TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 4/5 - 1 phiếu
Sự tích ngòi Lạt

Ở địa phận xã Minh Quang, phía tây núi Ba Vì có một con ngòi lớn từ sông Đà ăn thông vào chân núi. Tục truyền đó là dấu vết con đường tiến quân của Thủy Tinh ngày trước.

Sau khi bị Sơn Tinh gánh núi Chẹ và núi Chẹ Đồng chặn mất ngả ngòi Tôm ở phía tây nam núi Tản và phục binh ở đầm Đượng đánh tan quân của Thủy Tinh ở phía đông. Thủy Tinh liền xẻ con ngòi này ở phía tây bắc xuống để dẫn nước sông Đà đánh tập hậu Sơn Tinh.

Vào dịp tháng sáu, tháng bảy, hắn dẫn quân từ sông Đà theo đường ngòi ồ ạt đánh vào chân núi rất dữ dội. Chân núi Tản ở phía này bị phá từng mảng. Những chiếc cầu bắc qua ngòi đều bị đám quân hung hãn của Thủy Tinh lật đổ và quăng đi xa hàng dặm.

Để chống lại Thủy Tinh, một mặt Sơn Tinh cho quân rải lưới sắt ngầm dưới đáy sông Đà từ Đá Chông lên triền núi Chẹ, một mặt ông sai quân ném mỗi người một cái lạt tre xuống ven ngòi. Trong phút chốc những chiếc lạt tre đó mọc lên thành luỷ tre dày đặc.

Quân của Thủy Tinh húc phải lũy tre, thả đều bật trở lại, xô đẩy nhau rút ra phía sông Đà. Lúc ấy Sơn Tinh liền ra lệnh cho quân kéo lưới quây chúng lại. Thấy nguy, Thủy Tinh vội kéo tàn quân tháo chạy. Từ đấy trở đi, hắn không  dám bén mảng đến con ngòi này nữa.

Để ghi nhớ công của Sơn Tinh, nhân dân quanh vùng đặt tên cho con ngòi ấy là ngòi Lạt. Tên đó vẫn lưu truyền cho đến ngày ngày nay.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích dưa hấu (Tạo lúc: 04/03/2015)
  2. Sự tích trầu, cau và vôi (Tạo lúc: 04/03/2015)
  3. Sự tích trái sầu riêng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  4. Sự tích cây huyết dụ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  5. Sự tích chim hít cô (Tạo lúc: 05/03/2015)
  6. Sự tích hoa cẩm chướng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  7. Sự tích chim tu hú (Tạo lúc: 06/03/2015)
  8. Shitakiri Suzume (Tạo lúc: 07/03/2015)
  9. Sự tích mùa xuân (Tạo lúc: 08/03/2015)
  10. Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa (Tạo lúc: 13/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn