- Trang chủ >
- Thần thoại >
- Thần thoại Ai Cập
Nepthys hay Nebthet, là một trong 9 vị thần tối cao của Ai Cập cổ đại. Bà là người con út trong số những người con của nữ thần Nut và thần đất Geb, Nữ thần phải miễn cưỡng trở thành vợ của Seth - người anh trai của mình, Seth.
Renpet - nữ thần mùa xuân của người Ai Cập, nàng là nữ thần của thanh xuân và sung túc, một trong số ít những vị thần Ai Cập không có... đầu là một con thú.
Amulet (bùa) là cách người Ai Cập gọi bất cứ đồ vật gì được đeo hoặc mang theo bên người nhằm mục đích bảo vệ hay đem lại may mắn. Vào thời cổ đại, các loại bùa của người Ai Cập thường có hình dạng giống tượng thần cỡ nhỏ.
Có nơi nào được gọi là địa ngục trong thần thoại Ai Cập không? Mặc dù người Ai Cập có hẳn một ông vua, một vị thần cai quản thế giới ngầm là Osiris. Linh hồn người chết sẽ phải chịu đựng sự phán xét của các vị thần, thế nhưng, sẽ chẳng có một hỏa ngục nào chờ đón họ cả.
Thần không khí Shu và nữ thần mưa Tefnut kết hôn với nhau, sinh ra một nam một nữ là Geb và Nut.
Thần Kek hay Keku, Kekui là vị cổ thần của bóng đêm nguyên thủy trong vũ trụ Ogdoad cổ đại của Ai Cập.
Nam thần mặt trăng và thời gian Khonsu, tên ông có nghĩa là "Người du hành", xuất phát từ những chuyến đi vào ban đêm của thần trên mặt trăng. Bạn đồng hành của ông là thần Thoth, cũng là thần mặt trăng.
Ammit còn gọi là Ammut hay Ahemait, là một nữ thần trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, một nữ quỷ đáng sợ mang hình dạng một quái vật lai giữa cá sấu, sư tử và hà mã. Ammit là nữ thần có đầu cá sấu, nửa thân trước là sư tử và nửa thân sau là hà mã. Đây là 3 con vật ăn thịt người lớn nhất theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại.
Khepri hay Khepera, Kheper, Khepra, Chepri, là vị thần của sự tái sinh, mặt trời mọc, bọ hung. Hay Khepri chính là Ra vào buổi sáng.
Rất đơn giản, Serpopard là từ ghép của Serpent và Leopard, vì vậy có thể hiểu đây là một sinh vật lai giữa rắn và báo, hay một con báo có cái cổ dài ngoằng như rắn.
Trong tiếng Hy Lạp, thần Apep còn có tên là Apophis. Apep là một ác thần cổ xưa, đại diện cho cái ác và bóng tối, sự hỗn loạn và hủy diệt, kẻ thù khồng đội trời chung của thần mặt trời Ra.
Anput, còn được gọi là Input, Anupet hay Inpew, là một nữ thần của đám ma trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Bà là hiện thân của thần tang lễ Anubis, và đồng thời cũng là vợ của Anubis, hỗ trợ cho chồng mình trong công cuộc đưa các linh hồn xuống Duat.
Aker là một vị thần bảo vệ Trái Đất trong văn hóa Ai Cập cổ đại, và là hiện thân của đường chân trời. Là một vị thần của âm phủ, thường xuất hiệ cùng một cặp sư tử đực - một con tên là Duaj (hôm qua), con kia là Sefer (ngày mai).
Thành Thebes bẩy cổng cũng là một trong những thành phố quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại; hai vương triều thứ 11 và thứ 18 đã dùng nó làm thủ đô.
Plah (còn gọi là Pteh, Peteh) đây là vị thần sáng tạo trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Ông là một trong bộ tam đại cổ thần được tôn sùng tại kinh đô Memphis cùng với vợ là Sekhmet (hoặc Bastet) và con trai Nefertem.
Thành Memphis từng là kinh đô của Aneb-Hetch - vùng đất đầu tiên của Hạ Ai Cập - từ khi thành lập cho đến khoảng năm 2200 trước Công nguyên.
Trong thần thoại Ai Cập, Ogdoad là tám vị thần nguyên thủy được thờ phụng ở Hermopolis. Ở Ai Cập cổ đại, không phải nơi nào cũng lấy bầy con cháu của thần Ra làm trung tâm.
Amun (tên khác Amon, Amen; tiếng Hy Lạp cổ đại: Ammon, Hammon) là một vị thần của Thebes. Vị thần này đã được thờ cúng từ thời Ai Cập cổ đại cùng với vợ của mình, nữ thần Amaunet. Đến triều đại thứ 11 (thế kỷ 21 TCN), Amun đã trở thành thần bảo trợ của Thebes thay thế Monthu.
Taweret (hay Tawret, Taueret, Tawaret, Taurt, Thoeris, Toeris, Ipy, Ipet, Apet, Opet, Reret...) là nữ thần Ai Cập thuộc thời cổ đại, bảo hộ cho phụ nữ và trẻ em. Giống như á thần lùn Bes, nữ thần này có chút hung hăng và đáng sợ.
Nữ thần chiến tranh Menhet vốn là nữ thần gốc Nubian, sau được du nhập vào Ai Cập cổ đại. Đôi khi nàng được gọi là Menhit, Menchit, hay Menkhet, dịch ra là "đồ tể", hay "người thảm sát".