Ở huyện Đông Triều (Quãng Ninh), có người con gái họ Nguyễn, vợ của một thương khách Phúc Kiến (Trung Hoa) đến Đại Việt làm ăn, buôn bán, cô mơ thấy mình giao hợp với giao long, đẻ ra một đứa con. Quả nhiên sáng hôm sau, cô gái bắt đầu có những triệu trứng mang thai, lúc đấy xung quanh nhà, luồng ẩn khí âm độc bốc lên nghi ngút, mắt thường thì không thể thấy được, nhưng những ảnh hưởng của nó lên mọi thứ xung quanh đều có thể nhận thấy rõ như: nước sông bắt đầu ô nhiễm, cá chết, heo bò bị dịch bệnh, không khí xung quanh ảm đạm đến lạnh người,...
Từ trên thiên cung, Tản Viên thánh nhân nhận thấy sự bất ổn của luồng ẩn khí này, dự là sẽ có tai họa ập đến, bèn bẩm tấu lên Thượng Đế. Thượng Đế hỏi: Ai có thể vì Trẫm hạ phàm để giệt trừ mầm họa, sẽ cho mang theo Phi Thần Kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão Tử, Ngũ tài của Thái công giáng hạ vào nhà thân vương làm một vị danh tướng, sau khi mất được phong làm phúc thần không? Bấy giờ có Thanh Tiên Đồng Tử xin đi, được kim đồng ngọc nữ hộ giá, cưỡi mây về phương nam đầu thai vào nhà Thiện Đạo quốc Mẫu (mẹ Trần Hưng Đạo) để trừ họa giúp dân. Khi Trần Hưng Đạo ra đời, trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng. Một vị đạo sĩ, do coi thiên văn thấy có một vị tướng tinh rơi xuống, liền đến xem mặt Trần Quốc Tuấn. Khi nhìn thấy vị đạo sĩ vội lui xuống, vái lạy nói: "Đây là người trời đầu thai, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sủa cho non sông đó". Vương đầy một tuổi đã biết nói, năm - sáu tuổi đã biết đã biết làm thơ ngụ ngôn, bày chơi bát trận đồ, thông minh xuất chúng.
Sau nhiều năm buôn ba, đứa trẻ mang trong mình tà khí cũng lớn khôn, hắn được mẹ đặt tên lúc lọt lòng là Nguyễn Nhan, sau này trưởng thành lấy hiệu là Bá Linh (người ta thường gọi hắn là Phạm Nhan). Bá Linh lớn lên theo cha về Tàu học hành giỏi giang, đỗ Tiến sĩ triều nhà Nguyên. Y có tài trong việc sử dụng phép thuật, được cha cho đi học các đa sĩ có tiếng nhất đất nước. Tài trí vẹn toàn là thế nhưng bản chất của Y lại không phải người đàng hoàng, Y có phép tàng hình, thường vào cung trị bệnh cho cung nữ, nhưng hay tìm cách tư thân với cung nhân. Sau lộ chuyện, chúa Nguyên bắt được định án trảm quyết. Để lập công chuộc tội, Bá Linh tình nguyện xin đi làm hướng đạo đánh Nam quốc. Vì cao tay phù thủy nên hắn đã gây nhiều sóng gió cho quân đội ta.
Hưng Đạo Vương lúc bấy giờ là Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước đã cho người đi bắt Bá Linh, nếu như địch mất tên này, quân ta tất thắng, nhưng cứ bắt được thì hắn lại trốn thoát, chém đầu này lại mọc đầu khác. Chỉ khi đích thân Hưng Đạo Vương vác Phi Thần thượng bảo kiếm, cờ ấn, ngũ tài và tam bảo, kéo đến úp sọt, dùng cờ ấn bày trận Họa Tiên giam lấy Phạm Nhan, dùng ngũ tài và tam bảo ức chế khiến cho hắn không thi triển được pháp thuật, cuối cùng là Phi Thần kiếm trực diện giáp chiến. Cuối cùng sau nhiều giờ giao đấu, Phạm Nhan đã bị Hưng Đạo đả thương, bắt về doanh trại chờ xử trảm. Phải dùng chính thượng kiếm và do đích thân Trần Hưng Đạo xuống tay thì Phạm Nhan mới thật sự chết.
Sau khi chết, hồn của Phạm Nhan không siêu thoát mà vật vưởng ở đất An Nam gây họa cho dân. Bấy giờ Giao Long khi xưa trong giấc mộng của mẹ Bá Linh xuất hiện để cứu hắn, thì ra ông mới là cha đẻ thật sự của Phạm Nhan. Giao Long đây là một Long Vương cải quản một vùng biển nhỏ ở khu vực Hạ Long, mẹ của Bá Linh trong giấc mơ đã tình cờ xuất hồn, chu du về miền đông hải gặp phải Long Vương, vì không kiềm lòng trước vẻ đẹp của người con gái họ Nguyễn, Giao Long đã giao thông với bà khiến bà mang trong mình nghiệp chướng của Long tộc, từ đó đẻ ra Bá Linh, quả là đúng là cha con có thói dâm loạn. Sau khi Long Vương đưa Bá Linh về thủy phủ, vì thương con nên đã dùng phép biến hắn thành ba con quỷ cho quay lại dương gian và được gọi bằng ba cái tên : Nguyễn Ngông, Nguyễn Nghênh và Nguyễn Bá Linh. Ba con quỷ này thường trêu ghẹo đàn bà con gái, giở mọi trò quỷ quái. Nhân dân gọi chung là quỷ Phạm Nhan.
Trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện về quỷ Phạm Nhan gắn với công lao của một bà hàng cơm( nay vẫn còn nghè thờ cách đền Kiếp Bạc chừng 100m). Bà phải chịu nhịn nhục, qua lại với hắn, sau đó có thể tiếp cận được Long Vương để ăn cắp được bí mật khắc chế tà thuật của ba con quỷ. Bà bẩm báo lại cho Hưng Đạo Vương những gì mình biết, và một lần nữa cuộc trạm chán duyên nợ giữa hai đối thủ truyền kiếp xảy ra. Vương dùng chỉ ngũ sắc và bạc tinh lăng ( một trong ngũ tài của Thái công) để phá được tà thuật, dùng bình hồ lô (một trong tam bảo của Lão Tử) để phong ấn linh hồn của ba con quỷ, không cho nó có thể đầu thai làm hại dân chúng nữa. Hưng Đạo ném xác của ba con quỷ xuống ba nơi, một đoạn xuống sông – biến thành đỉa, đoạn vất lên bờ - biến thành muỗi và đoạn vứt lên rừng – biến thành vắt. Ngày nay những con vật đó thường được dân gian gọi là giặc Phạm Nhan.
Sau khi đất nước thái bình, Hưng Đạo Vương về nghỉ ngơi ở Kiếp Bạc. Một hôm, khi dạo chơi trên sông Thương, gần núi Dược Sơn, Hưng Đạo Vương cho dừng thuyền, rút kiếm khỏi bao và nói: "Thanh Phi Thần kiếm này đã gắn bó với ta cả cuộc đời, đã từng dính máu nhiều quân giặc Thát (Nguyên), đã phải bôi phân gà sáp, vôi tôi và bồ hóng bếp để chém đầu tên Phạm Nhan dơ bẩn". Nói rồi Vương thả kiếm xuống dòng sông, sau này nó chính là bãi bồi chạy dài hình lưỡi kiếm trước của đền Kiếp Bạc.
Trước khi ông mất, trên trời có một vị tướng tinh cực to bay từ đông bắc sang tây nam rồi sà xuống đất, sáng lóe ra 10 trượng. Hưng Đạo Vương sau khi mất thì trở về trời, nhận lệnh chỉ của Ngọc Hoàng trở thành Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh giệt trừ yêu ma, tà đạo trong tam giới.