TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 4 phiếu
Miếu thuồng luồng

Đời vua Trần Minh Tông, có thái thú họ Trịnh làm quan ở huyện Hồng Châu, vợ là Dương thị, nhân có lần về thăm nhà, đậu thuyền lại chơi bên cạnh một đền thờ thần thuồng luồng.

Bỗng từ đâu xuất hiện hai nàng hầu, bưng một cái hộp nhỏ bằng vàng mà đến trước mặt Dương Thị nói rằng: "Đức ông tôi sai đem vật này đến kính biếu phu nhân gọi là để tỏ chút tình, sớm muộn gì trong làn nước mây, duyên cưỡi rồng sẽ được thỏa nguyện." Nói xong, hai người kia biến mất, chỉ để lại chiếc hộp. Dương Thị mở hộp ra thì thấy một dải đồng tâm màu tía, trên dải đề một bài thơ tứ tuyệt lời lẽ mùi mẫn trăng gió, ý muốn cùng thị kết đôi dưới thủy cung. Đọc xong, Dương Thị kinh hãi, bỏ thuyền lên bộ, quay về Hồng Châu kể hết mọi chuyện cho chồng. Trịnh nghe xong cũng kinh sợ, dặn với vợ từ nay không được đến gần những nơi sông giếng, lại dặn đêm tối trời hay mưa gió, phải thắp đèn sáng cả lên và cắt người canh giữ.

Phòng ngừa như thế được nửa năm mà không thấy có chuyện gì, quan thái thú họ Trịnh cũng đâm chủ quan. Một đêm Trung Thu kia, thấy trời trăng thanh gió mát, bèn rủ Dương Thị ra sông Ngân chơi trăng, thưởng rượu rồi ngủ quên. Đến hồi trời bất ngờ nổi sấm chớp, Trịnh giật mình tỉnh dậy thì không thấy vợ đâu, vội lật đạt chạy đến chỗ ngôi đền thủy thần khi trước thì tìm thấy áo xiêm của Dương Thị. Trịnh thái thú lúc này mới nhớ về chuyện cũ mà đau xót, đứng giữa trời mà ngẹn ngào không thôi.

Từ đó, Trịnh buồn nản bỏ cả việc quan vê quê dựng một cái lầu tranh rồi ở trong đó, chôn cho vợ một cái mả gió dưới chân núi Đốn. Lầu ấy trông xuống một bến sông, bên cạnh bên sông lf một cái vực sâu. Trịnh mỗi lần lên lầu đứng ngó xuống bến sông lại thấy một ông già tóc bạc, đeo môt cái bao đỏ đựng tiền, sáng đi tối về. Ông mới thầm thấy lạ, nơi đây đâu có làng xóm nào đâu mà sao lúc nào cũng thấy ông gìa đi đi về về. Trịnh bèn tới bắt chuyện với ông, ngắm thấy cụ già tuy gầy guộc nhưng tinh thần trong sáng như gương, đoán chắc là kẻ ẩn sĩ lánh đời, nếu không thì cũng là tiên nhân đắc đạo nào đó, nên làm thân, khoản đãi tiệc rượu mỗi ngày, cùng nhau chè chén vui vẻ. Ông già có vẻ rất cảm mến Trịnh nhưng khi Trịnh hỏi đến tên thì nhất mực không nói. Trịnh thái thú lấy làm nghi, một bưa mới dậy thật sớm, rúc trong đám sậy mà rình cụ ông kia. Lúc đó, sương mai còn đậu ướt trên ngọn cây, Trịnh trông thấy cụ ông từ dưới mặt nước thủng thẳng đi lên. Trịnh biết là thần, vội chạy ra sụp lạy. Ông già cả cười, xưng mình là Bạch Long Hầu, chuyên việc làm mưa, lúc rảnh rỗi thì đi làm nghề bói.

Trịnh mới dò hỏi Long Hầu cách xuống thủy cung. Long Hầu thấy lạ, hỏi lý do. Trịnh bèn đen hết chuyên vợ bị thần dưới nước bắt mất kể hết cho nghe, mong ngài đòi lại công băng. Long Hầu lúc này mới nói mọi chuyện duới nước đều phải có sắc mệnh của Long Vương, muốn đòi vợ lại thì Trịnh phải có đơn kiện. Trịnh bèn hỏi cách đâm đơn kiện, Long Hầu nói phải dò xem trước người ở đâu đã. Bèn sai một tiểu đồng mặc áo xanh đi tìm Dương Thị, Trịnh cũng cung kính mà ủy cậy ông lão, gửi cho tiểu đồng một cành thoa bằng ngọc làm tin, Dương Thị nhìn thấy sẽ biết là chồng đi tìm.

Nàng áo xanh liền đến miếu thờ Thần Thuồng Luồng ở Hồng Châu, dò hỏi thì biết Dương Thị đã được phong là Xương Ấp Phu Nhân, hiện ở trong một cái điện bằng ngọc lưu ly, năm ngoái đã sinh được một con trai. Tiểu đồn muốn vào điện ấy nhưng lối vào chi cít, lại có tường vây, lính giữ cẩn mật. Liếc thấy có hoa tường vi nở rực, liền giả lại tới bẻ cành, vệ si thấy thế xông lại. Nàng tiểu đồng nhẹ mở lời tạ lỗi, đút lót cành thoa cho lính canh nó, nói là quà gửi tạ lỗi cho Phu Nhân. Lính canh mang cành thoa của Trương vào dâng, quả nhiên Dương Thị nhin biết ngay là cành thoa của chồng mua cho mình khi trước nhưng để đánh lừa đám lính, Thị phải giả vờ nổi giận mà sai lính đem trói người bẻ hoa vào vườn điện rồi thừa lúc lính canh nghỉ ngơi không để ý, đến chỗ tiểu đồng áo xanh,cởi trói cho nàng, cầm cành thoa mà khóc. Dương Thị nói với tiểu đồng về báo với chồng mình bị bắt xuống dưới này đã lâu, mong chồng tìm cách mà nhanh đưa về, đừng để nàng vùi xác nơi làn nước. Đoạn, nàng còn đưa cho vị tiểu đồng lá thư gửi chồng.

Người tiểu đồng khi về báo tin lại cho Long Hầu và quan thái thú. Long Hầu nghe tiểu đồng báo cáo hết việc của Dương Thị, liền đi ra bể Nam, vào một tòa thành lớn. Hầu vào trước, bảo Trịnh đứng ngoài chờ. Lát sau, có một người dẫn Trịnh vào trong cai đền, trên đền có vị vua mặc áo tinh hồng, mang đai ly châu, các quan văn võ đứng chầu hai bên rất nhiều.

Trịnh quỳ xuống mà tâu hết mọi chuyện, lười lẽ rất bi đát. Đức vua nghe rồi ngoảnh sang một viên quan bên tả, giục viết trát đòi thần thuồng luồng đến. Vụt có hai tên lính vượt không ra đi. Được chừng nửa ngày, giải đến một người đàn ông vạm vỡ, mữ đỏ mặt đen, râu ria đâm tua tủa như rễ tre, ra quỳ giữa sân. Đức vua mới từ trên ngôi cao, quát mắng người kia đã không trừ họa cho dân lại dám làm điều càn rỡ. Kẻ quỳ ở dưới đền một mực chối tội kêu oan. Nói răng hắn với chàng Trịnh đứa ở dưới nước, người ở trên cạn không liên quan đến nhau, bỗng sao bị Trịnh vu oan. Nhắc nhà vua nếu nghe lời Trịnh thì thật vô lý, khó yên bề trên dưới.

Hai bên cãi qua cãi lại, mãi mà không xong. nhà vua cũng không biết xử sao. Long Hầu lúc đó mới rỉ tai bảo Trịnh tâu với Long Vương cho gọi Dương Thị đến để cùng xét hỏi. Trịnh vưa tâu lên, Long Vương thấy phải, liền sai lính mang Dương Thị đến. Dương Thị được điệu đến nơi. Nhà vua từ trên điện hỏi Dương Thị rằng trong hai người, ai mới là chồng của thị. Dương thị vội tâu: "Người áo xanh (Trịnh thái thú) mới là chồng tôi, còn người áo đỏ là kẻ thù. Trước bị hắn bắt đi, trải đã ba năm nay. May nhờ thái dương soi sáng tới không thì cũng hồn tàn vóc nát, chịu nhơ nhuốc trọn đời, sao còn ló mặt với ai nữa".

Nhà vua nghe Dương Thị tâu bày xong, hiểu rõ sự tình cả giận, muốn khép cho người áo đỏ kia tử tội. Bấy giờ, bên cạnh vua mới người áo bào xanh là Chính Hình Lục Sự can, nói người kia tuy đáng tội chết nhưng cũng có chút công ơn với dân, chỉ vì quá mê cuồng vợ người khác nên mới làm điều bậy. Vua nghe can thấy hợp, tha cho tội tử. Còn người vợ thì đươc về với chồng trước là Trịnh thái thú, đứa con thì phải để lại cho người chông thuồng luồng nuôi. Lệ đã ban ra, lập tức thi hành.

Nghe lời phán xong, thần thuồng luồng cúi đầu đi ra, tả hữu cũng đưa mắt bảo Trịnh lui về. Về nhà, Long Hầu mở tiệc mừng, tặng cho vợ chồng quan thái thú các thứ sừng tê, đồi mồi. Vợ chồng Trịnh lạy tạ ròi trở về quê cũ, kể hết mọi chuyện cho người thân họ hàng nghe, ai nấy đều mừng rỡ và lấy làm một chuyện lạ.

Bẵng đi một thời gian, Trịnh thái thú có việc ghé qua Hồng Châu, qua lại đền thờ thuồng luồng thì thấy tường xiêu, vách đỏ, bia gãy rêu trùm. Bèn hỏi các bậc trưởng lão thì họ kể trước đây một năm, vào giữa ban ngày trời bỗng không mây mà mưa, nước sông ngập đầy. Có một con rắn dài đến mười trượng, vảy biếc mào đỏ, nổi trên mặt nước mà đi về mạn bắc. Đằng sau có hơn trăm con rắn nhỏ đi theo. Đền Thuồng Luồng từ dạo đó hết linh nghiệm. Trịnh bấm đốt ngón tay tính thử xem thì ngày ấy chính đúng là ngày mình đi kiện đòi vợ. Lạ thay.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Truyền thuyết Mẫu Thượng Ngàn (Tạo lúc: 22/05/2015)
  2. Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi - P1 (Tạo lúc: 10/02/2016)
  3. Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi - P2 (Tạo lúc: 10/02/2016)
  4. Truyền thuyết về Việt quốc công Lý Thường Kiệt (Tạo lúc: 18/02/2016)
  5. Diên phương hầu Thượng thư Lê Trọng Thứ (Tạo lúc: 03/03/2016)
  6. Thượng tướng quân Nguyễn Xí, đại thần 4 đời vua Lê (Tạo lúc: 10/04/2016)
  7. Lương Hữu Khánh hay Thượng thư bộ Binh nổi tiếng thần đồng ăn khỏe (Tạo lúc: 12/05/2016)
  8. Giống vật do thượng đế sinh ra và do quỷ sinh ra (Tạo lúc: 09/10/2017)
  9. Hans lực lưỡng cường tráng (Tạo lúc: 24/10/2017)
  10. Cây bút thần của Mã Lương (Tạo lúc: 29/10/2017)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn