- Trang chủ >
- Truyền thuyết Việt Nam
Vua Duy Tân tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn lên ngôi từ 1907 đến năm 1916 là con trai thứ 8 của Vua cha Thành Thái và mẹ là bà Nguyễn Thị Định dưới đây là một vài mẩu chuyện về vị vua nhỏ tuổi này.
Trần Hưng Đạo vốn là 1 danh nhân nổi tiếng không thể bàn cãi trong lịch sử Việt Nam, sự nghiệp cầm binh của ông xin được đề cập ở 1 bài viết khác, ngày hôm nay xin gửi đến các bạn một câu chuyện về tên giặc Phạm Nhan - kẻ dẫn đường cho giặc trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược
Sinh ra tuy không làm vua, phải chịu phần nào sự nhúng nhường đối với em mình nhưng Hồ Nguyên Trừng vẫn tỏ rõ là người của dân tộc, một lòng nghĩ đến đất nước và một thứ mà cha ông không quan tâm đến đó là "Lòng dân".
Sử sách không ghi chép quá nhiều về Yết Kiêu, nhưng xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp cầm binh danh tiếng của ông vẫn có rất nhiều những câu chuyện đầy màu sắc huyền bí được nhân dân truyền lại qua bao thế hệ, cho thấy được sự ngưỡng mộ và kính trọng về khả năng bơi lội được ví "nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ" của ông.
Hưng Đạo Đại Vương - Trần Hưng Đạo - Trần Quốc Tuấn được sinh ra trong một môi trường có quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần. Ông là con của An sinh thân vương Trần Liễu, anh trai của vua Trần Thái Tông.
Thiền sư Đạo Hạnh, họ Từ tên Lộ, ở chùa Thiên Phúc trên núi Phật Tích. Cha tên là Vinh, làm chức Tăng Quan Đô Sát ở triều Lý, thường qua chơi làng An Lãng, lấy con gái người họ Tăng tên là Loan nên sống luôn ở đó. Lộ tức là con bà họ Tăng vậy.
Người ta nói, đuôi hổ chính là bùa hộ mệnh của giống mình sọc, miễn là hổ còn đuôi, hổ sẽ không bao giờ bị bắt, tại sao lại thế ? Vì trên đuôi hổ, trú ngụ một giống, gọi là Hổ Trành.
Nếu như đất Thăng Long có Thăng Long tứ trấn thì đất cố đô Hoa Lư cũng có tứ trấn của riêng mình gọi là Hoa Lư tứ trấn. Đó là bốn vị thần trấn giữ các hướng đông, tây, nam, bắc của cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Bốn vị thần đó là: Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh và Thần Không Lộ.
Người Êđê - Krông H'Năng không hết mấy trăm, mấy ngàn con trăng mùa rẫy đi qua, chỉ biết còn đọng lại trong cái đầu một câu chuyện lưu truyền kể bên bếp lửa trong nhà sàn, và bắt đầu hai chữ "ngày xưa".
Ở Đà Nẵng, nằm ngay dưới chân ngọn Hỏa Sơn, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, có ba cái lăng nhỏ được xây cất theo lối kiến trúc và diện tích giống nhau. Thứ tự từ trái qua phải là lăng Ông Chài, lăng Ông Ngư và lăng Bà Chúa. Trong đó, lăng Ông Chài gắn với những truyền thuyết đậm màu giáo dục luân thường, đạo lý.
Đền Quát thuộc thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu (Gia Lộc). Đền thờ một vị danh tướng được tôn vinh là đệ nhất đô soái thủy quân - Yết Kiêu.
Phù Đổng Thiên Vương, cũng có danh xưng là Sóc Thiên Vương nhưng hay được gọi là Thánh Gióng, là một trong Tứ Bất Tử được tôn thờ trong tín ngưỡng của người Việt Nam. Trong Tứ Bất Tử, Thánh Gióng được coi là biểu tượng cho sức mạnh tuổi trẻ và tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Vào thời nhà Trần, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 vào năm 1285, vị tướng giỏi Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật lúc đó đang trấn thủ địa phương Tuyên Quang đã đem lòng ái mộ người con gái một viên tù trưởng địa phương.
Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục (còn được gọi là Phục Công, hiệu là Tùng Giang tiên sinh) người xã Đoàn Lâm, huyện Trường Tân (nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện), sinh ra trong một gia đình dòng dõi nho gia.
Trong các đình, đền ở nước ta, lúc nào cũng có một ban Tam Bảo hoặc chí ít là một ban thờ Phật, cùng với đó là câu nói "Tiền Phật hậu Thánh".
Miếu Bà là một ngôi miếu ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cũng có tài liệu ghi là An Sơn miếu, nhưng phổ biến nhất là tên gọi đền thờ bà Phi Yến.
Suối cá thần Cẩm Lương hay còn gọi là suối Ngọc, nằm dưới chân núi Trường Sinh, bản Lương Ngoc, cách thành phố Thanh Hóa hơn 80km về phía Tây Bắc. Suối cá thần chỉ dài hơn 100m, rộng khoảng gần 4m nhưng lại có hàng ngàn con cá tập trung với đủ màu sắc rất kỳ lạ.
Chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, với hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy.
Hà Nam là tỉnh có nhiều ngôi chùa cổ và chùa Bà Đanh tọa lạc tại thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với diện tích 10ha, được xem là ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất gắn liền với câu nói "Vắng như chùa Bà Đanh".
Sông Đa krông bắt nguồn ở vùng động A Pong, Cô Ka-va ở phía đông Trường Sơn, miền núi Quảng Trị cũ, gần biên giới Việt - Lào. Trên đường về đồng bằng, sông len lỏi, uốn mình giữa các sườn núi cao, nhận thêm nước nhiều khe suối đổ đến và khi tới dưới chân đèo Khe Sanh, gặp sông Rào Quán thì mở rộng dòng, thành một con sông khá lớn.