- Trang chủ >
- Tản viên
Ở địa phận xã Minh Quang, phía tây núi Ba Vì có một con ngòi lớn từ sông Đà ăn thông vào chân núi. Tục truyền đó là dấu vết con đường tiến quân của Thủy Tinh ngày trước.
Giáp chân núi Chẹ có một cái đầm sau gọi là đầm Gà. Tục truyền, ở quanh đầm ấy ngày xưa đã xảy ra một trận đánh lớn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Đây là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ Việt Nam, kể về chàng trai kỳ lạ tên Kỳ - người được dê rừng nuôi, chim trời che chở, cứu sống Tiểu Long Hầu và được ban tặng sách ước gì được nấy.
Từ một tiều phu nghèo, Kỳ trở thành vị thần đứng đầu trong bộ Tứ Bất Tử - Sơn Tinh, cai quản núi Tản Viên hùng vĩ, cứu dân giúp đời. Đây cũng là tiền đề cho truyền thuyết nổi tiếng Sơn Tinh - Thủy Tinh sau này.
Ở huyện Đông Triều (Quãng Ninh), có người con gái họ Nguyễn, vợ của một thương khách Phúc Kiến (Trung Hoa) đến Đại Việt làm ăn, buôn bán, cô mơ thấy mình giao hợp với giao long, đẻ ra một đứa con.
Thêm một sự tích nữa về hậu cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Tục truyền là, sau khi Sơn Tinh được Hùng Vương cho đón công chúa Mỵ Nương về núi Tản Viên làm vợ, Thủy Tinh rất tức giận. Hắn kéo hết quân tướng từ biển Đông lên đánh Sơn Tinh.
Trong tâm thức dân gian người Việt, từ xa xưa, Tản Viên là một trong bốn vị Thánh bất tử (Tiên Dung - Chử Đồng Tử, Gióng, Tản Viên). Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai (lũ lụt) để bảo vệ cuộc sống chung.
Thời chiến tranh Hùng - Thục vẫn lưu truyền những truyền thuyết hào hùng về những vị anh hùng dân tộc, những vị thần trong lòng nhân dân như câu truyện về Sơn Công, Thuỷ Công dưới đây.