Ngài xưa có một cụ già nhà nghèo, ngày ngày sống bằng nghề đan lát đồ dùng bằng tre đem bán để nuôi sống cả gia đình.
Cụ có ba người con trai. Khi sắp chết, cụ gọi cả ba người con đến dặn dò:
- Mỗi con cần phải học lấy một nghề. Bầy giờ cha coi như đã xong một đời người. Cha nuôi nấng các con đến bây giờ, còn từ giờ về sau các con hãy tự lo kiếm ăn lấy một mình.
Cụ già tắt thở. Ba người con đem số tiền dành dụm suốt đời của cụ ra mua một chiếc quan tài, làm chay một ngày, đi lấy nước phép làm ma cho cụ (Theo phong tục của dân tộc Choang, khi có người chết thì gia đình mời thầy phù thuỷ đến cùng ra sông, đánh thanh la niệm chú, rồi lấy một ít nước mang về làm nước phép).
Ma chay cho ông cụ xong xuôi, cả nhà chỉ còn lại có ba quan tiền. Ba anh em chia nhau, mỗi người vừa vặn được một quan.
Người anh cả rất lười biếng, suốt ngày chỉ choi bời lêu lổng không muốn làm gì và cũng không biết làm gì. Bố chết, anh ta đem số tiền được chia ra tiêu hết nhẵn, rồi sau cũng chết đói.
Anh thứ hai là người siêng năng cần mẫn. Cha chết được ít lâu, anh đã học được nghề trồng rau. Anh đem số tiền ra mua hạt giông về trồng, sau này thành người trồng rau giỏi. Nhờ chăm chỉ làm lụng anh đã có một vườn rau, đủ sống qua ngày.
Anh ba là em út, còn ít tuổi. Ngày ngày anh băn khoăn lo nghĩ: "Mình có thể làm được việc gì đây?"
Một hôm anh đi dọc ven sông, thấy mấy người đang ngồi câu cá. Anh thấy việc đó cũng hay hay, liền chăm chu đứng xem. It lâu sau anh học được nghề câu cá. Anh liền đem số tiền được chia mua hai lưỡi câu, rồi ngày ngày ra bờ sồng câu cá. Anh câu được rất nhiều cá đem bán, bán xong lại đi câu. Như vậy chẳng những đủ ăn, mà còn dành dụm được một chút tiền mua sắm thêm đồ dùng câu cá. Anh đã trở thành một người câu cá lành nghề.
Một hôm anh đi câu ở một vụng sông, câu đã lâu mà chẳng được một con cá nào. Anh nghĩ: "Hôm nay thật xúi quẩy!" Anh lấy làm lạ liền nhìn kỹ xuống nước, thì ra chao ôi, bên cạnh chỗ anh câu có một con cá đáp (Một loại cá mình dài, miệng lớn, hay ăn cá con.) rất to nằm ở đây, hai mắt thao láo, đuôi ve vẩy, há hốc chiếc mồm rộng đón ăn hết các cá nhỏ khác. Anh ba giận quá liền rút chiếc lao đâm cá giắt ở thắt lưng, nhằm thẳng con cá đáp phóng xuống. "Phập" một tiếng, mặt nước tung toé, con cá đáp giẫy giụa, miệng phì bong bóng rồi từ từ chìm xuống đáy sông. Một lát sau, anh ba mới rút dần sợi dây buộc ở đuôi lao kéo lên bờ.
Hôm đó đánh được con cá to như vậy, anh ba liền đem mổ ra làm thức ăn. Vừa mổ bụng cá ra, anh thấy rất nhiều cá con bị nuốt vào đấy, trong đó có một con cá chép vàng rất đẹp, hai mang hãy còn thoi thóp thở. Anh ba thấy thương hại và cũng rất thích con cá chép vàng này. Anh đem thả cá vào chậu, đổ vào hai gáo nước trong mát. Cá liền vẫy đuôi, một lát sau đã tung táng bơi đi. Càng ngắm càng yêu, anh ra sức chăm chút cho cá, ngày ngày đào giun cho cá ’ăn, thả bèo và rong vào chậu cho cá chơi.
Cá vàng càng lớn càng đẹp, càng đáng yêu. Mỗi lần đi câu cá, ra phố hay đi xem hát, anh ba đều mang cá theo.
Một hôm, anh ba đi bán cá, quên không mang cá vàng theo. Khi bán cá xong trở về nhà thì không thấy cá vàng nữa. Anh buồn rồi ngồi ngây ra bên chậu, nước mắt rỏ giọt xuống chậu. Từ đó anh luôn buồn phiền, thấy cuộc sống quá cô đon.
Một hôm ngồi câu cá dưới gốc đa ven sông, gió hiu hiu thổi, nước lờ đờ trôi, anh liền ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Chợt có người đánh thức, anh dụi mắt, ngẩng đầu nhìn. Một người trai trẻ trạc tuổi với anh đang vỗ vai anh, vồn vã hỏi:
- Hiền huynh! Hiền huynh còn nhớ tôi không?
Anh ba lạ lùng vì từ trước tới nay anh chưa hề kết nghĩa anh em với ai bao giờ, sao bỗng nhiên lại có người gọi mình là anh em kết nghĩa, anh không biết nói năng thế nào cả.
Người trai trẻ đó lại nói:
- Hiền huynh không nhớ ra tôi à? Tôi là người bạn chí thiết của hiền huynh, hiền huynh là ân nhân của tôi.
Anh ba vẫn ngơ ngác không hiểu, không biết trả lời thế nào. Người trai trẻ nói tiếp:
- Hiền huynh, tôi là cá chép vàng đây. Hiền huynh đã cứu tôi, lại luôn luôn cho tôi đi dạo phô và xem hát nữa...
Anh ba bấy giờ mới nhớ ra, mối nghi hoặc trong lòng đã tiêu tan. Thì ra chàng trai trẻ này là do cá vàng biến thành. Chàng ở dưới nước, là con trai của Long Vương. Hôm đó chàng biến thành cá chép vàng tung tăng bơi lội dưới nước, chẳng may bị cá đáp nuốt phải, may nhờ được anh ba cứu thoát.
Người con trai Long Vươngnói tiếp:
- Hiền huynh đã cứu tôi, còn cho tôi ở đẹp ăn ngon. Tôi và cha tôi không bao giờ quên được công ơn, nên hôm nay mòi hiền huynh xuống nhà chơi.
Anh ba đáp:
- Đi thì đi được, nhưng làm sao có thể xuống nước?
Con trai Long Vương nói:
- Anh hãy nhắm mắt lại, cứ nắm lây vạt áo tôi mà đi theo là được.
Anh ba nghe lời làm theo. Dưới chân anh hình như đã hiện ra một con đường bằng phẳng xa tắp, đi thẳng xuống thuỷ cung. Đi được một lúc đã đến Long cung mỹ lệ. Anh ba mở mắt nhìn. Hàng cột lớn trong cung làm bằng thuỷ tinh màu đỏ, tường xây bằng thuỷ tinh vàng, mái nhà lọp một lóp ngói bằng thuỷ tinh xanh. Thật là một thuỷ tinh cung vô cùng rực rỡ huy hoàng xán lạn.
Anh ba được gặp Long Vương. Long Vương rất yêu quý anh, cho anh ở trong những căn phòng xinh đẹp, ăn những thức ăn rất quý. Con trai Long Vương thường đưa anh đi dạo chcã vườn hoa. Anh thấy không biết bao nhiêu hoa quả kỳ lạ trong vườn hoa ở Long cung. Có những quả vải không hạt mùi vị thom như mật ong; những quả nhãn dày cùi to bằng chén trà, những cây chuôi và cây đào mãi mãi xanh tươi. Anh còn nhìn thấy rất nhiều thứ lạ mắt, đẹp đẽ ở trong vườn hoa. Những thứ đó anh không thấy ở trên mặt đất bao giờ.
Thấm thoắt đã được hơn một tháng, một hôm anh ba cảm kích nói vói con trai Long Vương:
- Hiền huynh, ở đây tôi được tiếp đãi rất chu đáo ân cần. Nhưng nhà tôi chỉ có một mình, tôi muốn xin phép ngày mai trở về có được không?
Con trai Long Vương nói:
- Được, nhưng sau này anh nhớ đến choi luôn nhé! À, tôi dặn thêm anh điều này, nếu khi cha tôi tặng anh vật gì thì anh chỉ nên nhận một con gà trắng thôi.
Sáng hôm sau, anh ba đến cáo từ Long Vương. Trước khi đi, Long Vương chỉ vào kho vàng kho bạc nói với anh:
- Con thân yêu! Trong này có đủ mọi thứ quý giá, con muốn lấy gì thì lây, ta đều tặng cho con cả.
Anh ba nhìn thấy đầy nhà những thỏi vàng đỏ rực, những nén bạc sáng trắng, và biết bao nhiêu châu báu ngọc ngà loá mắt, anh nhớ tới lời dặn của con trai Long Vương, bèn tâu:
- Thưa Long Vương, con chỉ có một mình, không phải lo ăn lo mặc. Con chỉ muôn xin một con gà trắng về nuôi cho đỡ cô quạnh mà thôi.
Long Vương vuốt chòm râu bạc, trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Thôi được, ta tặng con, con hãy lấy đem về!
Anh ba trở về nhà, nuôi gà trong một chiếc lồng. Ngày ngày anh vẫn đi câu cá ở ven sông rồi mang ra chợ bán. Nhưng mỗi khi trở về nhà là anh đã thấy trên bàn dọn sẵn một mâm cơm nóng sốt.
Lúc đầu anh tưởng là người láng giềng làm cơm giúp nên đến để cảm
ơn. Mọi người nghe nói vậy đều lây làm lạ vì họ không có ai đến nấu giúp anh cả. Anh rất nghi hoặc. Hôm sau anh không đi câu cá, ngồi chờ ở nhà. Chờ suốt ngày hôm ấy cũng không thấy ai đến nấu cơm giúp cả. Hôm sau, anh lại ra câu cá ở ven sông. Và khi trở về nhà lại thấy mâm cơm nóng sốt đã dọn sẵn. Anh ba nghĩ: "Lạ thật, người nào mà tốt bung như vậy nhỉ? Ta nhất định phải tìm cho ra để tạ ơn mới được".
Ngày hôm sau, anh giả vờ ra bờ sông câu cá, nhưng tới nửa đường anh lặng lẽ quay về. Nhìn qua khe cửa anh thấy một cô gái đang nhóm lửa nấu cơm. Anh nhìn thấy rõ ràng, đó là một cô gái vô cùng xinh đẹp mặc áo trắng váy hoa.
Anh ba không nhịn được kêu lên:
- Nàng ơi! Nàng ơi!
Cô gái nghe thấy tiếng người gọi, liền vỗ tay, biến thành con gà trắng trốn vào trong lồng.
Anh ba không còn cách nào khác, đành phải chờ ngày nữa. Sớm hôm sau, anh lại giả vờ ra bờ sông câu cá, nửa đường quay về nhìn trộm qua khe cửa. Một lát sau quả nhiên thấy con gà trắng biến thành một cô gái bước ra nhôm lửa thổi cơm. Anh ba liền xô cửa bước vào. Cô gái muốn vỗ tay biến thành gà trắng ẩn vào lồng nhưng không kịp nữa đành thẹn thùng e lệ đứng lại trước mặt anh.
Anh ba nói:
- Nàng oi, nàng tốt lắm, hôm nào nàng cũng nhôm lửa thổi cơn giúp, tôi xin cám on. Xin hãy cho biết, nàng từ đâu lại?
Cô gái đấp:
- Có đáng gì đâu mà anh phải cám ọn! Em là con gái Long Vương, anh đã cứu sống anh em, nên em xin đến để tạ on!
Từ.đó hai người cùng chung sống với nhau thành vợ thành chồng. Tin đó truyền đi, trai gái xa gần đều kéo nhau đến chúc mừng, ai cũng muốn biết câu chuyện lạ của anh ba và cô gái xinh đẹp ở Long cung.
Một hôm, tên tay sai của thổ ty đến, hắn thấy nét mặt kiều diễm của cô gái Long cung liền chạy về báo cho thổ ty biết. Vài hôm sau, tai hoạ đã xảy ra. Thổ ty cho lính đến bắt anh ba.
Thổ ty trợn mắt trắng dã nói:
- ơ đây, làng to bản nhỏ đều thuộc quyền tao cai quản, việc lớn việc bé đều do tao định đoạt. Bây giờ tao hạn cho mày trong ba hôm phải đem nộp vợ cho tao. chậm một phút là tao chém đầu!
Anh ba nghiến răng:
- Bẩm quan lớn, quan lớn muốn lấy gì thì lấy nhưng không được động đến vợ tôi!
Quan thổ ty cau mày, nở một nụ cười nham hiểm:
- Muốn lay gì thì lấy? Hừ, đo là do mày nói ra nhé. Được lắm! Được lắm! Mày là một thằng đánh cá, tao hạn cho mày trong ba hôm phải nộp đủ một trăm hai mươi con cá chép, mỗi con nặng mười hai lạng, con nào cũng đỏ như nhau.
Anh ba về nhà, thuật chuyện này với vợ, trong lòng rất lo lắng. Nàng an ủi anh:
- Anh không phải phiền lòng, để em lo liệu.
Nói xong nàng liền lây một tờ giấy đỏ, đem kéo cắt thành một trăm hai mươi con cá giấy giống nhau rồi bỏ vào thũng lớn, đổ nước trong vào, tức thì một tràm hai mươi con cá giấy liền biến thành những con cá chép tươi roi rói bơi lội tung tăng trong chiếc thùng lớn, con nào cũng đỏ, cũng to như nhau, trông thật đáng yêu. Anh ba tươi cười mừng rỡ ngắm nhìn đàn cá rồi mang đến cho quan thổ ty.
Quan thổ ty thấy không bắt bí được anh ba, liền nói:
- Nghe nói vợ mày dệt vải giỏi, trong ba ngày phải bảo vợ mày dệt cho được một tấm vải xanh da trời dài bằng một con đường.
Anh ba nói:
- Bẩm quan lớn, vì sao quan lớn đòi cái này rồi lại đòi cái khác?
Quan thổ ty nói:
- Chẳng phải là mày đã nói đó sao? Lấy vợ mày thì không được, còn muốn lấy thứ gì cũng có kia mà!
Anh ba biết rằng có nói nữa cũng bằng thừa nên đành giận dữ quay về nhà nói cho vợ rõ. Nàng an ủi:
- Không lo, em đã có cách.
Nói dứt lời, nàng liền nhảy xuống sông biến thành con cá linh trắng bơi về thuỷ tinh cung. Một lát sau nàng trở lại mang theo một trái bầu. Đó là một trái bầu tiên muốn ước gì được nấy.
Anh ba mân mê trái bầu, trong lòng rất sung sướng. Đến ngày thứ ba, anh bảo trái bầu cho một tấm vải xanh dài, mang đến nộp cho quan thổ ty.
Quan thổ ty thấy vải liền hỏi:
- Tấm vẩi này dài bao nhiêu?
Anh ba trả lời dứt khoát:
- Dài bằng con đường cái!
Quan thổ ty quát:
- Nói lao! Sao may biết tấm vải dài bằng đường cái?
Anh ba điềm tĩnh:
- Nếu không tin xin mời quan cứ đo xem!
Quan thổ ty cho gọi người đến đo, đo suốt một ngày một đêm vẫn chưa hết. Quan không biết bắt bẻ thế nào đành nói:
- Thôi, coi như mày đã nộp đúng! Ngày mai mày phải mang đến nộp một đàn dê đỏ!
Anh ba mang đàn dê đỏ đến. Quan thổ ty lại đòi nộp một đàn trâu, anh ba lại mang một đàn trâu đến. Nói tóm lại quan thô ty đòi cái gi thì anh ba có thứ ấy.
Quan thổ ty tức quá bèn hỏi anh Ba:
- Mày là dân, nghèo, tại sao đòi thứ gì mày cũng có? ơ đâu mà nhiều thê? Nhất định mày phải có vật báu, hãy đem ngay vật báu ra nộp cho ta!
Anh ba nghĩ thầm: "Thật là một tên lòng tham không đáy, đòi cái này rồi lại đòi cái nọ. Nếu ta đưa trái bầu tiên cho hắn, hắn lại đòi thứ khác thì làm thê nào?". Anh liền nói:
- Bẩm quan, quan đòi thứ gì chúng tôi đều đã xin nộp cả, nhưng quan đã đòi nhiều như vậy mà vẫn chưa vừa ý hay sao?
Quan thổ ty vừa ngượng vừa tức, đập bàn thét lớn:
- Hừ! Tao ra lệnh cho mày, mày phải đem nộp ngay. Đi đi, nói thêm lời nào nữa tao sẽ tống giam mày vào ngục!
Anh ba tức giận quá, bước ra khỏi nha môn anh cất tiếng chửi:
- Đồ quái vật! Quái vật! (Tiếng Choang, quái vật còn có nghĩa là: "Đồ khốn nạn")
Bọn tay sai nghe thấy chửi, liền chạy vào báo với thổ ty. Quan thổ ty hầm hầm nổi giận đuổi theo bắt anh giam vào trong ngục tối một đêm. Sớm sau thả ra, quan thổ ty quát lớn:
- Mày dám gọi ta là quái vật! Mày biết quái vật thế nào? Hãy đem nộp ngay một trăm hai mươi con quái vật cho ta coi! Hẹn trong ba ngày, không nộp đủ ta sê chặt đầu!
Anh ba không còn cách nào khác đành phải vâng lời. Về tới nhà, anh nói cho vợ rõ. Nàng nói:
- Một trăm hai mươi con quái vật à? Muôn lấy thì có ngay! Nhưng trái bầu tiên thì đừng hòng!
Nói đoạn nàng cầu trái bầu tiên làm cho một trăm hai mươi chiếc rọ lợn và một ngàn hai trăm cân than. Nàng cho vào mỗi rọ mười cân than, rồi lấy giấy xanh đỏ dán lên trên. Sau đó đổ vào mỗi rọ hai lạng dầu. Lập tức những chiếc rọ đó động đậy và biến thành một trăm hai mươi con quái vật kỳ lạ kêu rầm rĩ: "Quái vật! Quái vật!"
Anh ba xua đàn quái vật đó đến nhà quan thổ ty. Dọc đường, đàn quái vật kêu la ầm ầm: "Quái vật! Quái vật!". Mọi người đổ xô ra xem. Khi tới nha môn thì người xem đã đông nghịt. Quan thổ ty cho tay sai ra đuổi người xem đi và đem đàn quái vật nhốt vào chuồng.
Quan thổ ty hỏi:
- Đấy đúng là một đàn quái vật, nhưng chúng ăn cái gì?
Anh ba nói:
- Bẩm quan, chúng ăn dầu, không ăn được cái gì khác. Ăn một lần no, sau không phải ăn nữa. Chúng không đói, cũng không chết, chỉ thỉnh thoảng trông qua cũng được.
Quan thổ ty không nói gì nữa. Anh ba nói xong cũng quay về.
Vốn lúc nhìn thấy đàn quái vật này, quan thổ ty rất sung sướng. Quan nghĩ: "Đàn quái vật này vừa lạ vừa đẹp, thật là của quý, có thể đem dâng lên Hoàng Đế". Chiều hôm đó, quan thổ ty liền cho người đi mua rất nhiều dầu mang về cho đàn quái vật án và sai bảo đầy tớ phải trông nom cẩn thận.
Đàn quái vật ăn rất khoẻ, chỉ một loáng đã ăn hết một nghìn hai trăm cân dầu, con nào con ấy bụng căng phồng. Có con ăn no quá, bụng trương mít cả ra. Nửa đêm chúng la hét inh ỏi làm quan thổ ty tỉnh giấc ngủ. Quan tưởng xảy ra việc gì liền châm đèn xuống xem. Đàn quái vật bắt lửa cháy bùng lên. Một trăm hai mươi con quái vật chạy lung tung. Một loáng sau, cả dinh cơ của quan thổ ty và bọn quan lớn quan nhỏ cùng bè lủ tay chân đều bị thiêu chết hết không còn một mông.
PTS. LÃ DUY LAN - Chàng Mọt Sách