TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 4/5 - 7 phiếu
Nhai Xế / Nhai Tệ (睚眥)

Nhai Xế hay còn gọi là Nhai Tí, Nhai Xả phiên âm tiếng hoa là 睚眥, Nhai Xế, Nhai Tí hay Nhai Xả là đứa con thứ bảy của rồng trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Tử.

Trong Thăng Am Ngoại Tập, Dương Thận có viết Nhai Xế trông như con chó sói có sừng rồng, hai sừng mọc dài về phía sau, ánh mắt hung tợn, chỉ ham sát sinh, xông pha chiến trường. Vì vậy trong dân gian, người ta thường khắc hình Nhai Xế ở chuôi gươm mồm ngậm lấy lươi gươm, hoặc ở cán đạo, cán côn, lưỡi rìu,... Tất nhiên mục đích ngoài đẹp thì còn để tăng khí thế, "gây thêm sát thương" (tinh thần là chính :v) khi lâm trận.

Có một câu chuyện thế này. Vào khoảng thời gian cuối thời nhà Thương, Văn Vương – thủ lĩnh bộ tộc Chu bấy giờ - vốn luôn bị mất ngủ cả ngày lần đêm để lo việc dân việc nước. Một hôm, ông nằm ngủ mơ thấy một vị thần Rồng kì lạ. Là một người giỏi bói toán, ông tự xem bói cho mình và biết được giấc mơ muốn báo rằng: "Phía đông Tây Kỳ (ở Thiềm Tây) có người tài có thể giúp đỡ". Ông lên đường về hướng Tây chưa được bao xa thì gặp một "người" quái lạ bên cạnh một tảng đá to ở bờ sông. "Người" này mặt giống sói, người thì giống báo, trên người đeo thanh gươm bạc, mặc bộ áo rách nát bên trong một bộ giáp kim loại, phong thái oai phong lẫm liệt cảm tưởng có thể nuốt chửng cả mặt trăng, đủ sức ôm trọn mặt trời. Đây không ai khác chính là một trong những người con của Rồng - Nhai Xế. Thực như giấc mơ báo, Nhai Xế đã chỉ giúp Chu Văn Vương gỡ nhiều nút thắt đau đầu lúc bấy giờ. Đặc biệt còn nhắc Văn Vương đi dọc dòng sông sẽ gặp được một người tên Khương Thượng, hay còn gọi là Khương Tử Nha. Người mà này sau này đã giúp Chu Văn Vương hay cả con ông là Chu Vũ Vương chiến thắng nhà Trụ, khởi đầu cho nhà Chu. Sau này Khương Thượng được phong làm vua Tề ở đất Doanh Khâu, khi biết Nhai Xế bay đi mà không lời từ biệt, ông liền sai những người thợ rèn khéo léo nhất của mình đúc hình đầu Nhai Xế ở cuối các chuôi kiếm chuôi gươm giống như đang nuốt lưỡi kiếm lưỡi gươm đó, rồi cứ thế trở thành một truyền thống truyền từ đời này sang đời khác...

Trong phong thủy, có tính hóa sát, sẽ giúp ích những người trong các trò đặt cược. Vì thế mà những con bạc hay những người muốn kiếm được nhiều tiền đều thích hợp giữ Nhai Xế, Nhai Tí hay Nhau Xả bên mình hoặc trang trí trong nhà.

Vì Nhai Xế Nhai Xế, Nhai Tí hay Nhai Xả có tính hóa sát, tốt hơn nên đặt bên cạnh những con dao, vì thế mà những vật may mắn đặt trên những con dao nếu không phải vật thường gặp như Long phong thì ắt sẽ là Nhai Xế.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Búp bê cầu nắng Teru Teru (Tạo lúc: 07/03/2015)
  2. Sự tích con nhái (Tạo lúc: 16/03/2015)
  3. Hãnsel và Gretel (Tạo lúc: 17/03/2015)
  4. Sự tích cây nêu ngày Tết (Tạo lúc: 25/03/2015)
  5. Ả Grêten thông minh (Tạo lúc: 25/03/2015)
  6. Tết Trung Thu: Sự tích kỳ ảo của ngày tết dưới trăng (Tạo lúc: 05/09/2015)
  7. Sự tích tục đốt pháo và rắc vôi bột ngày tết (Tạo lúc: 05/01/2016)
  8. Long thần ở Quảng Tế (Tạo lúc: 02/02/2016)
  9. Nguồn gốc đèn lồng và đốt pháo hoa ngày tết nguyên tiêu (Tạo lúc: 16/02/2016)
  10. Rằm tháng Giêng hay sự tích ngày tết Nguyên Tiêu (Tạo lúc: 17/02/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn