìn vào gương mặt chú bé thực sáng sủa, đẹp đẽ như thiên thần, mà không hiểu sắp tới điều gì sẽ xảy ra ...
Rồi bỗng đến một hôm, có sứ giả ở tận Kinh đô về, đi một vòng quanh làng, vừa gõ thanh la vừa rao đọc từng hồi:
Loa, loa, loa, loa ...
Ớ làng, ớ xã!
Giặc dã đến rồi!
Tài giỏi ai người?
Hãy ra giúp nước!
Nhàvua trọng dụng,
Làm tướng cầm quân.
Đánh Bắc dẹp Đông
Rồi về lĩnh thưởng!
Ớ làng, ớ xã! ...
Loa, loa, loa, loa...
Ấy chính là lúc, chính lính canh phòng ở biên giới báo về kinh, báo tin giặc Ân sắp sửa tràn sang. Vua Hùng cũng nhẩm tính từ khi Long Vương giáng lâm đến nay đã vừa đúng ba năm. Vẫn nhớ đinh ninh lời dặn dò, nhà vua vội vàng phái ngay sứ giả đến xứ Đông để thỉnh cầu thiên tướng ...
Ở làng Gióng, khi bà mẹ vừa đưa nôi, vừa nghe thanh la và tiếng loa rao đọc thì bỗng mỉm cười, rồi nựng với con rằng:
- Ờ, ờ ... này con, có nghe thấy không? Sứ giả của nhà vua đang đi tuyển mộ nhân tài để làm tướng cầm quân đấy! Giá con lớn nhanh mà đi đánh giặc rồi về lĩnh thưởng cho cha mẹ được nhờ, thì hay lắm nhỉ? Ờ, ờ ...
Nào ngờ, khi bà mẹ vừa nói xong, đã thấy chú bé vươn vai rồi ngồi bật dậy làm cho chiếc nôi chòng chành. Bà mẹ vội vàng bế con đặt tên giường, chú bé nói:
-Thưa mẹ, mẹ hãy ra mời ngay sứ giả vào đây cho con!
Nghe thấy thế, bà mẹ tròn mắt ngạc nhiên, vội chạy ngay sang các nhà láng giềng. Ai nấy đều đổ xô tới. Chú bé cười nói, chào hỏi mọi người như đã là người lớn vậy.
Tuy ai cũng thấy lạ lùng, nhưng nhắc đến việc mời sứ giả vào thì nhiều người hãy còn e ngại ... Chú bé lắng nghe, rồi lên tiếng giục:
- Mẹ cứ ra mời sứ giả vào đây cho con. Không phải sợ sệt đều gì cả.
Bà mẹ làm theo. Khi sứ giả đến, trong thấy chú hãy còn bé tý, cũng hết sức ngạc nhiên, rồi hỏi ngay:
-Chú còn bé thế kia, làm sao có thể làm tướng cầm quân đánh giặc được mà cũng cho gọi ta vào?
Chú bé mỉm cười, trả lời:
- Xin ông đừng lo. Chỉ vài ngày tới nếu ông trở lại sẽ thấy tôi không còn bé nữa. Bây giờø thì ông hãy trở về Kinh đô , tâu với nhà vua rằng: Đúc cho tôi một con ngựa sắt, một thanh kiếm sắt và một chiếc khiên sắt. Được ba thứ ấy hãy cho người mang lại đây cho tôi. Lúc ấy, việc cầm quân sẽ do tôi đảm nhiệm. Ông cũng tâu lại thêm để nhà vua an tâm: giặc Ân nhất định sẽ tan, nên không có gì phải lo lắng cả.
Sứ giả lắng nghe cả mừng, cúi đầu làm lễ cáo biệt, rồi sau đó tức tốc nhảy lên mình ngựa, phi nướùc đại chạy cấp báo về kinh.
Sau khi nge sứ giả tâu trình, nhà vua cho vời các đình thần lại, rồi tươi cười nói với mọi người:
- Thực đúng như lời Long Vương đã nói với ta từ ba năm trước. Bây giờ các khanh hãy cùng nhau đi lo các thứ mà thiên tướng yêu cầu. Xong xuôi đâu đấy, hãy đem lại, rồi điểm tất cả binh mã đến xứ Đông để theo Thiên tướng lên đường giết giặc.