TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 1 phiếu
Truyền thuyết các đời Chúa Bầu lập riêng một bờ cõi

Người khởi nghiệp của các chúa Bầu là Vũ Văn Uyên vốn là một võ sĩ khỏe mạnh, gan dạ quê ở làng Ba Động, huyện Gia Phúc (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Vào thời vua Lê Chiều Tông đất nước loạn lạc, giặc giã nổi lên khắp nơi, Vũ Văn Uyên phạm phải tội giết người nên trốn đến trấn Đại Đồng, Tuyên Quang.

Bấy giờ tù trưởng ở Đại Đồng không được lòng dân, dân oán ghét khiến tình hình ở Đại Đồng rất lộn xộn. Vũ Văn Uyên thấy vậy, lại là người giỏi võ nghệ bèn tập hợp lực lượng riêng, Vũ Văn Uyên giúp đỡ người dân chống cường hào, dần dần được nhiều người đi theo, ông thừa cơ tiêu diệt tên tù trưởng, làm yên lòng dân, ổn định tình hình địa phương rồi chiếm luôn đất đó, trở thành người trấn trị Đại Đồng (thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái của Việt Nam hiện nay).

Lúc này tại triều đình vua Lê Chiêu Tông rất rối ren, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoằng Dụ, Trần Chân làm phản. Vua Lê Chiêu Tông ở thế suy yếu, muốn có thêm thế lực ủng hộ mình, nên phong cho Vũ Văn Uyên làm Khánh Bá Hầu.

Vũ Văn Uyên chọn vùng đất Nặm Ràng (tức Phố Ràng, tỉnh Lào Cai ngày nay) là nơi quy tụ các đầu mối giao thông để xây dựng căn cứ. Năm 1527 Vũ Văn Uyên huy động người dân trong vùng xây thành Nghị Lang (còn gọi là thành Bầu hay phủ Bầu), thành được xây trên đỉnh đồi Tấp giữa thung lung Phố Ràng.

 

Thế cục Đại Việt thời Trịnh - Nguyễn phân tranh năm 1650Thế cục Đại Việt thời Trịnh-Nguyễn phân tranh năm 1650

Đến năm 1533 thì thành được xây dựng xong, biến nơi đây trở thành căn cứ kinh tế, quân sự vững chắc lúc bấy giờ.

Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, có xưởng đúc tiền, có trại lính, có khu gia binh, trường học...

Đặc biệt trong thành có chùa Phúc Khánh với quy mô lớn nhất vùng sông Chảy, trở thành trung tâm tín ngưỡng, giáo hóa và nâng cao chuẩn mực đạo đức, đời sống tinh thần cho người dân.

Ngoài thành Nghị Lang, Vũ Văn Uyên cho xây dựng một số thành khác như thành Trung Đô (Bảo Nhai – Bắc hà ngày nay), thành Bảo Hà, thành Nghĩa Đô.... tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc.

Trong khi Vũ Văn Uyên xây dựng được một một "vương quốc riêng" để người dân yên vui an cư lạc nghiệp, thì tại triều đình, các phe phái vẫn tranh đoạt quyền lực. Đến năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua lập ra nhà Mạc. Vũ Văn Uyên cát cứ cả vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa không theo nhà Mạc.

Trong số những người trung thành với vua Lê, không theo nhà Mạc có Hữu Vệ Điện Tiền Tướng quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim. Ông tìm được con cháu nhà Lê là Lê Duy Ninh tôn làm làm Vua, hiệu là Lê Trang Tông.

Nguyễn Kim qua Ai Lao (Lào ngày nay) mượn đất Sầm Châu chiêu mộ quân sỹ. Vũ Văn Uyên ủng hộ đưa quân đến giúp đỡ, thế nhưng quân nhà Mạc lúc này rất mạnh, Vũ Văn Uyên phải cho quân rút về Đại Đồng để củng cố lực lượng.

Vua Mạc cho quân ngược sông Hồng tiến đánh Đại Đồng. Vũ Văn Uyên không giao chiến vội, cho quân Mạc vào sâu rồi mai phục tiêu diệt, giành được chiến thắng. Nhà Mạc thất bại phải đồng ý cho Vũ Căn Uyên cát cứ cả vùng đất này.

Thời kỳ Nam – Bắc triều, Nguyễn Kim xây dựng quân đội ngày càng mạnh, làm chủ vùng phía Nam, đem quân tiến đánh nhà Mạc. Vũ Văn Uyên cùng em mình là Vũ Văn Mật đưa quân phối hợp tiến vào Thăng Long đánh nhà Mạc.

Năm 1557 Vũ Văn Uyên qua đời mà không có cón nối dõi, em trai là Vũ Văn Mật lên thay, xưng là Gia Quốc Công.

Vũ Văn Mật dời căn cứ từ thành Nghị Lang sang xây thành đắp lũy trên gò Bầu. Từ đó nhân dân thường gọi ông là "Chúa Bầu" hoặc "Vua Bầu".

Từ đó các đời sau hùng cứ một vùng ở thành Bầu đều được gọi chung là chúa Bầu.

Vũ Văn Mật chọn vùng Đại Đồng, Tuyên Quang làm trung tâm, đồng thời chia ra làm 11 doanh gồm: Huyện Phú (Phúc) Yên có doanh Phú (Phúc) Yên; châu Thu Vật có doanh Yên Thắng; châu Lục Yên có doanh Yên Bắc; châu Vị Xuyên có doanh Bình Di, Bình Man, Trấn Uy, Yên Biên, Nam Dương; châu Đại Man có doanh Nghi; châu Bảo Lạc có doanh Bắc Kiệm và Trung Mang. Mỗi doanh đều xây thành đắp lũy

Gần Bình Ca, Vũ Văn Mật cho xây thành Bầu trên khu đồi nằm lọt trong vòng cung hình chữ U được tạo bởi dòng chảy của sông Lô. Vũ Văn Mật đã lợi dụng khe đất trũng để đào một đoạn sông nối liền hai đầu chữ U với ý định lấy sông làm hào bao bọc, che chở thành.

Thành Bầu được xây dựng vững chắc ở nơi địa lý thuận lợi. Vì thế mà suốt mấy chục năm, nhà Mạc cho đắp thành ở Tuyên Quang, theo dòng sông Lô tiến đánh thành Bầu mà không sao hạ nổi.

Vũ Văn Mật xây dựng Đại Đồng thành trung tâm trù phú, dân cư đông đúc và giàu có. Vua Lê Anh Tông đã phải cho đắp đường từ Thiên Quang tới Hưng Hóa, Tuyên Quang để nhận lương thực từ Đại Đồng.

Theo sách "Kiến văn tiểu lục" của Lê Qúy Đôn thì Vũ văn Mật cho quân xuống chiếm nhiều Phủ của nhà Mạc, nhưng sau đó nhà Mạc cho quân phản công, Vũ Văn Mật cho quân rút về giữ các vùng đất của mình.

Sau khi Vũ Văn Mật mất, con là Vũ Công Kỷ lên thay, được phong là Nhân Quốc Công. Năm 1573, Trịnh Tùng nắm binh quyền ở Nam Triều phong Vũ Công Kỷ làm hữu tướng, chúa Vũ Công Kỷ nhiều lần đem quân đánh nhà Mạc lập được công lớn.

Năm 1578, tướng nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn đem quân đánh chúa Bầu ở vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa, nhưng bị quân chúa Bầu đánh bại phải rút quân về.

Vũ Công Kỷ mất con là Vũ Đức Cung lên thay, được phong là Hòa Thắng Hầu.

Năm 1593, Trịnh Tùng đem quân đánh bại nhà Mạc, chiếm được thành Thăng Long. Vua Lê Thế Tông trở về kinh thành, nhà Mạc phải rút về phía Bắc. Vũ Đức Cung cùng 2.000 quân đến kinh thành mang theo nhiều vàng bạc quy thuận vua Lê.
Câu chuyện các đời Chúa Bầu lập riêng một bờ cõi (P2)
Phủ chúa Trịnh thế kỷ 17. (Tranh: Samuel Baron, Royal Society Collection, Wikipedia, Public Domain)

Thế nhưng sau 3 đời Chúa Bầu chăm lo phát triển kinh tế xã hội dựa trên niềm tin tín ngưỡng, thì các đời Chúa Bầu sau này chỉ lo cướp phá các nơi, khiến cơ nghiệp dần dần suy tàn.

Những năm 1594, 1595, Vũ Đức Cung làm loạn cho quân tiến đánh các nơi, đánh cướp thuế mỏ bạc, Trịnh Tùng phải đưa quân đánh dẹp. Vũ Đức Cung sai người đem vàng bạc về kinh xin chịu tội và được vua Lê tha cho.

Sau khi Vũ Đức Cung mất, con trai là Vũ Công Ứng lên thay. Vì các đời Chúa Bầu trước có nhiều công lao với nhà Lê nên Vũ Cung Ứng được phong là Thụy quân công (Đại Việt sử ký toàn thư chép là Thuần quận công).

Vũ Công Ứng thấy mình ở nơi xa xôi với kinh thành, nên ngầm liên kết với nhà Mạc, tự ý xưng Vương. Lúc này chúa Trịnh đang lo đối phó với chúa Nguyễn ở phía Nam lên làm ngơ chuyện này. Sau đó Vũ Công Ứng bị thủ hạ giết chết (có sách cho rằng bị trộm giết), con trai là Vũ Công Tuấn lên thay.

Theo "Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục", Vũ Công Tuấn liên kết với nhà Mạc, tự xưng là Tiểu Giao Cương Vương, chạy sang Vân Nam nhờ nhà Thanh giúp sức. Nhà Thanh nhân cơ hội này chiếm một số vùng đất của Đại Việt mà suốt đời hậu Lê không đòi lại được.

Trước sự làm phản của Vũ Công Tuấn, năm 1699, triều đình nhà Lê cho bắt và hành hình. Các đời Chúa Bầu đến đây cũng chấm dứt sau hai thế kỷ.

Cũng như các thời đại khác, các đời chùa Bầu ban đầu rất chăm lo phát triển kinh tế, quân sự, thúc đẩy tinh thần xã hội dựa trên tín ngưỡng, vì thế mà kinh tế sung túc, rất được lòng dân. Đại Đồng từng trở thành nơi trù phú giàu có nổi tiếng, cung cấp lương thực cho quân Nam Triều của Vua Lê đánh nhà Mạc

Thế nhưng các đời Chúa Bầu về sau không còn quan tâm việc mở mang phát triển văn hóa, kinh tế, các đời Chúa chỉ lo đánh nhau, vơ vét cướp bóc ở bên ngoài, chống lại triều đình chứ không chăm lo đến đời sống người dân, vì thế mà dần dần bị tàn lụi.

Giai thoại về Bà chúa Bầu họ Vũ

Trong lịch sử Việt Nam trước kia, dân gian đã truyền lại nhân vật Bà Chúa Bầu là nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Tới khi các chúa Bầu cát cứ tại Tuyên Quang trên núi Bầu, dòng họ Vũ lại có một người con gái tên là Vũ Thị Ngọc Anh cũng được người đời gọi là Bà chúa Bầu, nhưng để phân biệt, Vũ Thị Ngọc Anh được gọi là Bà chúa Bầu họ Vũ.

Khi Vũ Văn Mật xây thành Bầu, con gái là Vũ Thị Ngọc Anh tinh thông văn võ lại am hiểu nghề nông. Vũ Văn Mật tiến cử bà với vua Lê và được vua Lê phong chức phó tướng, phụ trách quân lương hậu cần.

Hàng chục năm với trọng trách của mình, bà đã giữ trọn việc quân lương ở vùng núi non hiểm trở - nơi sinh sống của hầu hết dân bản xứ là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ canh tác thấp. Trong bối cảnh ấy, bà chúa Bầu họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi lên; phổ biến cho bà con miền núi và quân binh trong vùng khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải. Hàng chục cánh đồng ở châu Lục Yên, châu Thu Vật đều có công của bà chỉ bảo dân - binh khai khẩn định cư trồng bông, làm lúa nước. Bà đã cùng tướng công Vũ Văn Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp. Trong thành đều có nơi luyện tập binh mã. Bà cũng là người trực tiếp luyện quân, tập binh để bổ sung lực lượng.

Bà Vũ Thị Ngọc Anh có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ và dạy dân trồng lương thảo được bà con trong vùng tôn từ như: "Bà chúa lương", "Bà chúa kho", "Bà chúa Bầu", "Bà Anh thần nông". Người địa phương còn gọi bà là "Bà Bụt" khi cúng bà trong các hội xuống đồng. Doanh trại chính của bà Vũ Thị Ngọc Anh là thành Bến Lăn, nơi có võ trường huấn luyện quân binh.

Sau khi bà mất, nhân dân thờ ở đền Đại Cại. Đền đã có 3 sắc phong thần của vua Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) năm thứ 44 đề ngày 26 tháng 1 năm 1784; của vua Tự Đức năm thứ 10 đề ngày 3 tháng 10 năm 1858 và vua Duy Tân (đề Tam niên bát nguyệt thập nhất nhật). Ngày 17 tháng 7 năm 2001, Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam đã có quyết định xếp hạng - công nhận Cụm di tích lịch sử văn hoá chùa tháp đất nung, đền Đại Cại, đình Bến Lăn, Ao Vua và thành luỹ nhà Bầu của họ Vũ. Rằm tháng Giêng hàng năm huyện Lục Yên tổ chức lễ dâng hương, đua thuyền trên sông Chảy... để tưởng nhớ công ơn của Bà chúa Bầu họ Vũ.

Các đời chúa Bầu

Các chúa Bầu truyền nối được 7 đời chúa thuộc 6 thế hệ, trấn giữ Tuyên Quang gần 200 năm:

Tước Hiệu Tên thật Thời gian cai trị Thụy hiệu
Khánh Dương Hầu
慶陽侯
Vũ Văn Uyên
武文淵
- 1557  
Gia Quốc Công
嘉國公
Vũ Văn Mật
武文密
1557 - ? An Tây Vương 安西王
Nhân Quốc Công
仁郡公
Vũ Công Kỷ
武公紀
? - ?  
Hòa Quận Công*
和郡公
Vũ Đức Cung
武德恭
? - ? Long Bình Vương 隆平王
Tông Quận Công**
宗郡公
Vũ Công Ứng
武公悳
? - 1669  
Khoan Quận Công
寬郡公
Vũ Công Tuấn
武公俊
1669 - 1689 Tiểu Giao Cương Vương 小交岡王
  1. *Hòa Quận Công còn hiệu khác là Hòa Thắng Hầu
  2. **Tông Quận Công còn hiệu khác là Thuần Quận Công hoặc Thụy Quận Công

Thế phả các Chúa Bầu họ Vũ

          Cha của Khánh Dương Hầu và Gia Quốc công
Chưa rõ danh tính
 
                     
         
    2
Gia Quốc Công
嘉國公
Vũ Văn Mật
1557 - ?
    1
Khánh Dương Hầu
慶陽侯
Vũ Văn Uyên
1527 - 1557
                   

Bà chúa Bầu họ Vũ
Vũ Thị Ngọc Oanh
  3
Nhân Quận Công
仁郡公
Vũ Công Kỷ
? - ?
     
               
      4
Hòa Quận Công
和郡公
Vũ Đức Cung
? - 1669
 
               
      5
Tông Quận Công
宗郡公
Vũ Công Ứng
1669 - 1689
 
               
      6
Khoan Quận Công
寬郡公
Vũ Công Tuấn
1669 - 1689
 

Sử không chép rõ niên đại trấn trị của từng chúa Bầu. Về tổng thể, sự hưng vong của các chúa Bầu cũng gần như sự hưng vong của sự nghiệp các vua nhà Mạc. Nhà Mạc nổi lên thì các chúa Bầu cũng bắt đầu hùng cứ Tuyên Quang. Sau này khi họ Mạc tàn lụi, không còn chỗ ở Cao Bằng thì các chúa Bầu cũng suy yếu hẳn và chấm dứt. Đặc điểm chính của các chúa Bầu là dựa vào rừng núi hiểm trở phía Tây Bắc để cát cứ, không thần phục chính quyền ở Thăng Long khi chính quyền này bị chi phối bởi những cuộc chiến khác lớn hơn, không thể dốc toàn lực vào Tuyên Quang.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích trái sầu riêng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Công chúa ngủ trong rừng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  3. Bà chúa tuyết  (Tạo lúc: 05/03/2015)
  4. Nàng công chúa và hạt đậu (Tạo lúc: 06/03/2015)
  5. Những bông hoa của cô bé Ida (Tạo lúc: 06/03/2015)
  6. Bát Nàn công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  7. Bà chúa Ngọc (Tạo lúc: 08/03/2015)
  8. Bình Khôi công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  9. Khâu Ni Công Chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  10. Một bà mẹ (Tạo lúc: 11/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn