TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 1 phiếu
Truyền thuyết chùa Thầy

Chùa Thầy, một ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Hà Nội, nơi gắn liền với giai thoại cuộc đời thiền sư Từ Đạo Hạnh. Một vị thiền sư bậc nhất Việt Nam với nhiều cống hiến to lớn cho nhân dân. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.

Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này

(Đọc thêm về truyền thuyết cuộc đời đại thánh Từ Đạo Hạnh)

Người dân Sài Sơn còn truyền miệng nhiều đời một câu chuyện đầy màu sắc huyền bí về thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết thiền sư Từ Đạo Hạnh trước đây là một thầy lang, có tấm lòng nhân ái chuyên đi chữa bệnh cho những người dân nghèo khổ trong vùng mà không lấy tiền. Ngày ngày, ngài lên núi tìm thuốc chữa bệnh cho dân. Thấy dân còn nghèo, ngày còn dạy dân biết trồng cây ăn quả, rau màu và các trò chơi dân gian như đấu vật, chọi gà. Đặc biệt ngài còn được coi là tổ nghề của múa rối nước bởi vậy người dân nơi đây cảm phục, kính trọng gọi thiền sư bằng cái tên gần gũi mà kính trọng là Thầy.

Trước khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến với vùng đất này lập chùa thì ở dưới chân núi đã có hồ nước. Phía trước hồ có một doi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ. Những người xây dựng chùa đã đắp cho doi đất rộng thêm ra, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế. Người ta cũng ví dãy núi Sài Sơn như một con rồng đang trầm mình, đầu gác lên thành ngọn Long Đẩu. Hoặc ví Sài Sơn chính là con rồng và ngọn Long Đẩu là viên ngọc trong miệng rồng. Không chỉ là chốn Phật mà chùa Thầy còn là nơi quần cư, bốn bề làng xóm bao bọc ngày một đông đúc và phồn thịnh.

Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng. Đến chùa Thầy chúng ta sẽ vẫn cảm nhận được sự cổ kính yên bình qua từng đường nét kiến trúc có từ thời Lý cho đến ngày nay vẫn không bị mất đi.

Trong chùa còn có tượng thờ ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan là cha mẹ Từ Đạo Hạnh và hai bạn đồng đạo thân thiết của Ngài là Thiền sư Minh Không và Thiền sư Giác Hải.

Đọc thêm:

Xem ngay truyện hay khác

  1. Công chúa ngủ trong rừng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Bà chúa tuyết  (Tạo lúc: 05/03/2015)
  3. Nàng công chúa và hạt đậu (Tạo lúc: 06/03/2015)
  4. Bát Nàn công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  5. Bà chúa Ngọc (Tạo lúc: 08/03/2015)
  6. Bình Khôi công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  7. Khâu Ni Công Chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  8. Truyện anh khờ được kiện (Tạo lúc: 16/03/2015)
  9. Nợ như chúa chổm (Tạo lúc: 17/03/2015)
  10. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Tạo lúc: 17/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn