Nữ thần sông Hằng - Ganga
Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 2 phiếu

Nữ thần sông Hằng - Ganga

Đối với những người theo đạo Hindu, sông Hằng tức là Ganga là một dòng sông thiêng, ai tắm trên dòng sông này sẽ được giảm nhẹ các tội lỗi trong đời và có thể tự giải thoát bản thân khỏi sinh tử luân hồi, người chết sau khi hỏa táng cũng thường được rắc tro cốt xuống sông Hằng với niềm tin rằng linh hồn người chết sẽ được lên thiên giới. Dòng sông được nhân cách hóa như một nữ thần, được người theo Hinđu Giáo thờ phụng. Đó là nữ thần Ganga.

Có nhiều phiên bản về nguồn gốc của nữ thần Ganga. Có truyện kể rằng bà được tạo ra từ những giọt nước trong cái bầu đựng nước thánh của Đáng Brahma. Cũng có truyện lại kể sau khi đích thân Brahma rửa chân cho thần Vishnu, ông đã thu lại các giọt nước rửa chân để tạo ra Ganga. Nữ thần Ganga được miêu tả có nước da trắng, đội vương miện trắng, thú cưỡi của bà là một con cá sấu. Tay phải Ganga cầm một bông hoa súng, tay trái cầm một cây đàn

Lúc bấy giờ Ganga vẫn còn ở trên thiên giới. Lúc bấy giờ, một vị vua tên là Sagara sinh hạ được 6000 người con trai. Một ngày, vua Sagara tiến hành nghi thức cầu phúc lành cho vương quốc. Một phần không thể thiếu trong nghi lễ là một con ngựa, nhưng con ngựa đã bị thần Mặt Trời Indra đánh cắp. Sagara ra lệnh cho tất cả các con trai đi khắp nơi trên Trái Đất để tìm kiếm con ngựa. Họ đã tìm ra con ngựa ngay gần chỗ tu sĩ Kapila đang ngồi thiền. Tin rằng tu sĩ đã đánh cắp con ngựa, họ ném những lời xúc phạm vị tu sĩ, khiến cho việc tu tập hành xác bị gián đoạn. Lần đầu tiên sau nhiều năm, vị tu sĩ mở mắt và nhìn vào các con trai của Sagara. Với chỉ một ánh nhìn đó, tất cả 6000 chàng trai bỗng bị bốc cháy cho đến khi chết hết và không thể siêu thoát.

Linh hồn của các hoàng tử vua Sagara trôi dạt vì chưa được làm lễ tiễn đưa. Khi Bhagiratha, một trong những hậu duệ của vua Sagara, con trai của Dilip, biết được kiếp nạn này, ông thề sẽ mang thần Ganga xuống hạ giới và dùng dòng nước của thần thanh lọc các linh hồn, siêu thoát cho họ về Trời.

Bhagiratha cầu Brahma cho Ganga được xuống hạ giới. Brahma đồng ý; Ngài ra lệnh cho Ganga hạ giới và thanh tẩy các linh hồn tội lỗi là tổ tiên của Bhagiratha để họ có thể siêu thoát lên được thiên đàng. Ganga cảm thấy rằng đây thực sự là một sự xúc phạm, nàng quyết định rằng khi xuống đến hạ giới sẽ sử dụng sức mạnh của mình quét sạch Trái Đất. Bhagiratha biết được âm mưu này nên đã cầu xin thần phá hủy Shiva ngăn chặn việc Ganga xuống hạ giới.

Ganga kiêu ngạo hạ ngay xuống đầu thần Shiva. Nhưng thần Shiva lấy đầu mình để đỡ dòng nước đổ từ trên trời dội xuống, thần rất điềm tĩnh bẫy nàng trong sợi tóc của thần và để cho nàng thoát ra bằng một dòng suối nhỏ. Cuộc chạm trán với thần Shiva làm cho Ganga trở nên kiêu ngạo hơn. Khi Ganga xuống cõi dưới, nàng đã tạo ra một dòng suối khác để vẫn được ở trên mặt đất mà giúp đỡ làm thanh sạch các linh hồn kém may mắn ở đây. Nàng là dòng sông duy nhất chảy qua ba thế giới: Swarga (thiên đường), Prithvi (hạ giới) and, Patala (cõi dưới hay địa ngục). Do đó, thần được gọi là "Tripathagā" (người đi qua ba thế giới) trong tiếng Phạn. Cũng vì thế mà Ganga bị chia làm 3 dòng sông, một chảy qua thiên giới, 1 chảy qua cõi trần và 1 chảy qua địa ngục.

Vì những nỗ lực của Bhagiratha nên Ganga nên dòng sông còn được gọi là Bhagirathi, và từ "Bhagirath prayatna" được sử dụng để miêu tả những nỗ lực quả cảm hay những thành công đạt được qua khó khăn.

Một tên khác mà Ganga được đặt cho là Jahnavi. Chuyện kể rằng, một lần khi thần Ganga xuống hạ giới, trên đường tới Bhagiratha, dòng nước cuộn mà thần tạo ra đã gây nên sự phá hủy các cánh đồng của một vị tu sĩ tên là Jahnu. Vị tu sĩ giận dữ, ông đã uống cạn dòng nước Ganga. Lúc này, các vị thần cùng cầu xin cho Ganga để nữ thần có thể tiếp tục thực hiện sứ mạng. Cảm thấy hài lòng với những lời cầu xin, vị tu sĩ thả Ganga (và dòng nước của thần) từ lỗ tai ra. Do đó mà có cái tên "Jahnavi" (con của Jahnu) đặt cho Ganga.

Người ta tin rằng, dòng sông chắc chắn sẽ cạn vào cuối kỷ Kali Yuga (kỷ bóng tối - chính là kỷ nguyên hiện tại của loài người trong kiếp luân hồi Kalpa), giống như là dòng sông Sarasvati; sau khi sông Hằng cạn thì kỷ này cũng chấm dứt. Theo vòng tuần hoàn, thì kỷ tiếp theo sẽ là Satya Yuga - kỷ nguyên của Sự Thật.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Thần trụ trời (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Anh chàng nghèo khổ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  3. Chiếc nón lá của Jizo - Sama (Tạo lúc: 07/03/2015)
  4. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  5. Đức Thánh Gióng (Tạo lúc: 08/03/2015)
  6. Đại thánh Từ Đạo Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  7. Anh chàng chăn lợn (Tạo lúc: 10/03/2015)
  8. Johannes trung thành (Tạo lúc: 12/03/2015)
  9. Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa (Tạo lúc: 13/03/2015)
  10. Người nhạc sĩ lang thang (Tạo lúc: 14/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Main:
Secondary:
Outline:
Footer:
Menu: