- Trang chủ >
- Truyen co tich viet nam
Đây là một truyện thần thoại Việt Nam hấp dẫn, kể về hai nàng công chúa của Ngọc Hoàng – người đại diện cho ánh sáng ban ngày và ban đêm. Qua câu chuyện, ta hiểu thêm về vì sao có ngày ngắn ngày dài, vì sao trăng tròn trăng khuyết, và trăng quầng là gì.
Truyện kể về một vị nữ thần xinh đẹp nhưng tính khí hay hờn dỗi, được Ngọc Hoàng phái xuống trần để nuôi sống con người sau nạn lụt kinh hoàng. Khi lòng người không còn biết trân trọng ơn trên, nữ thần đã giận dữ và khiến lúa không còn tự về nhà hay tự biến thành cơm nữa. Từ đó sinh ra các tập tục như cúng hồn lúa, cơm mới, và những ngày hội rước bông lúa đầy màu sắc khắp các vùng quê Việt Nam.
Câu chuyện kể về chàng tiều phu Cuội tình cờ phát hiện ra cây thuốc cải tử hoàn sinh, từ đó gắn liền với bao điều kỳ diệu và cảm động. Cuối cùng, chú Cuội bay lên cung trăng, ở mãi nơi ấy cùng gốc cây đa huyền thoại.
Ngày xửa ngày xưa... có hai tên ngốc cùng rủ nhau đi tìm mật ong - nhưng thay vì đi rừng, họ lại... chèo thuyền ra sông. Và rồi... chuyện gì sẽ xảy ra?
Ngày xưa, có một anh chàng sinh trưởng trong một gia đình giàu có. Nhà hắn có ao thả cá, có trâu bò, ruộng vườn khá nhiều. Ngày ấy ở gần làng hắn có một cô gái nết na, nhan sắc xinh đẹp, chỉ phải cái tội nghèo.
Đức Thánh Khổng Lồ - vị thần bảo hộ nghề đúc và rèn ở hạ giới. Với hình hài người trần, Ngài truyền dạy kỹ nghệ cho dân gian và thầm lặng uốn nắn đạo đức cho những người thợ gian trá. Một học trò lạ thường mang theo khuôn "đúc người" đã khiến bao người hồi sinh, cải lão hoàn đồng — nhưng cũng phơi bày lòng tham của người thầy cũ, để rồi phải trả giá…
Ngày xưa, có một cậu bé mồ côi tên là Tích Chu, cậu sống với bà.
“Con chó biết nói” là một truyện cổ tích Việt Nam vừa hài hước, vừa sâu sắc. Câu chuyện kể về một tên nhà giàu tham lam, độc ác, nuôi chó như con ruột với giấc mơ làm giàu bằng cách cho chó học nói. Không ngờ, anh đầy tớ thông minh đã “trị” lão một vố nhớ đời bằng mưu kế cực khéo.
Ngày xửa ngày xưa, có vua Đen có tài "bang giao" rất tài giỏi bằng cách cho con gái mình làm dâu các nươc láng giềng. Vua Đen có ba người con gái, đặt tên là công chúa Cả, công chúa Hai và công chúa Ba. Công chúa Hai và Ba là người xinh đẹp nên đã có chồng là hoàng tử nước lân bang và sống rất giàu sang sung sướng.
Các bé có biết vì sao lại có cây ngô như ngày nay không? Nếu các bé chưa biết thì xin mời bé cùng đọc câu chuyện cổ tích "Sự tích cây ngô" để biết được nguồn gốc hình thành loài cây này nhé.
Câu truyện kể về thương nhân Vạn Lịch vì ghen tuông mù quáng mà ruồng bỏ vợ, để rồi bị quả báo. Câu chuyện mang thông điệp sâu sắc về lòng vị tha, sự chuyển hóa từ đau khổ thành hạnh phúc và bài học nhân quả thấm thía.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, "Ông Nam Cường" là hình tượng kỳ bí của một vị phù thủy có phép thuật phi thường, luôn giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác. Với khả năng xuất quỷ nhập thần, ông khiến quan lại triều đình bao phen thất điên bát đảo. Câu chuyện mang màu sắc thần bí, đầy tính nhân văn và trí tuệ.
Một câu chuyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, kể về một cậu bé mồ côi có biệt danh là "Heo", bị coi thường và khinh miệt từ nhỏ. Tuy nhiên, bằng sự thông minh, kiên trì, và khả năng siêu phàm có thể sai khiến Thần Phật, Heo đã trải qua biết bao thử thách để rồi trở thành một vị vua hiền đức được dân chúng yêu mến.
Một nàng công chúa xinh đẹp, một lời hứa tưởng chừng vô hại, và một chú ếch bí ẩn. Liệu phép màu có thể thay đổi số phận? Hãy cùng lắng nghe câu chuyện đầy kỳ diệu này để khám phá bài học sâu sắc về lòng trung thực và sự biến đổi!
"Có một loài hoa như con tim vỡ, ở trên cành cao đỏ hồng rướm máu..."
Câu chuyện kể về nàng Ti-gôn – người con gái xinh đẹp và tài hoa, với tiếng hát làm say lòng người, nhưng lại mang một tình yêu bi thương với chàng trai nghèo Pho-nin. Bị gia đình ngăn cấm, chia lìa người yêu, nàng trốn đi tìm chàng và vĩnh viễn ngã xuống nơi rừng sâu. Từ trái tim tan vỡ của nàng, mọc lên một loài hoa đỏ thắm, mang hình trái tim rướm máu – hoa Ti-gôn, hay còn gọi là hoa Tim Vỡ.
Sự tích đầm Mực là một truyện cổ tích Việt Nam xúc động kể về cụ đồ Chu Văn An – một người thầy lỗi lạc thời Trần – và hai anh em thuồng luồng học trò của cụ. Khi vùng Thanh Đàm gặp đại hạn, thầy trò cùng nhau tìm cách cứu dân bằng một trận mưa kỳ diệu từ... chiếc nghiên mực. Nhưng việc trái ý trời lại dẫn đến bi kịch đau lòng...
Đây là một truyện cổ tích Việt Nam sâu sắc và đầy cảm động, kể về lòng cha mẹ bao la, hy sinh cả đời vì con cái. Thế nhưng, khi về già, họ lại không được đền đáp xứng đáng từ chính những người con mình hết lòng nuôi dưỡng.
Đây là một truyện cổ tích Việt Nam đầy cảm động về tình yêu chân thành của một chàng trai nghèo và một cô tiểu thư con phú ông. Dù tình sâu nghĩa nặng, nhưng do rào cản giàu nghèo và định kiến xã hội, mối tình ấy không thành. Câu chuyện để lại những giọt nước mắt tiếc thương, cùng một khối tình vĩnh viễn khắc ghi trong lòng người ở lại…
Một câu chuyện cổ tích Việt Nam có thật, xảy ra dưới thời vua Lê - chúa Trịnh. Một làng cướp trá hình với ám hiệu bí ẩn, một người vợ gan dạ sống sót thoát khỏi hang quỷ, và cuộc truy quét lớn chưa từng có trong lịch sử do chính chúa Trịnh phát động…
"Sự tích chim đa đa" là một trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam cảm động nhất, kể về một em bé mồ côi bị bố ghẻ tàn nhẫn bỏ rơi trong rừng. Những tiếng kêu ai oán "Bát cát quả cà!" chính là lời tố cáo của oan hồn đứa trẻ với người đời. Câu chuyện không chỉ gợi nhắc về sự nhẫn tâm, mà còn tôn vinh tình mẫu tử thiêng liêng và nhân quả báo ứng.
Một câu chuyện cổ tích mang đậm tinh thần Phật giáo, kể về một vị hòa thượng trẻ nổi tiếng là người chân tu, kiên định, thoát khỏi mọi thị dục.
Đây là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ Việt Nam, kể về chàng trai kỳ lạ tên Kỳ - người được dê rừng nuôi, chim trời che chở, cứu sống Tiểu Long Hầu và được ban tặng sách ước gì được nấy.
Từ một tiều phu nghèo, Kỳ trở thành vị thần đứng đầu trong bộ Tứ Bất Tử - Sơn Tinh, cai quản núi Tản Viên hùng vĩ, cứu dân giúp đời. Đây cũng là tiền đề cho truyền thuyết nổi tiếng Sơn Tinh - Thủy Tinh sau này.
Sự tích Việt Nam kể rằng, Trương Ba là một người có tài đánh cờ không ai địch nổi. Các giải cờ trong vùng cũng như những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp trong và ngoài nước.
Một con cọp to lớn, oai vệ từ rừng bước ra cánh đồng và lấy làm lạ khi thấy con trâu khỏe mạnh lại bị anh nông dân nhỏ bé sai khiến. Khi biết con người có “trí khôn”, cọp tò mò muốn xem tận mắt. Và rồi, cọp đã rơi vào cái bẫy của chính trí khôn ấy!
Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất Việt Nam, kể về cô Tấm hiền lành, bị mẹ kế và em gái Cám hãm hại nhiều lần nhưng nhờ có lòng tốt và sự giúp đỡ của Bụt, cuối cùng cô đã được sống hạnh phúc bên nhà vua.
Ngày xưa có một anh tiều phu nọ lạc vào một con suối và anh bắt gặp một bầy tiên đang tắm. Chưa bao giờ anh được nhìn thấy điều tuyệt vời đến vậy và anh nghĩ thầm: nhất định phải cưới được một nàng làm vợ. Nghị vậy anh bèn lấy chộm một bộ áo và giấu đi. Khi các tiên tắm xong, họ vội khoác áo bay về trời, còn sót lại một cô bay không được vì bộ áo của cô bị anh tiều phu giấu mất rồi.
Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói.
Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ.
Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức. Cây gỗ to bằng thân người, anh chỉ đẵn bốn nhát là xong; còn những cây cổ thụ to bằng bánh xe trâu, bằng cái nong, cái nia, anh chặt một ngày cũng được vài mươi khúc. Tính ra số gỗ anh đẵn được, từ ngày mới biết vác rìu vào rừng đến giờ, cũng đủ dựng nhà cho ba làng, bảy xóm, chín mười ngôi đền, ngôi miếu. Nhưng ngôi nhà vợ chồng anh thì chỉ vừa lọt cái giường, chiếc chiếu. Ngôi nhà thấp đến nỗi anh ra vào thì đầu đụng nóc, vai chạm kèo. Vì nhà anh quá nghèo, vợ lại hay ốm đau, nên đẵn được bao nhiêu gỗ anh đều phải bán rẻ mới kịp mua thuốc cho vợ, mua gạo cho mình.
Bạn đã bao giờ nghe câu: "Thương như sam" chưa? Câu tục ngữ quen thuộc ấy bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích đầy cảm động về lòng chung thủy son sắt của người vợ đi tìm chồng qua biển cả.
Xã Nam Mẫu nằm khuất nẻo giữa một vùng đồi núi. Ở đây năm nào cũng mở hội cúng phật. Vào dịp đó Nam Mẫu bống trở nên đông vui nhộn nhịp. Người giàu từ khắp nơi kéo về dự hội rất đông.
Kỳ hội năm ấy, giữa lúc mọi người nô nức kéo nhau đi lễ, bỗng có bà cụ ăn mày từ đâu tới. Trông bà cụ thật nhếch nhác bẩn thỉu. Đi đến đâu cụ cũng thều thào:
- Tôi đói quá! Xin các ông các bà rủ lòng thương!
Ngày xưa có một viên quan hung ác tên là Hồ Lưu, làm điều ác suốt đời không hối cải. Khi chết, hắn bị Diêm Vương trừng trị bằng những kiếp luân hồi khổ cực... Nhưng liệu đến cuối cùng, hắn có thức tỉnh?
Trong cơn đại hạn khiến muôn loài khốn khổ, một chú Cóc nhỏ đã dám đứng lên, vượt bao hiểm nguy để… kiện ông Trời. Cùng khám phá câu chuyện đầy kịch tính và cảm động về lòng dũng cảm, sự đoàn kết và tinh thần chính nghĩa trong truyện cổ tích Việt Nam "Cóc Kiện Trời" – nơi một sinh vật nhỏ bé lại có thể lay động cả Ngọc Hoàng!
Ngày xưa, ở làng Đoài có một gia đình nhân hậu, hiếm muộn con cái. Họ xây đền cầu tự và sinh ra người con tên Hợi – nhưng cuộc đời Hợi đã dẫn đến một kết cục kỳ lạ mà bi thương...
Đây là câu thành ngữ quen thuộc ai cũng từng nghe. Nhưng bạn có biết giai thoại đằng sau đó là một câu chuyện thấm đẫm tình người, chữ tín và lòng thành?
Từ một kẻ lang thang, ăn chịu khắp nơi, Chổm bất ngờ trở thành vua. Nhưng điều khiến người đời kính nể không phải là ngai vàng, mà chính là việc ông giữ lời hứa trả hết mọi món nợ xưa.
Ngày xưa, có ông già Dã Tràng và người vợ của ông ta. Trong vườn nhà họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang.
Sự tích ông bình vôi là một truyện cổ tích - phật thoại đặc sắc của Việt Nam, kể về một người phụ nữ kiêu kỳ, tu hành nhưng mang lòng đố kỵ và cái kết cay đắng khi hóa thành chiếc bình vôi. Đồng thời truyện cũng có những dị bản khác về người ăn trộm hoàn lương và chú tiểu thành tâm, được đức Phật cảm hóa. Đây là câu chuyện mang đậm màu sắc giáo dục, răn dạy về nhân quả, lòng từ bi, sự chân thật và thói kiêu ngạo trong đời sống tu hành cũng như nhân gian.
Từ rất xa xưa, có hai mẹ con nọ sống rất nghèo khó, hằng ngày họ phải đi làm mướn để kiếm bữa ăn tạm qua ngày. Cậu bé chỉ mới lên mười, dù rất thương mẹ nhưng em đành phải xa mẹ đi ở cho một lão nhà giàu chuyên nghề mổ lợn.
Đây là một trong những truyền thuyết đau thương và nổi tiếng nhất trong kho tàng cổ tích - truyền thuyết Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh mối tình éo le giữa nàng Mỵ Châu hiền hậu và chàng Trọng Thủy mưu mô, được lồng ghép với bài học sâu sắc về lòng trung thành, cảnh giác trước kẻ thù, và giữ gìn bí mật quốc gia.
Truyền thuyết Chử Đồng Tử kể về mối nhân duyên kỳ lạ giữa một chàng trai nghèo và công chúa Tiên Dung, vượt qua lễ giáo thời Hùng Vương. Với sự giúp đỡ của thần linh và phép màu, họ đã lập nên một vùng đất phồn vinh. Câu chuyện còn gắn liền với chiến công của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương. Hãy cùng khám phá truyền thuyết cổ này qua video kể chuyện sinh động, giàu cảm xúc!
Hệ thống truyền thuyết về các vua Hùng gồm các truyện về việc vua Hùng dậy dân làm nghề, dậy dân mưu sinh và phòng trống thiên tai tự nhiên như: vua Hùng trồng kê ra lúa, vua Hùng dạy dân cấy lúa, ...
Gái Ngoan Dạy Chồng” là một truyện cổ tích Việt Nam giàu ý nghĩa, kể về một người vợ hiền hậu, thông minh và vị tha đã giúp cảm hóa người chồng lêu lổng, hư hỏng. Câu chuyện không chỉ ca ngợi đức hạnh người phụ nữ mà còn là bài học quý giá về cách sống, tình nghĩa vợ chồng và lòng bao dung.
Ba Cô Tiên là một truyện cổ tích Việt Nam cảm động kể về chú bé Tí Hon hiếu thảo, tuy nhỏ bé nhưng chăm chỉ và giàu lòng yêu thương. Nhờ tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, Tí Hon đã được ba cô tiên giúp đỡ, mang lại cuộc sống sung túc cho cả gia đình.
“Gốc tích bộ lông Quạ và bộ lông Công” là một truyện cổ tích Việt Nam đầy hài hước nhưng thấm thía bài học sâu sắc về sự đố kỵ, thói khoe khoang và cái giá của vẻ bề ngoài.
Quạ và Công vốn là đôi bạn thân, cùng chung một màu lông xám xịt. Khi tình cờ lấy được màu vẽ, họ bắt đầu tô điểm cho nhau. Nhưng vì lòng nóng vội và tham lam, Quạ đã nhận lấy bộ lông đen nhánh, còn Công thì trở nên rực rỡ.
Ngày xưa, các loài chim như Vạc, Cộc, Đa Đa… và cả Chuột từng sống chan hòa như anh em. Nhưng rồi cờ bạc nổi lên, Chuột gian manh, Cò mưu mô… khiến cả nhóm tan rã, rơi vào cảnh trắng tay. Từ đó, mỗi loài lại mang một tiếng kêu bi ai, nuối tiếc cho số phận và quá khứ sai lầm của mình.
Ngày xưa, trâu biết nói tiếng người và từng là người bạn trung thành trong lao động. Nhưng cũng chính vì biết nói, trâu đã tố cáo cậu bé chăn trâu lười biếng, gian dối, khiến mọi chuyện vỡ lở… Từ đó, trâu mất luôn khả năng nói và chỉ còn biết “nghé ọ”… Vì sao lại như vậy? Cái nốt dưới cổ con trâu xuất hiện từ đâu?
Sự tích cây nêu ngày Tết là một câu chuyện cổ tích Việt Nam kể về nguồn gốc của tục lệ dựng cây nêu mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Truyện kể lại cuộc chiến giữa Người và Quỷ, sự giúp đỡ của Phật để Người lấy lại đất đai và bày cách chống lại Quỷ. Cây nêu – với bó lá dứa, cành đa, và tiếng chuông đất – trở thành biểu tượng linh thiêng giúp xua đuổi tà ma trong dịp đầu năm mới.
“Sự tích nhân sâm” là một câu chuyện cổ tích Việt Nam đầy màu sắc huyền bí, kể về nguồn gốc kỳ lạ của cây nhân sâm – loài thảo dược quý hiếm từ rừng sâu, từng được xem là thần dược giúp trường sinh bất tử.
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao hoa mai vàng lại nở rộ mỗi dịp Tết đến xuân về không? Truyện cổ tích "Sự tích hoa mai vàng" sẽ đưa bạn quay về thời xa xưa, nơi tình cảm cha con, lòng hiếu thảo và sự hy sinh cao cả đã làm nở rộ một loài hoa rực rỡ trong lòng người Việt.
Câu chuyện cảm động về chàng trai Triều – người đã dùng lòng tốt và chiếc áo tàng hình để giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác.
Một câu chuyện cổ tích Việt Nam đầy cảm động về tình mẹ con. Huyền Nương – cô gái chỉ thích ca hát, không biết lo toan việc nhà – đã vô tình khiến mẹ buột miệng nói lời oán trách. Từ đó, bi kịch xảy ra và một loài trái cây thơm ngon kỳ lạ được ra đời – chính là trái thơm (trái dứa) mà chúng ta ăn ngày nay.
Cùng khám phá sự tích cây cọ mọc gai – câu chuyện dân gian đầy ý nghĩa về lòng biết ơn, sự đoàn kết và bài học sinh tồn từ lửa của muôn loài.
Sự tích Ông Đầu Rau là một truyện cổ tích Việt Nam cảm động kể về một mối tình đầy thử thách giữa vợ chồng nghèo, sự thủy chung vượt thời gian và bi kịch khiến ba con người kết thúc bằng cái chết đau thương. Nhưng chính lòng yêu thương chân thành ấy đã cảm động đến tận Diêm Vương, và họ được hóa thân thành ba ông đầu rau – Táo Quân, mãi mãi ở bên nhau trong mỗi gian bếp Việt.
Trong dân gian Việt Nam, truyền thuyết "Rét nàng Bân" gắn liền với những đợt rét bất thường vào đầu tháng Ba âm lịch hằng năm. Câu chuyện cảm động về nàng Bân – người phụ nữ hiền hậu, kiên nhẫn và tận tụy, đã dệt nên chiếc áo ấm cho chồng với tất cả tình yêu thương và sự tỉ mỉ. Thế nhưng, khi áo hoàn thành, trời lại chuyển nắng, khiến nàng đau lòng khôn xiết...
Ngày xửa, ngày xưa có một ông vua sống cùng ba cô công chúa trong một lâu đài trên một vùng đất xa. Một ngày nọ, trong khi vua cha đang suy nghĩ về ba cô con gái, ông nẩy ra một dự định tìm chồng cho họ.
Đến thời gian ba công chúa kết hôn, vua cha tuyên bố ý định của ông. Vua cha nói:
- Ta sẽ lấy ba viên ngọc qúy đến suối nước giữa làng. Các chàng trai sẽ gặp nhau ở đấy trong ba ngày. Chàng trai nào tìm được viên ngọc sẽ là chồng con gái ta.
Đây là một truyện cổ tích Việt Nam mang tính giáo dục sâu sắc, kể về một anh học trò nghèo được số trời định sẵn đỗ đạt làm quan. Thế nhưng, chỉ vì kiêu ngạo và thay lòng đổi dạ trước vinh hoa chưa tới, anh ta đánh mất tất cả. Câu chuyện là lời cảnh tỉnh về đức hạnh, khiêm nhường và giữ gìn nhân cách trong mọi hoàn cảnh.
Một câu chuyện cổ tích Việt Nam cảm động kể về tình bạn giữa người giàu và người nghèo, sự hiểu lầm vô tình nhưng lại làm sáng lên tấm lòng trung hậu, thật thà và cao cả của những con người nghèo mà giàu tình nghĩa. Từ một món đồ chơi quý giá – con rùa vàng – câu chuyện mở ra hành trình của sự bao dung, hy sinh và lòng trắc ẩn hiếm thấy giữa đời thường.
Có một chú vịt con ra đời giữa mùa hè oi ả, nhưng không giống những anh chị của mình. Chú bị chê bai, bị xua đuổi, bị cô lập. Nhưng liệu số phận có mãi nghiệt ngã với chú? Hãy cùng lắng nghe câu chuyện đầy cảm xúc này để khám phá hành trình tìm kiếm chính mình của chú vịt con xấu xí nhé!
Một trong những câu chuyện cổ tích kỳ lạ và sâu sắc bậc nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Câu chuyện kể về một tên trộm già hối cải và một vị sư vì oán thù mà phải trả giá đắt, để lại một bài học đau xót về nhân quả – báo ứng – lòng từ bi và tham vọng sai lầm.
Nhất dạ trạch là một trong những truyền thuyết Việt Nam sâu sắc và nhân văn nhất, được lưu truyền trong Lĩnh Nam Chích Quái, kể về nàng công chúa Tiên Dung và chàng thư sinh nghèo hiếu thảo Chử Đồng Tử. Câu chuyện gắn liền với hiện tượng tiên bay thành đầm, tạo ra đầm Dạ Trạch – còn được gọi là “đầm một đêm”
Đây là câu chuyện cổ tích Việt Nam sâu sắc về chàng trai nghèo Tờ Chú và người mẹ già yếu. Dù nghèo đói, Tờ Chú vẫn luôn khao khát có được một mảnh đất để trồng trọt nuôi mẹ. Trải qua nhiều gian nan, cuối cùng chàng đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Giàng – chính là những quả bầu thần kỳ sinh ra thóc gạo giúp mẹ con sống no đủ.
Cây Tre Trăm Đốt là một trong những truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, phản ánh sâu sắc bài học về lòng trung thực, sự chăm chỉ và cách cái thiện chiến thắng cái ác. Câu chuyện kể về một chàng trai cày chất phác, bị phú ông lừa dối lời hứa gả con gái. Nhờ sự giúp đỡ kỳ diệu của Bụt và lòng kiên trì, chàng trai đã vạch mặt phú ông gian xảo và giành lại công lý cho mình.
Chúng ta theo chân hai anh em, một người thật thà và một kẻ gian xảo. Chỉ vì lòng tham, người anh đã bày mưu chiếm hết tài sản và cái kết cuối cùng khiến ai cũng hả dạ. Câu chuyện vừa dí dỏm, vừa sâu sắc, ẩn chứa bài học về lòng tham và lẽ công bằng trong cuộc sống.
Ngày xửa ngày xưa, trời đất còn chưa phân biệt ngày và đêm, cả đất trời hỗn độn. Khi đó, gà trống, mặt trời và mắt trăng cùng sống với nhau trên trời. Gà trống đội một chiếc mũ mầu đỏ, mặt trăng có chiếc áo khoác mầu trắng.
Con cua luôn bò ngang và không có đầu nhưng vì sao cua lại không có đầu? nguyên nhân là câu truyện cổ tích của người Ghana từ rất xưa.
Trong khu rừng yên bình, một con sếu bị thương được người thợ rừng tốt bụng cứu giúp. Không ai ngờ rằng đằng sau con sếu ấy lại là một điều kỳ diệu. Một câu chuyện cổ tích cảm động về lòng nhân ái, sự biết ơn và hậu quả của tính tò mò. Cùng lắng nghe câu chuyện "Người thợ rừng và con sếu" để hiểu rằng: đôi khi chỉ một hành động nhỏ cũng có thể thay đổi cả số phận!
Một cô bé nghèo vì thương mẹ ốm nặng đã nhận được bông hoa thần kỳ từ Đức Phật. Nhưng điều kỳ diệu không nằm ở phép màu, mà ở chính tấm lòng của cô khi xé nhỏ từng cánh hoa để kéo dài sự sống cho mẹ...
Câu chuyện kể về một cặp vợ chồng giàu lên nhờ gian lận trong buôn bán, sử dụng chiếc cân chứa thủy ngân để làm lợi cho mình. Nhưng cuối cùng, chính họ phải trả giá bằng nỗi đau mất con – hai người con khôi ngô được cho là “phúc trời ban” thực chất lại là hai con quỷ đầu thai đến để phá của phi nghĩa.
Lạc tướng Thi Sách – Người chồng của Trưng Trắc, ngọn lửa đầu tiên thắp lên ngọn cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ tàn bạo của nhà Đông Hán.
Ngày xưa có hai anh em nhà kia rất nghèo nàn. Cả hai anh em chỉ chuyên nghề bán rau đốn củi đổi gạo sống qua ngày.
Hai người học trò – một ngờ nghệch tên Được và một thông minh lanh lợi tên Lâu – đã trải qua những màn thử thách có một không hai khiến người nghe vừa cười vừa suy ngẫm. Từ việc bị cô gái nắm tóc – nắm mũi, trốn trong bụi tre, đến màn giả thần nhập đồng trốn thoát tài tình, câu chuyện đem lại tiếng cười sảng khoái nhưng cũng ẩn chứa thông điệp sâu sắc về trí khôn, sự nhanh trí, và cả thói đời khôn lỏi.