TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 3/5 - 10 phiếu
Truyền thuyết Mẫu Thượng Ngàn

Trong việc thờ cúng tại các làng quê ỏ miền Bắc và miền Trung nước ta, có một hiện tượng phổ biến là bên cạnh đình, chùa, bao giờ cũng có một nơi thờ Mấu, gọi là Diện Mẫu.

Diện Mẫu thường nằm ở mé cạnh chùa, nhà gạch  xây thẳng ba gian, nhỏ hơn chùa. Đôi khỉ cũng xây chùa theo kiểu chữ đinh.

Tại gian chính giữa, là nơi đặt tượng mẫu.

Trường hợp đặt một tượng Mẫu thì đó là Thánh Mẫu, được hiểu là Mẫu của tất cả.

Trường hợp đặt ba tượng Mẫu thì đó là Mẫu Thượng ngàn (ỏ bên phải), Mấu Liễu (ở chính giữa) và Mẫu Thoải (ở bên trái).

Ba pho tượng này đều tạc hình một phụ nữ, đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xấp bằng và hai tay chắp. Sự khác nhau là ở những bộ trang phục.

Ở đây xin nói đến truyền thuyết của một mẫu. Đó là Mẫu Thượng Ngàn. Mẫu thượng ngàn được mang trang phục mầu xanh. Cũng có người gọi Mẫu là Bà Chúa Thượng Ngàn.

Mẫu là con gái của Sơn Tinh (tức Tàn Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh cùng cầu hồn Mỵ Nương, con gái vua Hùng).

Khi còn trẻ, mẫu là một cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ dặt tên là La Bình.

La Bình thường đuợc cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Trong địa hạt mà Tàn Viên Sơn Thánh cai quản, Ngài đá dạy dân không thiếu điều gì, từ săn bắn thú dũ đến chăn nuôi gia súc, từ trồng cây ăn quả, trồng lúa nương đến việc đắp ruộng bậc thang, trồng lúa nước... Rồi dựng nhà dựng cửa, hái cây thuốc chữa bệnh...

Ngài cũng thường cùng các vị Sơn thần, Tù trướng luận đàm thế sự và bàn soạn công việc...

Do luôn luôn được theo cha như thế nên La Bình cũng học hỏi đưọc rất nhiều điều. Vốn thông minh sáng dạ, lại chăm chỉ thực hành nên việc gì La Binh cũng biết, cũng giỏi, Những khi Sơn Thánh bận việc hay không thể đi khắp những nơi mà dân chúng cần đến thì La Bình thường được cha ủy nhiệm đi thay. Những lần như thế, La Bình luôn tỏ ra là một người

dầy bản lĩnh, biết tự chủ trong giao tiếp, lại cũng biết thành thạo trong mọi công việc.

Các Sơn thần, Tù trướng đặc biệt quí trọng nàng, coi nàng là người đại diện xứng đáng của Sơn Thánh chù tướng. Còn bản thân nàng, chẳng những hòa hợp, ân cần với mọi người, mà cồn rất thân thuộc, quyến luyến với phong cảnh, từ cỏ cây hoa lá đến hươu nai chim chóc...

Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế, về trời, trở thành hai vị thánh bất tử, thì Ngài cũng phong La Bình là Công chúa Thượng ngàn, thay cha đảm nhận cồng việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam ta...

Trở thành chúa tể của miền núi non và trung du, Thượng Ngàn công chúa vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn trọng trách của mình. Ngài bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau. Dạy chúng đừng ăn nhũng loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi nhũng cây cối đổ, những cơn lũ quét...

Ngài dạy bảo con người cũng thực chu đáo, tỷ mỷ. Những gì cha Ngài đã dạy, Ngài đều đem ra áp dụng. Khi tiếp xúc với các Tù trưởng Ngàí cũm học thêm được ở họ nhiều điều. Thế là Ngài lại đem những điều hiểu biết mới đi truyền bá ra mải.

Ngài cải tiến và hoàn thiện thêm những gì mà trước kia, ở cha Ngài mới chi bắt đầu. Làm nhà không những đã chắc chắn, lại còn phải biết trạm trổ cho thật đẹp đẽ. Ở mũi của thuyền độc mộc cũng thế, có khắc cả hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn, chẳng những chỉ có kho, luộc mà còn chế thêm ra được nhiều món mới.

Rồi công việc đồng áng. Ngài dạy mọi người cách lấy ống buơng để dẫn nước từ khe núi xuống. Lại đi phân phát hạt giống, cho nên nơi nào cũng có cơm dẻo. nếp thơm.

Trong các vật nuôi trong nhà, Ngài đưa về thêm nhiều giống gia súc mới. Lại trồng thêm nhiều giống cây ăn quả. Rồi trồng cả những loài hoa thơm cỏ lạ lấy từ trên rừng núi về...

Công lao cùa Ngài đối với dân chúng thực không kể sao cho hết. Ngọc Hoàng Thướng đế còn ban tặng cho Ngài thêm nhiều pháp thuật thần thông, đi mây về gió, và Trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ.

Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ỏ trong rừng, dưới sự bảo ban, dìu dắt của Công chúa Thượng ngàn bất tử.

Cùng với nhiều vị thần thánh khác, công chúa Thượng ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi con dân nước Việt. Và thật là tự nhiên, khi mọi người đều gọi Ngài là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.

Lịch sử nước Việt từ các thời về trước, đã từng ghi lại các chiến công âm phù lừng lẫy của Ngài.

Tướng sĩ của nhà Lý đánh quân Tống, tướng sĩ nhà Trần đánh quân Nguyên, đều có Ngài âm phù. Các triều, đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho Ngài.

Lại đến hồi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Âm thì giặc Minh kéo đến bao vây Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác môi người mỗi nơi Trong đêm tối, Công chúa Thượng ngan đa hoa phep thanh bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ tập hợp và dẫn dắt họ đi vào Mường Yên về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng cùa Ngài, chỉ quân sĩ của ta biết được, còn quân giặc thì không thể nào nhìn thấy.

Ở Chí Linh, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tập luyện và tập hợp, phát triển thêm lực lượng. Thật gian khổ, lắm phen không còn lương thực, phải lấy củ nâu củ mài thay cơm, nhưng nhờ sự che chở của Công chúa Thượng ngàn, quân ta vẫn ngày một thêm lớn mạnh. Quân Minh nhiều lần đến bao vây cũng đành phải chịu rút về. Từ Chí Linh, quân ta tiến vào giải phóng Nghệ An, Thuận Hóa. Sau đó. với những trận thắng oanh liệt, ở Tốt Động, ở Chi Lăng, và cuối cùng, bao bây bức hàng quân giặc ỏ Đông Quan đã giải phóng hoàn toàn đất nước.

Sau chiến thắng vẻ vang, Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi viết bản Bình Ngô đại cáo, tổng kết lại cuộc chiến tranh. Trong bản Bình Ngô có câu: "Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần", là nhắc lại cái thời nghĩa quân ở núi Chí Linh, tuy gian lao vất vả nhung vẫn bào toàn được lực lượng, vì đã được sự âm phù, chở che của Công chúa Thuợng Ngan.

Cồng chúa Thượng Ngàn, cũng như bao nhiêu vị thần thánh được nhân dân tôn thờ, chính lá hồn thiêng của sông núi, bao nhiêu đời nay dẫn dắt con cháu vững bước đi lên.

Ngài có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi từ miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng. Vì vậy, ở nơi nào dân chúng cũng lập điện thờ, thờ phụng Ngài.

Tuy nhiên, đại bản doanh của Ngài vẫn là vùng núi non và các cửa rừng. Những người đi rừng, muốn bình yên, mọi sự tai qua nạn khỏi, thường cầu xin sự chở che, phù trợ của Ngài. Ai muốn săn bắn hay khai thác thứ gì trong rừng, cũng đều đặt lễ, thắp hương, cầu xin để được Ngài chấp thuận.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  2. Truyện anh khờ được kiện (Tạo lúc: 16/03/2015)
  3. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Tạo lúc: 17/03/2015)
  4. Các truyền thuyết về Vua Hùng (Tạo lúc: 17/03/2015)
  5. Truyện cổ về ba cây cổ thụ và điều ước của chúng (Tạo lúc: 11/04/2015)
  6. Truyền thuyết Đèo mụ Dạ (Tạo lúc: 17/05/2015)
  7. Nhất dạ trạch (Đầm một đêm) hay truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử (Tạo lúc: 17/05/2015)
  8. Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày (Tạo lúc: 18/05/2015)
  9. Nguồn gốc cây lúa hay thuyền thuyết lễ hội lúa mới của người Tày (Tạo lúc: 28/11/2015)
  10. Truyền thuyết: Quả dưa hấu (Tạo lúc: 07/01/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn