Masakado là vị samurai nổi tiếng sống ở thời Heian. Taira no Masakado (mất vào tháng 2 âm lịch năm 940). Người dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền ở Kyoto. Là người của gia tộc Taira nổi tiếng, nhánh Kanmu Heishi (hay gia tộc Taira hậu duệ của Thiên hoàng Kanmu). Thời còn trẻ ông phục vụ cho triều đình ở kinh đô, sau này lui về làm một quý tộc ở miền quê các tỉnh phía Đông Nhật Bản, nay là Đông Bắc Tokyo.
Masakado sớm trở thành một võ sĩ đạo dũng mạnh, thông minh, có tài chỉ huy. Những biến cố trong đời Masakado chỉ bắt đầu khi cha ông qua đời. Những người chú bác của Masakado nhân cơ hội đó tranh chấp quyền thừa kế gia sản nhà Taira. Họ sai người phục kích để ám sát Masakado nhưng không thành. Ngược lại, Masakado còn nổi giận triệu tập thân tín đem quân đốt phá lãnh địa của những kẻ đó, dẫn đến một cuộc nội chiến nhỏ trong gia tộc Taira. Bị triệu tập lên công đường với cáo buộc gây ra các cuộc thảm sát khắp các ngôi làng nhưng nhờ trí thông minh của mình, Masakado đã biện hộ thành công cho hành động đó là sự tự vệ và chỉ sau vài tháng, ông được xử vô tội.
Khi trở về nhà, Masakado tiếp tục hứng chịu sự đối địch và những vụ mưu sát của họ hàng thân thích và cả nhạc phụ. Dường như tất cả những người chung huyết thống đều quay lưng lại với Masakado và muốn ông chết. Bằng tài năng của mình, ông cùng các thuộc hạ dần triệt hạ hết phe đối địch. Lại thêm một trát gọi của triều đình bắt Masakado ra công đường nhưng lần này thì ông không còn care nữa. Masakado triệu tập quân đội và đánh chiếm liên tiếp 8 tỉnh miền Bắc. Tầng lớp dân chúng, vốn hay bị áp bức bởi quan lại và quý tộc, ngay lập tức hưởng ứng Masakado.
Uy thế của Masakado lớn đến nỗi triều đình lo rằng ông có thể tự xưng làm Thiên hoàng. Thậm chí trong dân gian đã bắt đầu có những lời truyền tụng mang tính thần thánh hóa về Masakado như việc mẹ ông là rắn thần đã giúp ông có cơ thể bất khả xâm phạm ngoại trừ đỉnh đầu hoặc việc những đàn bươm bướm đã bay rợp trời để báo hiệu trước cho Masakado về cuộc tấn công của quân địch.
Bắt đầu từ đây, những điều quỷ dị bắt đầu xuất hiện ở kinh thành. Sau nhiều tháng, thủ cấp của Masakado không hề bị phân hủy và vẫn còn nguyên vẹn như vừa bị chặt. Người ta đồn rằng đôi mắt của Masakado vẫn nhìn trừng trừng bởi chết quá uất ức. Hàng đêm, cái đầu vẫn rên rỉ: "Thân xác của ta đâu?", "Trả lại thân xác cho ta".
Một đêm nọ, quá tức giận vì bị tách rời khỏi cơ thể, chiếc đầu của Masakado tự động bay lên trời và hướng về phía Bắc. Phía Bắc chính là vùng Kanto, quê hương của ông và là nơi ông bỏ mạng. Cái đầu bay về Bắc, nó điên cuồng tìm kiếm thi thể của mình nhưng vô ích và rơi xuống một làng chài nhỏ Shibazaki (mà sau này sẽ trở thành kinh thành Edo và Tokyo của ngày nay).
Người dân trong làng sợ hãi vội làm lễ xây một ngôi mộ cho cái đầu của Masakado để mong ông yên nghỉ. Thế nhưng sau vài năm, người ta lại truyền tai nhau là nhìn thấy bóng ma của một samurai quanh khu mộ của Masakado.
Liên tiếp nhiều năm sau đó, khi làng chài ngày nào đã trở thành thành Edo phồn hoa, một trận dịch hạch lớn xảy ra vào những năm 1300 được cho là cơn tức giận của Masakado, kế đó là một trận động đất lớn vào năm 1928. Do ảnh hưởng của động đất, khu vực đền thờ Masakda được trưng dụng làm văn phòng tạm thời của Bộ Tài chính. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, vị bộ trưởng Tài chính và hơn chục nhân viên đều qua đời. Những người không chết thì cũng bị thương hoặc tai nạn bất ngờ.
Trong suốt thế kỷ 20, hàng loạt các vụ tai nạn, hỏa hoạn xảy ra ở Tokyo đều được cho là lời nguyền của Masakado. Để xoa dịu linh hồn của Masakado, thành phố phải làm nghi lễ thanh tẩy và bắt đầu thờ cúng ông theo nghi lễ của một vị thần từ năm 1984.
Cho đến nay, mộ phần của Masakado vẫn là một địa điểm thăm quan, lễ bái nổi tiếng ở Tokyo. Tại mộ phần này, những người đến lễ bái đặt rất nhiều tượng hình ếch. Người ta giải thích rằng, theo truyền thuyết, khi Masakado thất bại năm xưa, con gái của ông vẫn sống lẩn khuất trong đống đổ nát của lâu đài và dùng tà thuật để nuôi một đội quân ếch với hi vọng một ngày kia Masakado sẽ trở lại. Từ "kaeru" trong tiếng Nhật là "con ếch" đọc giống với từ "Trở về". Vậy là những người có thân nhân mất tích thường đến đền thờ Masakado đặt tượng ếch để mong người thân có thể trở về. Đôi khi cũng có cả những nhân viên làm công chức bị thuyên chuyển công tác đến một vùng xa xôi cũng đến đặt tượng ếch với hy vọng mau chóng được về lại vị trí cũ.