Ở Trung Quốc thời thời Xuân Thu (năm 770-476 trước Công Nguyên) nước Tống có một người rất thích nuôi con khỉ, nên người ta đặt cho anh ta cái tên là Vượn Công. Anh ta nuôi hàng đàn khỉ, biết rõ tâm tính từng con, đàn khỉ cũng hiểu được tiếng nói của chủ mình. Vượn Công mỗi ngày dành một khẩu phần lương thực để nuôi đàn khỉ.
Không lâu sau, kinh tế đi xuống, nhà không đủ lương ăn, anh ta định bớt lại khẩu phần ăn của đàn khỉ, nhưng sợ đàn khỉ không nghe lời, bèn nghĩ ra cách nói lừa chúng nó. Rồi anh ta tập hợp đàn khỉ lại, nói:
– Từ nay về sau cho chúng mày ăn hột cao su trừ bữa, mỗi đứa sáng ba hột, tối bốn hột, đủ no không?
Đàn khỉ nhau nhau chê ít. Một lúc sau, anh ta lại hỏi:
– Chúng mày từ nay ăn hột cao su trừ bữa, mỗi đứa sáng bốn hột, tối ba hột, như vậy đủ no rồi chứ!
Cả đàn khỉ nghe qua, nằm mọp xuống đất tỏ ý rất hài lòng.
Câu chuyện này được nhắc đến trong cuốn sách Nam Hoa Kinh, một trong những tác phẩm cổ Trung Quốc còn gọi là Trang Tử từ thời Chiến Quốc (475-221 trước Công Nguyên).
Thành ngữ "Sáng ba chiều bốn" (朝三暮四, zhāo sān-mù sì) bắt nguồn từ câu chuyện này và lúc đầu có nghĩa là đánh lừa người khác bằng thủ đoạn. Về sau nó được dùng với nghĩa: thường xuyên thay đổi quyết định và không có trách nhiệm.
Những chú khỉ ngốc rất vui khi được nhận ba hạt dẻ lúc bình minh và bốn hạt lúc chiều muộn mặc dù chúng không hài lòng khi nhận được 4 hạt vào buổi sáng và ba hạt vào buổi tối.
Ngày nay câu thành ngữ được dùng để tả ai đó luôn luôn thay đổi quyết định và người ta không thể tin vào những điều người đó nói.
Một câu thành ngữ tiếng Anh tương tự là “to play fast and loose” – "lập lờ hai mặt" (như trong một trò chơi) hoặc "khi nóng khi lạnh" (tùy tiện thay đổi chính kiến).