TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Nữ thần mặt trời và nữ thần mặt trăng

Ngọc Hoàng trị vì trên trời có hai con gái đẹp tuyệt trần. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm nên mới cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời.

Nữ thần lúa

Từ thời vua Hùng dựng nước đá truyền lại câu truyện về nữ thần Lúa, một vị thần xinh đẹp, dáng người ẻo lả, và có tính hay hờn dỗi.

Tây Vương Mẫu

Bà là vợ của Ngọc Hoàng, còn gọi là Vương Mẫu nương nương, Diêu Trì Kim Mẫu, là vị nữ thần từ bi trong truyền thuyết Trung Quốc.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Không giống như Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, có nguồn gốc lai lịch từ rất xưa, Mẫu Liễu chỉ xuất hiện mới ngoài hai trăm năm nay, và có lẽ chính vì vậy, nên lai lịch, hành tung của Mẫu được truyền tụng và ghi chép lại khá đầy đủ. Và tỉ mỉ nữa là khác.

Sự tích Táo Quân

Mấy trăm năm trước đây có một cặp vợ chồng rất nghèo. Anh chồng làm không đủ ăn nên đâm ra buồn bã và tìm giải sầu trong men rượu. Khi nhậu say thì về nhà đánh đập vợ. Người đàn bà bất hạnh không chiụ đựng nổi, đành bỏ nhà ra đi.

Ngọc Quang Công Chúa - danh tướng dưới thời Hai Bà Trưng

Ngọc Quang Công chúa Vương Tiên vốn người động Hoa Lư, Trường Yên, Ninh Bình, khi nhị vua Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, nàng theo hai bà vào sanh ra tử, lập được nhiều chiến công. Công chúa Vương Tiên được thờ phụng tại đền Sậy, Trường Yên, Ninh Bình.

Sự tích hoa Pơ Lang (hoa gạo)

Chuyện kể rằng, xưa ở một buôn làng nọ, có chàng trai nghèo yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Họ chuẩn bị cưới thì trời đổ mưa, cơn lũ lớn cuốn phăng ngôi nhà và lễ vật của chàng trai. Dân làng trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình.

Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên

Mẫu Đệ Nhất Thiên Thiên là mẫu đứng đầu trong Tam tòa thánh mẫu còn có các danh hiệu khác như mẫu Thượng Thiên, mẫu Liễu Hạnh, Mão Khẩu Công Chúa...

Tìm hiểu về tứ vị vua cha

Song song với việc thờ Tứ vị Thánh Mẫu tín ngưỡng tam tứ phủ gắn với việc thờ Đức Vua cha; gồm Vua cha ngọc hoàng (vua Trời); Vua cha Bát hải (vua nước); Vua cha Diêm vương (Vua đất); Vua cha Nhạc phủ (Vua thượng ngàn).

Thần mưa

Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi.

Sự tích đầm Mực

Vào đời nhà Trần, ở xã Quang Liệt có thầy đồ Chu Văn An. Học vấn uyên thâm. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.

Sự tích Bà chúa Ba ở chùa Hương

Theo phật thoại ngày xưa, vào đời vua Dịêu Trang Vương ở nước Hương Lâm kể rằng: thời trị vì nhà vua không có con để kế vị ngai vàng nên nhà vua bèn đến miếu Tây Nhạc cầu tự. Lòng thành nhà vua cảm động tới Thiên Đế. Nhân lúc ở dưới trần gian có gia đình họ thị có ba người con trai bị Ngọc Hoàng giáng tội vì gia đình ăn ở không tốt và cho nhốt vào ngục tối.

Nữ thần nghề mộc

Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai một vị thần bày cho loài người cách làm nhà cửa và các vật dụng sinh hoạt.

Sự tích Cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được phong là Sơn Tinh Công Chúa. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm.

Sự tích hoa đào

Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng.

Sự tích con Lợn

Ngày xưa có một gia đình nông dân sống rất nhân hậu. Vợ chồng cày sâu cuốc bẫm, tiết kiệm giúp đỡ người nghèo. Họ đã tạo được trâu khỏe, ruộng tốt, cất được 5 gian nhà gỗ lim, vườn cau, ao cá.

Sự tích về con trâu

Ngọc Hoàng, vị vua trên thiên đình từ thuở ban sơ đã tạo nên trái đất và để cho loài người cùng muông thú chung sống cùng nhau.

Cường Bạo Đại Vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bối. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn luôn ca hát.

Sự tích hoa bằng lăng

Ngày xửa ngày xưa, trên thiên đình, Ngọc Hoàng có mười hai cô công chúa xinh đẹp, mỗi người một vẻ, rất được Ngọc Hoàng thương mến, luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho các con của mình

Sự tích 12 con giáp

Khi xưa tên các loại vật đều do Ngọc Hoàng đặt cho và ngài đang muốn chọn một số con vật nào đó xứng đáng để đặt tên năm và làm chúa tể thay mặt Ngọc Hòang cai quản ở hạ giới. Đến ngày hẹn các loại vật tất bật lên trời để nhận tên của mình và mong được chọn làm thủ lĩnh.

Câu truyện người làm chúa muôn loài

Loài người trở về lên ngôi hoàng đế, thay Rùa trị vì trần gian. Từ đó, người được săn bắt loài thú, đánh bẫy loài chim, có quyền chặt cây, đốn gỗ, cắt cỏ, hái quả, lượm hạt bất cứ loài thảo mộc nào. Loài thảo mộc y lệnh của Ngọc Hoàng, nhất nhất nghe theo sự sai bảo của con người. Duy chỉ có Hổ, Rắn và Diều Hâu hãy còn bướng bỉnh

Tích chùa Long Giáng

Ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Long Giáng là một nơi thắng cảnh. Tục truyền rằng đời vua Lý Nhân Tôn, Ngọc Hoàng muốn nhắc nhở nhà vua tu thân theo đạo Phật. Bấy lâu nay vua quá bê bối về việc nước.

Sự tích cô Bé Thượng Ngàn

Cô Bé Thượng Ngàn là vị tiên cô trên tòa Sơn Trang, theo hầu mẫu Thượng Ngàn. Cô Bé Thượng Ngàn là một tiên cô nổi tiếng rất hay về ngự đồng. Cô Bé Thượng Ngàn có một số đền thờ riêng, nhưng chủ yếu được phối thờ ở các cung hay lầu cô ở các đền phủ.

Rắn già rắn lột hay sự tích rắn lột da

Thuở tạo thiên lập địa mới vừa xong, Ngọc Hoàng ngự trên ngai, sẵn sàng nhận lời khiếu nại của vạn vật muôn loài.

Thần sét

Trong thế giới thần linh, thần Sét là một vị hung dữ, mặt mũi nanh ác, quát tháo dữ dội, mình mẩy đen thui chỉ vận một cái khố, lưng đeo trống, tay cầm một lưỡi búa đá. Thần Sét chuyên thi hành lệnh Trời theo luật thiên đình đã xử công việc ở trần gian.

Thần nước

Thần nước là vị thần được Ngọc Hoàng giao cho quản trị thế giới sông biển, ao, hồ. Cũng như thần Mưa, thần Nước có một hình thù loài rồng rất vĩ đại.

Thần núi

Thần Núi (Sơn Thần) hoặc có tên là Cao Sơn đại vương hoặc là đức Thượng Ngàn là vị thần bảo vệ núi rừng, muôn thú và nhưng người dân sống dựa vào núi. Thần thường hiện hình là những ông già tóc bạc. Cũng như thần Đất, số lượng thần Núi khá nhiều. Mỗi thần cai quản một dãy núi lớn bao gồm cả những núi con, ví dụ dãy núi Ba Vì thì có Tản Viên sơn thần, cụm núi Hồng Lĩnh thì có Hồng Lĩnh sơn thần v.v... Oai quyền của thần cũng rất to mặc dầu chỉ trong phạm vi đất đai của mình.

Thần gió

Thần Gió là một hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt mầu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tuỳ theo lệnh Ngọc Hoàng.

Người dân nghèo và Ngọc hoàng

Ngày xửa ngày xưa ở một nhà nọ có mấy đời đã phải trải qua cảnh sống nghèo khó, khố rách áo ôm. Khi đến đời của người cháu nội chính là một anh học trò nghèo không có nổi tấc đất để cắm dùi. Ngày này qua ngày khác, anh học trò ấy cố gắng đi làm mướn làm thuê ở khắp nơi, rồi tối về lại cố gắng học thêm năm ba cái chữ, cũng chỉ hy vọng một ngày nào đó có thể thay đổi số phận của bản thân và gia đình.

Nàng Bân

Ngọc Hoàng thượng đế có người con gái là nàng Bân, nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân là cô gái chậm chạp và có phần vụng về. Cũng như các chị em nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều.

Truyền thuyết Mẫu Thượng Ngàn

Truyền thuyết nói về Mẫu Thượng Ngàn, con gái của Sơn Tinh (tức Tàn Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh cùng cầu hồn Mỵ Nương, con gái vua Hùng).

Ông khổng lồ đúc chuông

Nghề đúc chuông bắt đầu có ở Việt Nam vào khoảng năm 1220 đời nhà Lý. Lúc bấy giờ, Ngọc Hoàng thấy dân Việt mình khổ quá, thường hay bị Trung Quốc quấy nhiễu nhòm ngó, Người ra lệnh cho ông Khổng Lồ xuống giúp dân Việt. Ban đầu, ông Khổng Lồ vào chùa tu.

Sự tích cúng gà đêm giao thừa

Phong tục của người Việt Nam xưa nay, mỗi khi đêm giao thừa đến, nhà nhà đều dùng gà để làm vật cúng tế linh thiêng.
Theo truyền thuyết của người Việt xưa nay, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra trời đất, Người thấy mặt đất khi đó rất lạnh lẽo, ẩm thấp và u tối, bèn sai mười ông mặt trời (cũng là mười người con của Ngọc Hoàng) suốt ngày đêm chiếu sáng để sấy khô và sưởi ấm mặt đất. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi đất đã khô rang, nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng vẫn quên không thu các mặt trời về, khiến cho mặt đất trở nên nắng hạn, con người khổ sở vì mất mùa và nóng.

Ngọc Hoàng trừng phạt thói tham lam

Một sa di Phật giáo đang cầu nguyện trong chùa. Trong Ngôi chùa bằng gỗ này có bốn bức tượng thiên nữ và một tượng thành hoàng. Thình lình, sa di nghe tiếng chân đi tới. Ông ngẩng đầu lên và thấy một bóng người. Người đó đi gần bên nhưng không thấy sa di, ông ta lại gần tượng thành hoàng, vừa khom mình rất thấp vừa thì thầm:

Truyền thuyết về vịnh Hạ Long

Từ khi khai thiên lập địa, người Việt Nam xưa thường gặp nạn giặc ngoại xâm đánh chiếm, chúng thường ồ ạt kéo thuyền tiến từ ngoài biển vào.
Truyền thuyết kể rằng, Ngọc Hoàng thấy như vậy thì đã cử Rồng mẹ cùng đàn Rồng Con của mình xuống hạ giới để giúp đỡ người Việt đánh giặc.

Chầu Lục Cung Nương

Chầu Lục là chầu đứng thứ sáu trong Tứ Phủ Thánh Chầu. Chầu Lục còn gọi là Chầu Lục Cung Nương hay Chầu Sáu Lục Cung. Chầu Lục vốn là người Nùng. Vì vậy, Chầu Lục còn gọi là Mế Lục Cung Nương, Lục Cung Đô Thống.

Truyện nhện làm bộ hạ thần Bếp

Con Nhện, từ thuở mới sinh ra muôn vật, đã được Ngọc Hoàng giao cho công việc giăng lưới ở trong nhà của loài người để kiếm ăn. Nhưng nó tốn biết bao nhiêu công sức, thì giờ, nhả biết bao nhiêu tơ lòng mới làm xong một cái lưới hòng kiếm miếng mồi thì con người cầm chổi quơ một lượt lưới đã đứt tung.

Diêm Vương

Diêm Vương tức là thần được Ngọc Hoàng cho cai quản ở cõi âm. Cõi âm là thế giới ở phía dưới tầng đất của loài người. Ở chỗ đó phần nhiều chỉ có ma quỉ. Những người ở cõi trần chết đi tất nhiên phải làm dân của Diêm vương trước khi được đầu thai. Có điều đặc biệt là cõi trời ở dưới đó ngược lại với trần thế, nghe dân sự ở dưới đó cũng đầu đội trời chân đạp đất nhưng chân họ với chân ta hướng vào nhau.

Truyện Phạm Tử Hư

Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái có chép chuyện sau đây để nêu gương của Phạm Tử Hư thờ thầy học là Công Trực.

Nguồn gốc đèn lồng và đốt pháo hoa ngày tết nguyên tiêu

Ở Trung Quốc và một số vùng dân tộc phía Bắc, ngày tết Nguyên Tiêu hay rằm tháng giêng thường treo đèn lồng, bắn pháo hoa và ăn tết rất to. Tuy nhiên, nguồn gốc của nó thì ít ai biết đến.

Người vợ thượng giới

Ngày xưa, trong một bữa yến tiệc của Ngọc Hoàng khoản đãi các vị thần tiên ở thượng giới, một cô con gái Ngọc Hoàng vụng về làm rơi chén ngọc của thiên đình vỡ tan. Ngọc Hoàng tức giận mới đày nàng xuống trần gian hóa kiếp làm người.

Tiên hoá thành trâu

Thuở khai thiên lập địa, bầu trời rộng mênh mông, loài người nuôi sống bằng thịt của cầm thú chứ chưa có ngũ cốc. Một hôm Ngọc Hoàng cho mở đại hội quần tiên, và phán rằng:

Jumong lập quốc Cao Câu Ly (Goguryeo)

Jumong tiếng Việt gọi là Cao Chu Mông - người anh hùng và cũng là vị vua nổi tiếng trong truyền thuyết Triều Tiên, người sáng lập ra vương triều Goguryeo - vương quốc hùng mạnh nằm ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên (sau thời của vương quốc Gojoseon).

Thần thoại ông Trời

Ông trời, vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình, là người kiến tạo nên vạn vật.

Chàng Na Á

Ngày xưa có một chàng trai tên là Na Á. Anh mồ côi cha từ sớm, ở với mẹ già. Nhà Na Á nghèo, anh phải làm nghề đánh cá để nuôi thân, nuôi mẹ. Anh thẳng tính, không kiêng nể một ai, cũng chẳng sợ trời phật. Thấy anh thật thà, lại hay lam hay làm, người trong vùng ai cũng yêu mến.

Truyền thuyết quan Hoàng Bảy Bảo Hà

Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo lệnh vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, ông giáng phàm trần; trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn; cuối thời Lê.

Nữ thần đất và tình yêu Jacheongbi

Nàng vốn là người trần mắt thịt, là một người con gái có chí khí và nghị lực. Jacheongbi giả trai để đi học, vô tình đem lòng yêu người bạn đồng môn là Mun, vốn là con trai Ngọc Hoàng giáng trần.

Vua vàng Hoàng Đế

Hoàng Đế, còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (轩辕黃帝), là một vị quân chủ huyền thoại và là anh hùng văn hoá của Văn minh Trung Hoa, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán.

Vân cát thần nữ hay bà chúa Liễu

Bà chúa Liễu hay Quỳnh Nương công chúa. Ở thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, Sơn Nam Hạ (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh) có vợ chồng ông Lê Thái Công rất hiền đức, hay làm điều lành. Ông bà đã có một con trai.

51 mục

Tìm kiếm


Danh mục

 

Chủ đề hay cũng liên quan