Khepri hay Khepera, Kheper, Khepra, Chepri, là vị thần của sự tái sinh, mặt trời mọc, bọ hung. Hay Khepri chính là Ra vào buổi sáng. Không có giáo phái thờ phụ riêng cho Khepri mà giống như Atum, Khepri được sét vào là một góc cạnh khác của Ra. Khepri là mặt trời buổi sáng, Ra là mặt trời buổi trưa còn Atum là mặt trời buổi chiều.
Vì Khepri mang đầu của con bọ hung. Tên gọi của vị thần Khepri tiếng Ai Cập cũng có nghĩa là bọ hung, người Ai Cập thường liên tưởng hành động thần đẩy mặt trời lên cao giống con bọ đẩy viên phân lăn tròn của nó rồi lăn về tổ, đẻ trứng lên đó, bọ hung con ra đời ngay trong "viên phân" đó... Từ đây, bọ hung được hiểu như một loài sinh vật có liên hệ chặt chẽ với thần linh. Người Ai Cập cổ đại đã ví hình ảnh này như sự chuyển động của mặt trời "lăn" trên bầu trời và sự tái sinh hàng ngày của nó. Đặc biệt là khi bọ hung đẻ con, chúng sẽ đẻ trong điều kiện hôi thối, mục nát, đại diện cho cái chết nên người Ai Cập quan niệm thần là vị thần đại diện cho sự tái sinh.
Chính vì vậy mà Khepri được biểu thị dưới dạng một con bọ cánh cứng (bọ hung) lăn "quả cầu" mặt trời lên vào buổi sáng. Do đó, ông được xem là vị thần của bình minh.
Khepri không được xây đền thờ riêng cho mình, vì ông được coi là biểu hiện của thần Ra vào bình minh. Tuy nhiên, đa số các ngôi đền đều có một bức tượng hình con bọ hung.
Trong khi đó thì Khnum và Atum đại diện cho hoàng hôn, Ra thường là đại diện của buổi trưa. Trong một số lăng mộ vá các tài liệu, Khepri mang hình dáng một con bọ hung ngồi trên thuyền và được thần Nu đưa lên cao. Người Ai Cập tin rằng bọ hung đem lại sức mạnh và may mắn cho họ. Vì thế trên những chiếc bùa hộ mệnh và trang sức đều được khắc vẽ hình những con bọ hung. Bọ hung còn được đặt trên các xác ướp để bảo vệ họ chống lại ma quỷ. Khi Pharaoh Amenhotep III băng hà, hàng trăm vật kỉ niệm có hình bọ hung đã được làm để ghi dấu những cột mốc sự kiện trong cuộc đời của ông.