Đạo Hà Đại Thần Inari Okami
Trước Tiếp theo

Đánh giá: 4/5 - 1 phiếu

Đạo Hà Đại Thần Inari Okami

Thần Inari hay còn được gọi là Inari Okami, là vị thần của lúa gạo, nông nghiệp, thương nghiệp và nghề rèn,  của sự phì nhiêu, gạo, trà và sake, cũng là vị thần được thờ phụng rộng rãi trên đất nước Mặt Trời mọc, từ Thần đạo tới Phật giáo. Đôi khi thần Inari được đồng nhất với Benzaiten và Daikiniten, và đôi khi thần cũng được coi là nữ giới, hoặc một vị thần lưỡng tính.

Hiện tại, đền Fushimi Inari ở Nhật Bản, đền thờ thần Inari lâu đời nhất vẫn còn nguyên vẹn và vẫn mở cửa.

Inari xuất hiện dưới nhiều hình dạng, nhưng hình dạng nổi tiếng nhất vẫn là hình con cáo trắng. Các bảo vật của thần rất đa dạng, như bó lúa, con cáo, viên ngọc ước và con cáo, tất nhiên.

Inari được mô tả như cả nam và nữ. Những hiện thân phổ biến nhất của Inari, theo học giả Karen Ann Smyers, là một nữ thần lương thực trẻ tuổi, một ông già vác bao gạo, hoặc một vị Bồ Tát bán nam bán nữ. Không có hình tượng nào chính xác; giới tính ưa thích của các bản mô tả dựa theo những truyền thống của khu vực và tín ngưỡng cá nhân. Vì sự liên kết chặt chẽ với kitsune, Inari thường được cho là một con cáo; mặc dù niềm tin này được lan rộng, cả các tu sĩ Thần đạo và tăng nhân Phật giáo đều khuyến khích điều này. Inari cũng xuất hiện như một con rắn hay con rồng, và một câu chuyện dân gian có cảnh Inari xuất hiện trước mặt một người đàn ông xấu xa dưới hình dạng một con nhện khổng lồ như một cách để dạy cho ông ta một bài học.

Inari đôi khi được nhận dạng với các nhân vật thần thoại khác. Một số học giả cho rằng Inari là nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Nhật Bản cổ điển như Ukanomitama hoặc Ōgetsu-Hime của Kojiki; nhiều người khác cho rằng Inari là cùng một nhân vật với Toyouke. Một vài người khác nhận dạng Inari với bất kì kami về lúa gạo nào khác.


Khía cạnh nữ của Inari thường được nhận dạng hoặc lồng trong Dakiniten, một vị thần trong Phật giáo, người được chuyển đổi sang văn hóa Nhật Bản từ các nhân vật dakini của Ấn Độ, hoặc với Benzaiten của Thất Phúc Thần. Dakiniten được mô tả là một vị Bồ tát nữ hoặc bán nam bán nữ cưỡi một con cáo trắng đang bay. Sự giao thoa của Inari với Phật giáo có thể được bắt đầu từ thế kỷ thứ 8, khi người sáng lập và tăng nhân phái Chân Ngôn Tông, Kūkai, nhận lời làm trụ trì của Tōji, và chọn Inari như vệ thần của ngôi chùa. Như vậy, Inari vẫn gắn liền với Phật giáo Chân Ngôn Tông cho đến ngày nay.

Inari thường được tôn kính như là một tập thể của ba vị thần (Inari sanza); kể từ thời kỳ Kamakura, con số này đã tăng lên đôi khi đến năm kami (Inari goza). Tuy nhiên, việc nhận diện các kami này có biến đổi theo thời gian. Theo các ghi chép của Fushimi Inari, đền thờ Inari lâu đời nhất và có lẽ nổi bật nhất, các kami bao gồm Izanagi, Izanami, Ninigi, và Wakumusubi, ngoài các vị thần thực phẩm đã đề cập trước đó. Ngày nay, năm kami được nhận diện cùng Inari ở Fushimi Inari là Ukanomitama, Sarutahiko, Omiyanome, Tanaka, và Shi. Tuy nhiên, ở Takekoma Inari, đền thờ Inari lâu đời thứ hai ở Nhật Bản, ba vị thần được thờ là Ukanomitama, Ukemochi và Wakumusubi. Theo Nijūni shaki, ba kami này là Ōmiyame no mikoto (nước), Ukanomitama no mikoto (lúa gạo), và Sarutahiko no mikami (đất).

Hình tượng con cáo và viên ngọc như ý là những biểu tượng nổi bật của Inari. Các yếu tố phổ biến khác trong mô tả về Inari, và đôi khi là về kitsune của họ, bao gồm một lưỡi liềm, một bó lúa hoặc bao gạo và một thanh kiếm. Một vật gắn liền khác là cái roi của thần - mặc dù thần hầu như không sử dụng nó, đó là một vũ khí mạnh mẽ được sử dụng để đốt cháy mùa màng lúa gạo của mọi người.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích dưa hấu (Tạo lúc: 04/03/2015)
  2. Thần trụ trời (Tạo lúc: 05/03/2015)
  3. Anh chàng nghèo khổ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  4. Thạch Sanh (Tạo lúc: 06/03/2015)
  5. Nàng công chúa và hạt đậu (Tạo lúc: 06/03/2015)
  6. Hai Bà Trưng (Tạo lúc: 08/03/2015)
  7. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  8. Khâu Ni Công Chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  9. Đức Thánh Gióng (Tạo lúc: 08/03/2015)
  10. Đại thánh Từ Đạo Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Main:
Secondary:
Outline:
Footer:
Menu: