TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 1 phiếu
Phục Hy dậy dân, sáng tạo Bát quái

Phục Hy (4486 TCN-4365 TCN) họ Phong, còn gọi là Thái Hạo là một vị thần trong các thần tích Trung Hoa, ông thường được xem là người đầu tiên và đứng đầu trong các thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế của lịch sử Trung Quốc. Thái Hạo Phục Hy sinh ra ở Thành Kế (hoặc Thành Kỷ nay là phía bắc huyện Trần An, tỉnh Cam Túc). Sống ở huyện Trần Thương. Đóng đô tại đất Trần Uyển Khâu (nay là Hoài Dương, Hà Nam). Ông ta là mình rắn – đầu người. Do ông ta làm thủ lĩnh nên đã chọn rồng - rắn làm vật thờ cúng.

Ông còn có các tên gọi khác như Phục Hi thị (伏羲氏), Mật Hy (宓羲), Bào Hy (庖羲), Bao Hy (包羲), Hy Hoàng (羲皇), Hoàng Hy (皇羲) hoặc Thái Hạo (太昊),

Ngoài Phục Hy, danh sách Tam Hoàng thường còn có Thần NôngNữ Oa. Theo quan niệm cổ của người Trung Hoa, Phục Hy là anh của Nữ Oa Thánh nhân.

Trong văn hóa Trung Hoa, ông là một hình tượng lớn và nổi tiếng vì người Trung Hoa cho rằng Phục Hy là người sáng lập của văn minh Trung Hoa. Ông được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Tuy nhiên, một nhân vật huyền thoại khác là Thương Hiệt (倉頡), cũng được coi là người phát minh ra chữ viết. Ông cũng là người nổi tiếng với nhiều bộ sách về dịch lý.

Về hình dạng, ông thường được mô tả là thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, nhân thế được người đời sau xưng là Long tổ.

Theo Sơn hải kinh, Phục Hy và Nữ Oa lại là một người bình thường sống ở một ngọn núi hư cấu mang tên Côn Lôn. Một ngày, họ đốt lửa ở hai nhánh cây khác nhau và tự dưng 2 ngọn lửa lại hòa làm một. Từ đó, họ quyết định trở thành vợ chồng. Cả hai nặn hình người đất và ban sự sống cho chúng, từ người đất thì loài người đã được sinh ra.

Theo truyền thuyết, ông còn là người đã kiến thuyết Bát quái (八卦). Phục Hy được cho là đã phát hiện cấu trúc Bát quái từ các dấu trên lưng một con Long mã (có sách viết là một con rùa) nổi tên từ dưới sông Lạc Hà, một sông nhánh của Hoàng Hà. Cách sắp xếp Bát quái này đã sinh ra Kinh Dịch trong thời nhà Chu. Phát kiến này còn được cho là nguồn gốc của thư pháp.

Tương truyền Phục Hy căn cứ vào đạo lý biến đổi ánh sáng sáng tạo ra bát quái, dùng 8 loại phù hiệu giản đơn, mà lại có dụng ý sâu xa bao quát vạn vật, vạn chuyện trên trời dưới đất. Ông mô phỏng cách thức con nhện chăng tơ để làm lưới đánh bắt cá, chỉ giáo bộ tộc đánh cá, săn thú – trồng trọt, ông còn chế tạo ra loại nhạc cụ gọi là đàn. Sáng tác ra sáo nhạc "giá biện". Điều đó cho thấy thời đó bắt đầu có ánh sáng bình minh cho nền văn hóa của nhân loại. Thành thử trong Thư Tịch cổ thời Hán ở quyển Hoài Nam Tử Thiên Văn Huấn nói: về sau Thái Hạo Phục Hy Thị trở thành thiên đế ở phương Đông. Người giúp đỡ ông ta là Mộc Thần Bao Mang. Trong tay ông ta nắm hết mọi việc, quản cả thời tiết xuân sắp đến, mặt đất hồi xuân, vạn vật trường sinh. Các học giả thời cổ đại đã lấy 5 loại vật chất Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ. Để giải thích sự khởi nguyên và biến hóa của sự vật. Các đế vương thường lấy 1 trong 5 loại vật chất đó làm đối tượng thờ cúng. Trong "Lã Thị Quân Thu. Mạnh xuân ký". Ông Cao Tú Uông nói: Thái Hạo sinh ra đã chọn Mộc Đức để trị vì thiên hạ. Sau khi ông ta chết đã cúng tế ở phương Đông, trở thành Thiên Đế của Mộc Đức. Trong đạo giáo cũng nói ông ta là thiên đế của phương Đông. Theo truyền thuyết Thái Hạo và Phục Hi là 2 người Tử quyền "Thế Bản". Trong sách sử từ thời tiên Tần đã đem gộp 2 người làm một.

Sách Bạch hổ thông nghĩa (白虎通義) của Ban Cố (32 – 92), thời đầu của nhà Hậu Hán, đã viết về tầm quan trọng của Phục Hy như sau:

Thời đầu sơ khai, xã hội còn chưa có đạo đức hay trật tự xã hội. Người chỉ biết đến mẹ, không biết cha. Khi đói, người ta tìm thức ăn, khi thỏa mãn, người ta vứt đồ còn lại. Họ ăn thịt cả lông, uống máu, và che thân bằng da thú và vỏ cây. Rồi Phục Hy đến, nhìn lên ngắm trời, nhìn xuống ngắm đất.

Ông hợp chồng với vợ, sắp đặt ngũ hành, và đề ra luật lệ cho con người. Ông đề ra bát quái, để thu tóm sự thống trị thiên hạ.

Phục Hy dạy dân cày bừa, nuôi gia súc, dùng lưới đánh cá, nấu ăn và săn bắn bằng vũ khí sắt. Ông cùng Nữ Oa là hình tượng thể chế hóa hôn nhân và thực hiện buổi tế trời đầu tiên. Theo huyền sử thì Phục Hy ở ngôi vị khoảng 115 năm, truyền được 15 đời tổng cộng 1260 năm.

Sách Đế vương thế kỷ của Hoàng Phủ Mật, người nước Tào Ngụy thời Tam Quốc và Tây Tấn nói rằng họ Phục Hy truyền tổng cộng 16 đời cụ thể như sau:

  1. Thái Hạo Đế Bào Hy thị (大皞帝包犧氏)
  2. Nữ Oa thị (女娲氏)
  3. Đại Đình thị (大庭氏)
  4. Bách Hoàng thị (柏皇氏)
  5. Trung ương thị (中央氏)
  6. Lật Lục thị (栗陆氏)
  7. Ly Liên thị (骊连氏)
  8. Hách Tư thị (赫胥氏)
  9. Tôn Lư thị (尊卢氏)
  10. Hỗn Độn thị (混沌氏)
  11. Hạo Anh thị (皞英氏)
  12. Hữu Sào thị (有巢氏)
  13. Chu Tương thị (朱襄氏)
  14. Cát Thiên thị (葛天氏)
  15. Âm Khang thị (阴康氏)
  16. Vô Hoài thị (无怀氏).

Còn theo huyền sử sau khi Phục Hy chết, con cháu ông men theo phía bắc bờ sông Hoài-tiến xuống phía đông, và tiến xuống hạ lưu sông Hoàng Hà. Khống chế một giải vùng hạ lưu, tế thủy thời Xuân Thu xây dựng được 4 vương quốc nhỏ. Truyền được 15 đời, tổng cộng 1260 năm.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Bát Nàn công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  2. Đôi giày bát kết tự đi được (Tạo lúc: 13/03/2015)
  3. Sự tích chim năm trâu sáu cột và chim bắt cô trói cột (Tạo lúc: 16/03/2015)
  4. Gái ngoan dạy chồng (Tạo lúc: 24/03/2015)
  5. Truyền thuyết bánh chưng, bánh dày (Tạo lúc: 18/05/2015)
  6. Truyền thuyết về nhị vị tướng quân anh dũng của Triệu Quang Phục (Tạo lúc: 17/02/2016)
  7. Gia thông đại vương hay truyền thuyết về Phục Man tướng quân (Tạo lúc: 21/02/2016)
  8. Đức thánh bất tử Tản Viên (Tạo lúc: 22/02/2016)
  9. Truyện cổ tích đôi giầy hạnh phúc (Tạo lúc: 24/02/2016)
  10. Sự tích kẻ trộm dạy học trò (Tạo lúc: 21/05/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn