Đền thờ Dodona ở Epirus Tây Bắc Hy Lạp, là một đền thờ dành cho một nữ thần mẹ Dione chứ không phải Rhea hoặc Gaia. Dione ở đây được coi là vợ của thần Zeus chứ không phải là Hera.
Vị trí của nữ thần trong đền thờ cho thấy bà là một nữ thần khổng lồ Titan với rất nhiều quyền năng thời tiền Hy Lạp và nguyên thủy. Đền thờ Dodona được coi là đền thờ lâu đời nhất của Hy Lạp, có niên đại thiên niên kỷ thứ hai trước Công Nguyên theo Herodotus. Nằm trong một khu vực sâu, cách xa từ poleis chính Hy Lạp, nó được coi là chỉ đứng thứ hai sau đền thờ Delphi về uy tín.
Là nữ Titan tiên tri sống tại đền Dodona ở Thesprotia, nàng được xét là mẹ của nữ thần Aphrodite với thần Zeus. Khi Aphrodite vô tình bị thương trong trận chiến thành Troy, chính Dione đã chữa thương cho nàng (lúc nào chạy tới chắn thương cho con mình là Aineias). Dù rằng bất tử, nhưng Aphrodite vẫn phải chịu đựng những thương đau nhất định. Khi trò chuyện với Aphrodite, Dione đã tiết lộ cho nữ thần những lỗ hổng về sự bất tử.
Dione được coi là vị nữ cổ thần. Gốc gác của nàng không rõ ràng, vì có người cho rằng Dione là con của Tethys và Oceanus, cũng có bản ghi là con của Gaia và Uranus. Nàng kết hôn với Tantalus, sinh ra Pelops và Niobe. Dione được coi là nữ thần của sinh sản.