TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 4/5 - 4 phiếu
Atula Rahu - truyền thuyết sao La Hầu, sao Kế Đô

Trong thần thoại Hindu, Rahu, phiên âm tiếng Việt thành La Hầu, là một con rắn thi thoảng lại nuốt mặt trời hay mặt trăng gây ra hiện tượng thiên thực. Vị thần này được miêu tả trong nghệ thuật như là một con rồng không có thân, cưỡi trên một cỗ xe do tám con ngựa ô kéo. La Hầu là một trong các navagraha (chín hành tinh) của chiêm tinh học Vệ Đà. Rahu kala được coi là điềm gở.

Trong sự kiện Khuấy biển Sữa, trong Samudra manthan, a tu la La Hầu là Asura  duy nhất đã uống một chút rượu tiên. Nhưng trước khi rượu tiên này trôi qua cổ họng của ông, Mohini (hiện thân nữ giới của thần Vishnu) chém bay đầu của hắn. Tuy nhiên, nhờ hưởng được chút rượu mà cái đầu này là trường sinh. Phần đầu và phần thân trở thành 2 chòm sao: Rahu (La Hầu) và Ketu (Kế Đô).

Do căm hận các vị thần nên Rahu vẫn cố há mồm nuốt Mặt Trăng và Mặt Trời nhưng chỉ ngậm vào được 1 lúc vì cái cổ họng đã bị chặt đứt, chính vì thế mà sinh ra hiện tượng nguyệt thực, nhật thực. Sau đó, Mặt Trăng hay mặt trời thoát ra khỏi lỗ hở ở cổ và kết thúc hiện tượng thực.

Về mặt thiên văn học, La Hầu và Kế Đô đánh dấu hai giao điểm trên giao tuyến của các mặt phẳng chứa hai đường bạch đạo và hoàng đạo (tương ứng là đường di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời khi chúng di chuyển trên bầu trời. Vì thế, La Hầu và Kế Đô tương ứng được gọi là các giao điểm Mặt Trăng bắc và nam. Một thực tế là hiện tượng thực chỉ xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng cùng Trái Đất nằm trên một đường thẳng đi qua một trong hai điểm này đã sinh ra huyền thoại về việc nuốt Mặt Trời hay Mặt Trăng.

Trong huyền thoại về vua Daitya là Jalandhara, Jalandhara đã giao cho La Hầu truyền tin tới Shiva, yêu cầu vị thần này phải nộp Parvati cho Jalandhara. Shiva bực tức với thông điệp này, và cơn giận dữ biến thành một quái vật, xuất hiện từ trán của ông. Quái vật này có mặt sư tử, hai mắt rực lửa, thân khô cứng và gồ ghề, tay dài và lưỡi thè ra với cơn giận dữ. Quái vật lao vào La Hầu, sẵn sàng nuốt chửng ông. Shiva dường như nói một điều gì đó cùng với câu "chúng ta không triệt hạ sứ giả" trong khi gana van nài với Shiva rằng nó bị khổ sở vì cơn đói. Shiva nói với gana rằng nếu quá đói, nó nên ăn thịt của chính mình. Gana đã làm điều này cho tới khi chỉ còn lại cái đầu của chính mình. Shiva, vui mừng với sự thành tâm này, đã chỉ định gana làm người giữ cửa của ông, giao nhiệm vụ cho nó tạo ra sự khiếp sợ cho những kẻ có tội lỗi. Shiva cũng quy định rằng gana phải được thờ cúng cùng với sự thờ cúng ông, và đặt cho nó tên gọi là Kirtimukha.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Vàng lấy con vua (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Chiếc nón lá của Jizo - Sama (Tạo lúc: 07/03/2015)
  3. Mèo, chuột kết nghĩa (Tạo lúc: 12/03/2015)
  4. Đôi giày bát kết tự đi được (Tạo lúc: 13/03/2015)
  5. Đôi giầy đỏ (Tạo lúc: 13/03/2015)
  6. Người nhạc sĩ lang thang (Tạo lúc: 14/03/2015)
  7. Ba bà kéo sợi (Tạo lúc: 14/03/2015)
  8. Truyện anh khờ được kiện (Tạo lúc: 16/03/2015)
  9. Lê Quý Đôn giai thoại: Biết thì nói là biết (Tạo lúc: 17/03/2015)
  10. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Tạo lúc: 17/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn