Ngũ hổ tướng (chữ Hán: 五虎將) là danh hiệu người đời tặng cho năm vị danh tướng của Nguyễn Ánh bao gồm: Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu.
Nguyễn Văn Trương
Là người đứng đầu Ngũ Hổ Tướng, và là một hàng tướng. Đấy là cái đặc biệt của Nguyễn Ánh khi dùng chính hàng tướng làm vị trí cao nhất trong quân.
Ông cùng quê với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đấy là miền đất có lẽ là có nhiều cô gái xinh đẹp nhất của đất Quảng Nam, đó là huyện Thăng Bình - tỉnh Quảng Nam.
Nguyễn Văn Trương là đại tướng thủy binh số 1 của Nguyễn Ánh. Chính ông là người đã đánh bại thủy quân Tây Sơn trên biển ở trận Trấn Ninh, qua đó gián tiếp khiến Quang Toản bỏ chạy và để lại Bùi Thị Xuân thất bại tức tưởi trong vinh quang cuối cùng của triều Tây Sơn.
Ông cũng là người đã đưa quân vào thẳng sông Hương để áp sát kinh thành Huế, đánh bại Quang Toản.
Xưa, Nguyễn Văn Trương vốn là người của "Tây Sơn tam kiệt" Nguyễn Lữ. Sau này ông theo về Nguyễn Ánh vì có 1 lần truy đuổi Nguyễn Ánh sắp bắt được thì bỗng có cái cây đổ sập xuống trước mặt, ông nhìn Nguyễn Ánh chạy thoát rồi sinh lòng hoài nghi "Đây chẳng lẽ là chân mệnh thiên tử".
Nguyễn Văn Trương được quân sĩ cả hai phe tôn là "phúc tướng" vì rất nhân hậu. Khi quân đối địch gặp nguy ông không cho quân sĩ của mình truy sát. Ông bảo: "Nhân lúc nguy của người mà đâm, không phải là kẻ mạnh", nhờ vậy nhiều người thoát chết. Gia Long từng khen ông "Làm tướng mà nhân hậu như Trương xưa nay hiếm".
Nguyễn Văn Nhơn
Người cuối cùng trong Ngũ Hổ Tướng la Nguyễn Văn Nhơn, quê ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Vâng, coi như dịp này miền tây Nam Bộ ai sinh ở đâu thì được dịp nhìn về.
Chép về công lao đánh dẹp của Nguyễn Văn Nhơn không có nhiều. Chỉ biết trong những lần mà Nguyễn Ánh "đội mồ sống dậy" thì Nguyễn Văn Nhơn là người cầm quân Gia Định đánh dẹp để lấy bàn đạp cho Nguyễn Ánh phản công ở mặt ngoài trận địa phía Bắc với quân Tây Sơn.
Điều nhớ nhất về ông có lẽ là tấm lòng vì dân, vì nước. Khi Gia Long bình định xong dải đất, ông dâng sớ điều trần 14 khoản để chấn chỉnh, như: Định lại các sắc thuế; trọng dụng người hiền; cải cách phong tục; biểu dương người trinh tiết; định phép khoa cử; chấn chỉnh nghiêm việc quan lại; phát chẩn cho dân nghèo… Về thuế má, ông tâu với vua rằng: "Các hạng lão tật của dân đồn điền, xin từ nay về sau giảm bớt thóc thuế cho 5 phần 10. Lại khe ngòi xưa nay không có thuế, gần đây bọn lại gian mưu lợi thu nộp cả, làm cho rối dân, xin tha cho".
Về giáo dục, ông đề xuất "Trị nước thì gốc ở nhân tài, hành chính thì trước lấy giáo hóa. Vừa rồi trời gây đen tối, người ở Gia Định nghiên bút bỏ hoang. Nay non sông dựng lại, đất nước lặng trong, chính là lúc học giả được thành nghiệp. Vậy xin định lại giáo điều, khiến cho học trò có đường tiến tới để đáp lại tấm lòng thánh thượng muốn xếp qua để giảng học".
Ngày ông mất, Minh Mạng bảo Trịnh Hoài Đức rằng: "Nguyễn Văn Nhơn là bậc đại thần huân cựu, là người trung thành cẩn hậu. Khi trẫm được tin ốm nặng, muốn thân tới thăm, nhưng nghĩ lễ vua tôi rất nghiêm, nếu cho phép nằm thì không dám yên tâm, mà gượng dậy thì lại mỏi mệt, cho nên trẫm thường sai hoàng tử đến thăm. Nay không may qua đời, thương tiếc vô cùng. Lại nói: Nhân bình nhật ăn mặc rất tiết kiệm, nay lễ tế điện trẫm muốn làm hậu".
Có lẽ không cần nói nhiều về Lê Văn Duyệt.
Lê Văn Duyệt có nét tương đồng với Triệu Vân tự Tử Long. Có nghĩa ngoài tài năng trên chiến trường, ẩn phía sau còn là một chính khách.
Nên nhớ đi cùng với việc phá tan mọi Vách Đá (Quảng Ngãi), ông còn chém đầu luôn những vị quan cai quản ở vùng đó, vì chính những gã quan tham nhũng bóc lột đã sinh ra sự phản kháng của người dân.
Lê Văn Duyệt là người đã chỉ huy trận đánh được xưng tụng là "Xích Bích Việt Nam": trận Thị Nại.
Nguyễn Ánh từng nói về ông "tuy sinh ra là người (thái) giám, (nhưng là) người mạnh dữ mà đánh giỏi, có công tùng chinh"
Ông quê ở huyện Cái Bè - Tiền Giang.
Nguyễn Huỳnh Đức
Nếu ví Lê Văn Duyệt với Triệu Tử Long thì Nguyễn Huỳnh Đức có lẽ là Quan Vân Trường.
Chuyện về ông trung nghĩa chiếm phần nhiều.
Quan Vũ từng bị Tào Tháo giữ lại bên trướng nhưng "Thân tại Tào Doanh, tâm tại Hán", vẫn nhớ về Lưu Bị. Nguyễn Huỳnh Đức cũng vậy, ông cũng bị Quang Trung bắt về, và Quang Trung nhận ra tài năng của ông nên quyết chiêu hàng cho bằng được. Nguyễn Huỳnh Đức chịu theo, nhưng có lời giao kết là ông chỉ đánh quân Trịnh không đánh quân chúa Nguyễn. (Tương tự với cái cách Vân Trường chỉ hàng Hán, không hàng Tào).
Thời gian lưu lại doanh trại của Nguyễn Huệ, do nhớ thương chủ cũ nên trong lòng ông thường phẫn uất. Một đêm mơ ngủ, Nguyễn Huỳnh Đức quát mắng Nguyễn Huệ rất to. Quân tướng giận, muốn đem giết nhưng vị anh hùng áo vải cho là lời trong giấc ngủ, không nỡ bắt tội.
Nguyễn Huệ còn cho nhiều châu ngọc, muốn tỏ sự hậu đãi để lôi kéo nhưng Huỳnh Đức vẫn không lay chuyển.
Nguyễn Huệ dẫn quân ra Bắc đánh họ Trịnh nên đưa Nguyễn Huỳnh Đức theo. Khi về, ông được để lại giữ đất Nghệ An cùng tướng trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Ở đây, ông lập mưu trốn thoát, chạy đường rừng qua tận Xiêm La, vua Xiêm cũng nhận ra cái tài của Đức nên giữ lại, nhưng ông vẫn quyết về với Nguyễn Ánh.
Ông chính là người đã cầm quân và lấy được thành Quy Nhơn sau này.
Chuyện cảm động nhất về Nguyễn Huỳnh Đức chính là bức tranh mà chúng ta đang thấy. Năm 1782, chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại ở Định Tường, quân sĩ chạy tan tác cả, chúa chẳng may bị sa lầy. Ai cũng lo chạy thoát thân, chỉ có Huỳnh Đức là quay trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời sập tối , quân Tây Sơn sợ có phục binh nên không truy đuổi nữa. Cả đêm, vì kiệt sức mà Nguyễn Ánh nằm gối đầu lên đùi ông mà ngủ say, Huỳnh Đức thức trắng đêm, ngồi bất động như tượng đá canh cho chúa ngủ. Cảm động vì sự trung thành và tận tuỵ của ông mà chúa Nguyễn Ánh ban quốc tính họ Nguyễn cho ông (Ông tên thật là Huỳnh Tường Đức).
Ông sinh ở TP Tân An, Long An.
À, đường Trần Tuấn Khải (quận 5) và Huỳnh Văn Bánh (Phú Nhuận) trước năm 1975 tên là đường Nguyễn Huỳnh Đức.
Trương Tấn Bửu
Ông quê ở miền Tây sông nước, đấy là huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày nay.
Có một câu chuyện này, tôi không rõ có phải là gốc của việc mà Trương Tấn Bửu đi theo Gia Long không? Tôi xin kể hầu tại đây, nếu những ai từng đọc sách, hay từng đi qua nơi này được nghe người xưa kể lại, thì xin góp ý cho tôi nhé.
"Tôi có một người bạn, anh ấy là con của một thầy giáo thuộc chế độ VNCH trước 1975. Đấy là một người trí thức và lạc lối giữa thời cuộc. Trong những câu chuyện anh ấy kể cho tôi, là câu chuyện về việc Nguyễn Ánh chạy lạc tại gần nơi anh ấy sống. Sau này nơi này gọi là "Ngã ba lạc"
Một lần quân Tây Sơn giai đoạn Nguyễn Huệ còn sống truy đuổi quân Gia Định, như thường lệ Nguyễn Ánh lại chạy. Ông chạy tới một ngã ba, không biết đi về phương nào. Cuối cùng xin tá túc vào một nhà dân bên cạnh, và cùng với các tùy tùng ở sau chuồng trâu để làm công hòng sống sót qua ngày.
Một hôm, người chủ buổi tối ra sau vườn thì phát hiện ra khu nhà chỗ các gia nô ở hắt lên ánh sáng kỳ lạ. Ông liền gọi tất cả những người đó lại và hỏi "Ở đây ai là chúa?"
Nguyễn Ánh biết không giấu được mới ra nhận thân phận. Trương Tấn Bửu là con của gia chủ, mới xin đi theo."
Người thứ hai của "Gia Định ngũ hổ tướng" đã theo về như vậy. Ông đi theo Nguyễn Ánh từ trận Rạch Gầm Xoài Mút đến khi công thành danh toại.
Công lao lớn nhất của Trương Tấn Bửu chính là đánh dẹp giặc Tàu Ô trên biển để giữ vững cơ nghiệp cho nhà họ Nguyễn.
Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Trương Tấn Bửu là một trong những ngôi mộ cổ nhất ở Sài Gòn - nay đã xuống cấp trầm trọng. Chỉ cách con đường Nguyễn Văn Trỗi khoảng 100 m lúc nào cũng nhộn nhịp xe cộ là cái tịch mịch hoang vu của ngài.