Trong thần thoại Hindu, Chhinnamasta thuộc nhóm nữ thần Mahavidyas – mười bản thể của nữ thần Parvati. Nàng đại diện cho khía cạnh hung tàn nhất của các thần nữ (devi) đạo Hindu, nhưng bên cạnh đó lại là thần nữ quan trọng và nổi tiếng trong Mật Tông bí truyền.
Chhinnamasta là nữ thần của nghịch lý, nghịch biện, sự mâu thuẫn và trái ngược, cùng lúc đại diện cho cả hai hình tượng: trao tặng sự sống (sự sống, tái tạo và bất tử) và tước đoạt sự sống (cái chết, hủy diệt và tạm thời).
Nàng thường được miêu tả với hình ảnh vô cùng kỳ quặc và bạo lực: bán nude, làn da đỏ rực, vận váy da hổ, đeo tràng hạt kết từ đầu người, đứng trên thân một đôi nam nữ, một tay cầm mã tấu, tay kia cầm đầu của chính mình, mở miệng và uống dòng máu nóng từ chính cổ phun ra! Xung quanh là những tín đồ, cũng uống máu từ cổ của nữ thần này. Truyền thuyết kể rằng, Chinnamasta đã chặt đầu mình để có thể nuôi những tín đồ đói khổ bằng máu của bản thân. Phần cổ của nàng có ba mạch máu phun ra, chảy vào miệng nàng cùng hai người hầu cận, đại diện cho dòng năng lượng tâm linh kundalini vô biên. Cô cũng cho rằng quan hệ tình dục, cuộc sống và cái chết có liên quan mật thiết đến nhau. Do bản chất quá mãnh liệt nên Chinnamasta không có nhiều tín đồ.