TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 3/5 - 2 phiếu
Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay Đức Thánh Cả

Quan lớn Đệ Nhất Thượng Thiên hay còn gọi là Đệ Nhất Tôn Ông tên đầy đủ là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan. Quan lớn vốn là con trai cả của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, được coi là Ông Lớn cai quản Thượng Thiên. Tương truyền ông là Tôn Quan Đại Thần trên Đế Đình Thiên Cung, được sắc phong ngôi Thượng Thiên Nhất Phẩm Công Hầu, quản cai tam giới đình thần văn võ. Ông chính là Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng Thái Tử Vương Quan. Dân gian thường gọi là Đức Thánh Cả, tước phong là Đào Tiên Đệ Nhất – Điều Thất Hoàng Thái Tử Vương Quan Thượng Đẳng Tối Linh Thần. Nhưng ông không giáng trần.

Quan Lớn Đệ Nhất trực tiếp hầu cận bên phải đền vua cha Bát Hải Động Đình, thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi Thượng Thiên (trên trời).

Thần tích về ông liên quan đến việc Vua Cha Bát Hải diệt giặc tại Đền Đồng Bằng: "Khi có giặc ngoại xâm, Hùng Duệ Vương đã sai sứ giả về Hoa Đào Trang để truyền chỉ dụ triệu kỳ nhân dẹp giặc. Lúc đó có một Hoàng Xà hiện ra rồi bỗng hoá thành chàng trai lực lưỡng, tuấn tú hơn người chính là Phạm Vĩnh, hay còn gọi là Vĩnh Công, tức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ngài nhận chỉ dụ, nhờ sứ giả báo với Vua Hùng là sẽ tuyển mười tướng, chiêu mộ binh sĩ trong mười ngày, rồi xuất quân đánh giặc trên cả tám cửa biển nước Nam, hứa sau ba ngày là giặc tan. Tương truyền ngay ngày tuyển mộ đầu tiên, Vĩnh Công đã chọn được ba tướng là Quan Lớn Đệ Nhất, Quan Đệ Tam và Quan đệ Tứ, và sau mười ngày thì chon đủ được mười tướng. Trên hai mũi tấn công chủ yếu bằng đường thuỷ của giặc phương Bắc là cửa sông Cái và cửa sông Bạch Đằng. Vĩnh Công đã cùng Quan Lớn Đệ Nhất chặn giặc ở cửa sông Cái, Quan lớn đệ Tam cùng Quân sư Nuồi và quan đệ Ngũ chặn giặc tại cửa sông Bạch Đằng, Quan Điều Thất phụ trách ứng chiến và phối hợp tác chiến cùng các cánh quân chặn giặc đường bộ của Sơn Thánh, các vị Quan lớn khác đều được phân công đánh giặc trên sáu cửa biển khác của Nước Nam. Đúng hẹn ba ngày, Vĩnh Công cùng tướng sĩ đánh tan giặc dữ trên cả tám cửa biển, đất nước trở lại thanh bình".

Quan Lớn Đệ Nhất ít khi về đồng, chi khi trình đền mở phủ thì ông mới ngự về xông nhang, khai quang, chứng văn sớ và điểm dấu thánh cho thanh đồng. Tại các đền, phủ, điện ông được tôn thờ trên ban Ngũ Vị Tôn Quan cùng với bốn vị Quan Lớn còn lại, cốt tượng ông mặc áo đỏ thêu rồng lượn, hổ chầu, đầu đội mũ cánh chuồn. Hiện nay, đền Quan Lớn Đệ Nhất nằm trong di tích đền Vua Cha Bát Hải tại Thái Bình. Mỗi năm ngày mồng mười giáng giêng là tiệc của Ông, con đệ tử trở về chiêm bái, dâng văn hầu Đức Thánh Cả:

"...Anh linh lục trí thần thông
Quyền cai tam giới uy phong phép màu
Thượng thiên xe giá lên chầu
Khâm thừa sắc chỉ công hầu ra uy..."

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích trầu, cau và vôi (Tạo lúc: 04/03/2015)
  2. Sự tích cây huyết dụ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  3. Sự tích hoa cẩm chướng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  4. Búp bê cầu nắng Teru Teru (Tạo lúc: 07/03/2015)
  5. Đền Cờn (Tạo lúc: 08/03/2015)
  6. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  7. Đức Thánh Gióng (Tạo lúc: 08/03/2015)
  8. Đại thánh Từ Đạo Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  9. Anh chàng chăn lợn (Tạo lúc: 10/03/2015)
  10. Cây lúa mạch (Tạo lúc: 11/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn