TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 2/5 - 27 phiếu
Bà kiêm giao hay sự tích Thủy Long Thánh Mẫu

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất trong vịnh Xiêm La, hình dáng giống như con cá hóa long, đầu ở phía Bắc, đuôi ở phía Nam.

Tục truyền hồi xưa có ông chúa người Cao Miên ra đó lập nghiệp. Ông này tên là ông vua Lối. Về sau, mùa màng thất bát, vua Lối bỏ đảo trở về đất Cao Miên.

Sau đó, có một bà già người Việt Nam tên là Kiêm Giao ra lập nghiệp. Bà chiêu mộ chừng một trăm dân gồm người Việt và người Miên. Bước đầu là khai phá vùng Cửa Cạn. Thấy đất phì nhiêu, bà cho người vào trong đất liền mua đem ra năm chục con trâu. Nhờ vậy, mùa màng càng thêm thịnh mậu.

Tương truyền, bà thuộc dòng dõi vua chúa Cao Miên (Campuchia ngày nay), do bị lật đổ nên bà đã trốn sang đảo Phú Quốc để sống. Tại đây, bà thiết lập một đồng cỏ rộng lớn cho đàn trâu mà bà mang theo, đồng thời tuyển mộ người đi khai khẩn đất đai để trồng trọt. Ngày nay, những cánh đồng trồng lúa ấy vẫn còn vết tích, mà dân địa phương gọi là đồng Bà. Trên đồng còn nhiều cột cây trai, vết tích của những chuồng trâu thuở nọ. Dọc theo sông Cửa Cạn còn một vũng nước sâu gọi là búng Dinh Bà. Cũng theo lời kể, thì đây là nơi bà lập dinh trại ngày xưa.

Có thuyết nói bà chết ở Cửa Cạn (Phú Quốc), sau đó vua Cao Miên cho đem hài cốt về cố quốc. Một thuyết khác lại cho rằng bà chết ở đảo Phú Dự. Lại có thuyết nữa cho rằng, khi dòng họ bà khôi phục lại đế nghiệp, bà trở về Cao Miên. Truyền thuyết cũng kể rằng, bà đã từng cưu mang chúa Nguyễn Phúc Ánh trong những ngày lưu lạc trên đảo.

Năm đó bà Kiêm Giao được bảy mươi tuổi. Nhuốm bệnh nặng, bà gọi gia nhân lại mà trối:

- Khi ta chết, bao nhiêu ruộng đất này sẽ đem ra chia đồng đều cho các ngươi, vì ta không có con kế tự. Ta chỉ ước ao điều này thôi: Làm sao các ngươi cũng phải thả bầy trâu này cho chúng nó được thảnh thơi. Nếu còn trói cầm nó, vong hồn ta ắt bị tội nặng dưới Diêm đình.

Sau khi bà nhắm mắt, bầy trâu nọ được thả ra chạy tứ tán trong rừng. Vì vậy bây giờ ở Phú Quốc trâu rừng rất nhiều. Nơi chuồng trâu cũ của bà Kiêm Giao còn di tích một cây cột bằng trai. Cột ấy cao chừng một thước rưỡi, cây trở nên cứng như đá.

Người dân Phú Quốc rất tôn kính bà, coi bà như người tiên phong khai phá đảo, tôn bà là Thủy Long Thánh Mẫu. Hằng năm, dân chúng tổ chức lễ cúng tế bà vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Hiện nay, huyện đảo Phú Quốc có hai ngôi đền thờ bà, một ở xã Cửa Cạn, gọi là Dinh Bà Trong, một ở thị trấn Dương Đông, gọi là Dinh Bà Ngoài (ảnh).

Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu (gọi tắt là Dinh Bà) tọa lạc trên đường Võ Thị Sáu (gần Dinh Cậu). Không rõ năm dựng, chỉ biết lúc đầu được làm bằng cột trai, mái tranh vách ván. Do thời gian và chiến tranh tàn phá, dinh được trùng tu nhiều lần mới được đẹp đẽ và khang trang như ngày nay.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích dưa hấu (Tạo lúc: 04/03/2015)
  2. Sự tích trầu, cau và vôi (Tạo lúc: 04/03/2015)
  3. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Tạo lúc: 05/03/2015)
  4. Ba anh em (Tạo lúc: 05/03/2015)
  5. Sự tích trái sầu riêng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  6. Sự tích cây huyết dụ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  7. Sự tích chim hít cô (Tạo lúc: 05/03/2015)
  8. Sự tích hoa cẩm chướng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  9. Chó sói và bảy chú dê con (Tạo lúc: 05/03/2015)
  10. Bà chúa tuyết  (Tạo lúc: 05/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn