TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Bonnacon - quái vật "phóng uế chất độc"
Bonnacon là một sinh vật trong truyền thuyết ở châu Âu thời Trung cổ. Theo ghi chép về những loài quái vật từ thời La Mã, Bonnacon có vóc giáng giống một con bò với bộ lông màu hung đỏ đặc trưng. Loài vật kì lạ này sở hữu một đôi sừng cong và có bờm giống bờm ngựa. Nó còn có những tên khác như Bonacon hay Bonasus. Cặp sừng to đùng trên đầu cứ ngỡ là một vũ khí nguy hiểm nhưng trên thực tế lại vô cùng vô dụng trong chiến đấu bởi mũi sừng mọc quặp vào trong (có lẽ chỉ có tác dụng hỗ trợ cho chúng trong mùa tìm bạn tình mà thôi). Chính vì thế nên Bonnacon thường chỉ bỏ chạy khi gặp nguy hiểm và tung ra một thứ "vũ khí sinh học" vô cùng nguy hiểm: phụt phân vào kẻ thù đang đuổi theo đằng sau. Khói độc và thứ phân lỏng như a-xit của Bonnacon, không những khó ngửi mà còn có thể phun xa khoảng 30m, gây bỏng nghiêm trọng lên người kẻ thù.
Trong các tích truyện cổ, truyền thuyết... thì nhìn chung các hiệp sĩ, anh hùng đều có trái tim quả cảm và tinh thần không sợ chết. Đối với họ, nếu phải bỏ mạng trong khi đương đầu với một con quái vật ghê gớm thì đó là một hành động anh dũng, một cái chết đầy tự hào, thế nhưng chết khi đánh nhau với một con Bonnacon thì thật là không còn gì để nói.
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 1
Hình ảnh của Bonnacon trong tranh cổ.
 
Đặc điểm nổi bật khiến Bonnacon trở nên nổi tiếng chính là "vũ khí tự vệ" của nó. Khi bị động vật săn mồi hay thợ săn truy đuổi, Bonnacon sẽ vừa chạy vừa "phóng chất thải" ra phía sau hàng trăm mét. Thứ chất thải này được cho là chứa chất độc tương tự acid, làm cho da thịt của kẻ săn mồi bốc cháy.
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 2Hình ảnh Bonnacon tấn công một người lính.

Một số truyền thuyết khác còn bổ sung rằng, Bonnacon có thể phun lửa từ cả hậu môn và miệng của nó, khiến nó trở nên cực kì nguy hiểm dù bạn đứng ở đầu nào của con vật. Thế nhưng, có phải trong thế giới thực đã từng tồn tại một loài vật như Bonnacon? 
 
Sự xuất hiện của Bonnacon trong lịch sử 
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 3Tranh hiện đại về quái vật Bonnacon.

Bonnacon xuất hiện lần đầu trong miêu tả của Pliny - một tác giả người La Mã sống ở thế kỉ thứ I. Ông là một nhà tự nhiên học, ông đã ghi chép và mô tả rất nhiều loài động vật trong cuốn "Lịch sử Tự nhiên" của mình. 
 
Tương truyền, Bonnacon là một loài vật ăn cỏ hiền lành. Chỉ khi nào bị đe doạ, Bonnacon mới viện đến thứ chất thải chết người của chúng. 
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 4
Khiên là vật dụng phòng thủ chủ yếu chống lại "vũ khí" của Bonnacon.

Pliny nhận xét, đôi sừng cong của Bonnacon là một điểm yếu, khiến chúng không thể tấn công trực diện. Do vậy, chúng chỉ có thể chạy trốn và đành... "phóng uế" để mở đường thoát thân. 
 
Từ thế kỉ XII, loài vật này tái xuất hiện trong các sách tranh về quái vật ở Anh và Pháp. Những bức tranh này vẽ cảnh Bonnacon "xịt chất thải" lên những hiệp sĩ định săn lùng chúng. 
 
Trong tranh, các hiệp sĩ dùng một chiếc khiên để chắn chất thải của Bonnacon. Được những chiếc khiên bảo vệ, các hiệp sĩ có thể tiêu diệt loài quái vật này. 
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 5
Khuôn mặt "hí hửng" của Bonnacon trong một cuốn sách thế kỉ XIII. 
 
Đáng chú ý, hình ảnh của Bonnacon thường không có vẻ gì hung ác hay hiểm độc, mà trái lại còn có vẻ hiền lành và đôi khi khá hài hước. 
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 6

Hình tượng Bonnacon mang tính huyền thoại nhiều hơn sự thực.
 
Tuy nhiên, không có một bằng chứng đáng tin cậy nào về việc săn lùng Bonnacon thời Trung cổ. Có lẽ những bức tranh này chỉ là tưởng tượng của các hoạ sĩ đương thời mà thôi. 
 
Bời từ sau thời của Pliny đến nay, con người không ghi nhận bất cứ một trường hợp nào thực sự nhìn thấy hay tiếp xúc với Bonnacon. 
 
Sự thật đằng sau Bonnacon
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 7
Một con bò bison châu Âu ngày nay.
 
Có ý kiến cho rằng, quái vật Bonnason có hình dạng gần giống với loài bò bison châu Âu. Đây là một loài động vật ăn cỏ có kích thước to lớn, con đực trưởng thành có thể nặng đến 1 tấn. 
 
Tương tự với những lời kể về Bonnacon, bò bison châu Âu là một loài vật ăn cỏ hiền lành và chúng không tấn công con người. 
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 8
Hình ảnh một con Bonnacon bị giết trong tranh cổ.
 
Và giống với những bức tranh thời Trung cổ, loài bò bison từng bị con người săn bắn không thương tiếc và mấp mé bờ vực tuyệt chủng. Ngày nay, số lượng của chúng đang dần được phục hồi nhờ vào những nỗ lực bảo tồn. 
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 9
Một bức tranh cổ về việc săn lùng Bonnacon.
 
Quái vật "phóng uế chất độc" - huyền thoại và sự thật 10
Khả năng tự vệ kì quái của Bonnacon cũng gây ảnh hưởng đến văn hóa đại chúng. Bonnacon từng xuất hiện trong trò chơi Final Fantasy XI. 
 
Nhiều khả năng, hình ảnh về quái vật Bonnacon đã được mượn từ loài bò bison. Sau đó, những truyền thuyết hoang đường đã gán thêm thứ "chất thải" quái ác cho Bonnacon, biến chúng trở thành một trong sinh vật "ghê gớm" nhất trong huyền thoại.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Chiếc nón lá của Jizo - Sama (Tạo lúc: 07/03/2015)
  2. Momo Tarou - Cậu bé anh hùng sinh từ quả đào (Tạo lúc: 13/04/2015)
  3. Kaguya Hime - Nàng công chúa trong ống tre (Tạo lúc: 13/04/2015)
  4. Nhất dạ trạch (Đầm một đêm) hay truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử (Tạo lúc: 17/05/2015)
  5. Phật mẫu Man Nương - truyền thuyết tứ pháp chùa Dâu (Tạo lúc: 16/01/2016)
  6. Tiền, hậu Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương - P1 (Tạo lúc: 25/01/2016)
  7. Tiền, hậu Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương - P2 (Tạo lúc: 25/01/2016)
  8. Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi - P1 (Tạo lúc: 10/02/2016)
  9. Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi - P2 (Tạo lúc: 10/02/2016)
  10. Linh thần - danh y Phạm Bình (Tạo lúc: 16/02/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn