Rằm tháng Giêng hay còn gọi là "Tết Nguyên Tiêu" là ngày lễ lớn trong phong tục của người Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng mấy ai biết rằng, nguồn gốc của ngày tết này xuất phát từ lòng hiếu thảo của một cung nữ thời Tây Hán bên Trung Quốc.
Tương truyền Hán Vũ Đế, trong cung có một cung nữ tên Nguyên Tiêu. Kể từ ngày vào cung cô chưa từng được gặp lại người thân nên mỗi khi xuân đến lại nhớ nhà da diết, cảm thấy mình không báo hiều được cho song thân.
Thời đó, Hán Vũ Đế có một sủng thần tên là Đông Phương Sóc, tính tình lương thiện, khôi hài, lại túc trí đa mưu. Mùa đông năm đó, tuyết rơi liền mấy hôm, Đông Phương Sóc đến ngự hoa viên chơi, tình cờ thấy Nguyên Tiêu đang định nhảy xuống giếng tự vẫn, nước mắt đầm đìa. Đông Phương Sóc vội chạy đến ngăn lại, hỏi rõ sự tình. Nghe xong, Đông Phương Sóc cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, liền hứa nhất định sẽ tìm cách để cô được gặp và đoàn tụ với cha mẹ.
Đông Phương Sóc nghĩ ra một kế, đóng giả làm thầy bói, Đông Phương Sóc xuất cung bày một gian hàng trong kinh thành Trường An, nhiều người tranh nhau xem quẻ và quẻ của ai cũng là: "ngày giằm tháng Giêng lửa bén đến thân". Vì quẻ bói mà trong phút chốc, cả kinh thành Trường An náo loạn, mọi người hoảng sợ, tranh nhau đến cầu xin Đông Phương Sóc tìm cách giải trừ tai ương. Ông nói:
- Chiều tối ngày rằm tháng Giêng , Hỏa thần sẽ phái một thần nữ áo đỏ xuống phàm trần tra xét. Thần nữ chính là sứ giả phụng ý chỉ thiêu đốt kinh thành Trường An. Ta dao lục lời kể đưa cho mọi người, có thể vào ngày đó nghĩ ra được biện pháp.
Nói xong bèn vứt xuống đất một tờ thiệp đỏ rồi sải bước ra đi. Dân chúng nhặt tờ thiệp lên rồi vội đem đến hoàng cung bẩm báo Hoàng thượng. Hán Vũ đế mở ra xem thì chỉ thấy bên trên viết rằng:
- Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời đỏ rực suốt đêm.
Hán Vũ Đế kinh hãi cho mời Đông Phương Sóc đến, ông giả vờ suy nghĩ rồi phán:
- Thần nghe nói Hỏa thần rất thích ăn bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu vẫn thường hay nấu cho bệ hạ ăn đó sao? Hoàng thượng hãy truyền lệnh cho Nguyên Tiêu làm bánh, đồng thời truyền lệnh cho dân trong thành cùng làm rồi cúng lên Hỏa thần vào đêm rằm tháng Giêng . Lại truyền dụ cho người dân treo đèn lồng đỏ và đốt pháo làm như cả thành đang có lửa cháy rực trời để tre mắt Ngọc Hoàng. Ngoài ra, truyền lệnh cho dân chúng ngoài thành vào xem hoa đăng vào đêm rằm để tiêu tan giải nạn.
Hán Vũ Đế cho là phải và nghe theo. Đến ngày rằm tháng Giêng, cả kinh thành Trường An nhà nhà treo đèn lồng và đốt pháp, sáng rực bầu trời, đường phố trở nên náo nhiệt. Người dân ngoài thành cũng nô nức kéo vào thành xem hoa đăng. Người nhà Nguyên Tiêu cũng vào thành xem hoa đăng do đó mà Nguyên Tiêu được đoàn tụ với người nhà.
Biết chuện đó, để ban thưởng cho Nguyên Tiêu vì đã là bánh trôi cúng Hỏa thần, Hán Vũ Đế ban thưởng cho Nguyên Tiêu được về nhà tận hiếu với cha mẹ, đoàn tụ với người thân. Và cũng kể từ đó, ngày rằm tháng Giêng hàng năm trở thành ngày hội, người người treo đèn đốt pháo và đi xem hoa đăng.
Hội hoa đăng ở Hội An - Việt Nam
Ngày rằm tháng Giêng còn được gọi theo tên của người cung nữ tức là tết Nguyên Tiêu hay ngày tết đoàn viên để tưởng nhớ sự tích về nàng Nguyên Tiêu muốn tận hiếu với cha mẹ.
Ngoài ra cũng có một sự tích nữa cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, có thể xem thêm: Ngồn gốc đèn lồng và đốt pháo hoa ngày tết nguyên tiêu.