TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 6 phiếu
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ông Trạng Trình có tên thật là Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, quê ở làng Trung Am tỉnh Hải Dương.

Khi sanh ra tư chất thông minh, học đâu nhớ đó. Một hôm ông cùng bạn trẻ cởi áo quần xuống tắm tại bến Hàn, có thầy tướng số đi qua, đứng lại nhìn ông rồi nói:

- Thằng bé có bộ tướng rất sang, chỉ tiếc da quá dầy nên chỉ làm được Trạng nguyên hay Tể tướng là cùng.

Vừa lớn lên ông theo học với ông Bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Lúc Lương Đắc Bằng đi sứ sang Tàu gặp người đồng họ là Lương Nhữ Hốt tặng cho một quyển "Thái Ất Thần Kinh." nhờ đọc quyển sách này, Đắc Bằng tinh thông về khoa lý số. Đến sau, Đắc Bằng trao quyển Thái Ất Thần Kinh cho Bỉnh Khiêm, nhờ đó ông được giỏi về khoa tiên tri, đoán biết việc hưng vong của đất nước.

Năm Đại Chính thứ sáu về đời nhà Mạc, ông vào kinh ứng thí, đỗ được Trạng Nguyên, Vua Mạc phong ông làm Đông Các Học Sĩ. Bấy giờ, trong triều bọn nịnh thần kéo phe kết cánh nhiễu hại thần dân. Ông liền dâng sớ xin vua chém đầu mười tám kẻ nịnh thần. Sớ của ông không được vua chấp nhận, ông bèn từ quan về ở ẩn trên bến Tuyết Giang, mượn gió mát trăng thanh, non xanh nước biếc làm thú tiêu dao ngày tháng.

Tuy đã về trí sĩ, nhưng lúc nào có việc hệ trọng, vua nhà Mạc liền sai sứ giả đến mời về kinh bàn việc nước.

Nhờ có công và tài học uyên bác bàn bạc mọi việc đều thông suốt, nên vua nhà Mạc phong ông làm Lại Bộ Thượng Thơ, Trình Quốc Công, vì vậy mà mọi người gọi ông là Trạng Trình.

Lúc Trịnh Kiểm lên cầm quyền, thế lực thu vào một tay, vua Lê Trung Tôn mất, con không có để nối ngôi, ý Trịnh Kiểm muốn thừa dịp này cướp ngôi lấy ngai vàng, nhưng trong bụng còn phân vân mới sai người tâm phúc đến Hải Dương hỏi ý kiến Trạng Trình. Ông ngoảnh mặt đi và bảo đầy tớ rằng: "Năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ."

Nói rồi, Trạng Trình bảo tiểu quét dọn chùa, đốt hương để ông ra chơi.

Ông bảo tiểu rằng:

- Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.

Sứ giả về thuật lại mọi lời, Trịnh Kiểm hiểu rằng Trạng Trình có ý khuyên mình nên tìm dòng họ nhà Lê lập lên thì sự nghiệp của họ Trinh sẽ vững bền. Do đó họ Trịnh chỉ giữ lấy nghiệp chúa chớ không làm vua.

Lúc nhà Lê trung hưng, Trịnh kiểm và Nguyễn Hoàng hiềm khích nhau. Họ Trịnh có nhiều uy quyền hơn nên họ Nguyễn sợ bị ám hại, bèn cho người đến hỏi ý kiến Trạng Trình. Ông liền nói: "Hoàng sơn nhất đái, vạn đại dung thân."

Nguyễn Hoàng hiểu ý liền vận động xin vào trấn giữ Thuận Hóa, và nhờ có dãy Hoành Sơn che chở mà Nguyễn Hoàng dựng nên cơ nghiệp nhà Nguyễn lâu dài.

Lúc về ở ẩn tại Bạch Vân Am, ông có soạn quyển "Sấm Trạng Trình." bàn đến việc vị lai của nước Nam. Nhớ lại thời Hoa Nhựt chiến tranh và thế giới đại chiến thứ hai, nhiều người thường nhắc đến những câu sấm của Trạng Trình để lại:

Long vĩ, xà đầu khởi chiến tranh,
Can qua xứ (Có chỗ viết: "tứ xứ chuyển đao binh") xứ khổ đao binh.
Mã đề, dương cước anh hùng tận.
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình

Mà nhiều người cho rằng Trạng Trình đoán rất đúng thời cuộc nước nhà và thế giới.

Cũng như câu:

- Bao giờ bèo dạt bể đông,
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.

Ứng vào việc nhà Nguyễn bị loại khỏi hoàng triều cương thổ vậy.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Bình Khôi công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  2. Sự tích con dã tràng (Tạo lúc: 17/03/2015)
  3. Sự tích mặt trăng (Tạo lúc: 17/03/2015)
  4. Con rắn trắng (Tạo lúc: 17/03/2015)
  5. Trạng nguyên Giáp Hải: Bài thơ vịnh bèo (Tạo lúc: 17/03/2015)
  6. Sự tích cái bình vôi (Tạo lúc: 22/04/2015)
  7. Tết Trung Thu: Sự tích kỳ ảo của ngày tết dưới trăng (Tạo lúc: 05/09/2015)
  8. Lệ Hải Bà Vương Triệu Thị Trinh (truyền thuyết bà Triệu) (Tạo lúc: 25/01/2016)
  9. Vài chuyện thần thoại về trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tạo lúc: 02/02/2016)
  10. Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi - P1 (Tạo lúc: 10/02/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn