TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 4/5 - 3 phiếu
Thần lửa Agni

Agni là thần lửa, em trai của thần Indra (một phiên bản khác thì lại kể ông là con trai của thần Brahma). Ông chính là biểu trưng cho ngọn lửa gia đình. Những người thờ cúng thần Agni để cầu mong có thể sinh con nối dõi, dòng họ thịnh vượng phát đạ.

Thần lửa Agni được coi là bản chất chung của ba ngôi. Lửa thể hiện dưới nhiều hình thức nhưng chỉ có riêng ngọn lửa thiêng trong cuộc tế lễ, làm lửa do sự cọ sát hai mảnh gỗ tạo nên mới được coi là sự hiện diện đích thực của Agni. Ở hạ giới, Thần lửa Agni được giữ sứ mạng làm trung gian giữa loài người với các thần linh, chuyển đạt lên chư thần những lễ vật do loài người dâng cúng.

Thần Lửa Agni còn được mệnh danh là Đấng thấm nhập khắp nơi (Vaishvânara). Ngay trong cơ thể sinh vật, lửa là khả năng hấp thụ và tiêu hoá, động cơ của sự sống. Bản tính của lửa là soi sáng cả ngoại giới lẫn nội giới. Hiểu được bản tính của Lửa là hiểu được bản tính của toàn thể vũ trụ.

Về hình tượng, Thần Lửa Agni mình đỏ và vàng, có hai đầu, bảy lưỡi, và bốn tay cầm một chiếc rìu, một ngọn đuốc, một cây quạt và một chuỗi hạt. Thần Lửa Agni thường cưỡi một con cừu đực, hoặc ngồi trên xe có bảy con ngựa kéo. Khói là cờ, gió là bánh xe, Agni đi đến đâu là hoả thiêu tới đó, hung hãn như mãnh hổ giữa đàn cừu, như thác lũ đổ xuống đồng bằng. Tuy vậy, Thần Lửa Agni vẫn là thần bảo hộ của loài người, là vị chủ tế (hotri) trong các buổi lễ, ban phát ánh sáng và hơi ấm cho nhân loại.

Có thuyết khác cho rằng thần Agni da toàn thân một màu đỏ rực, thần có hai mắt tượng trưng cho lửa mặt trời và lửa trần thế, có bảy cánh tay có thể với tới bảy lục địa và ba chân tượng trưng cho ba ngọn lửa của đời người: lửa thiêng, lửa cưới và lửa tang. Thú cưỡi của Agni là một con dê.

CHÚ THÍCH

Lửa thể hiện dưới nhiều hình thức. Có mười hình thức chính; năm hình thức tự nhiên và năm hình thức tế tự.

Năm ngọn lửa tự nhiên là : Agni (Lửa trần gian), Indra (Sét ở không gian), Suârya (Mặt trời ở Thiên giới), Vaishvânara (Nhuận thắp) và Vâdevagani (Lửa phá hoại).

Năm ngọn lửa tế tự là : Brahma-agni, lửa thiêng trong buổi lễ; Prâjâpatya-agni là lửa trao cho thiếu niên tu học (brahmacharya) khi làm lễ khai hoá (upanuyana); Gârhapatya-agni là lửa trong gia đình không bao giờ được để tắt; Dakshine-agni là lửa dùng trong khi cúng tổ tiên hoặc các vong hồn; và sau hết là Kravyada-agni tức là ngọn lửa thiêng trên giàn hoả táng.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Thần trụ trời (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  3. Đức Thánh Gióng (Tạo lúc: 08/03/2015)
  4. Đại thánh Từ Đạo Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  5. Cây lúa mạch (Tạo lúc: 11/03/2015)
  6. Johannes trung thành (Tạo lúc: 12/03/2015)
  7. Người nhạc sĩ lang thang (Tạo lúc: 14/03/2015)
  8. Sự tích thần núi Tản Viên (Tạo lúc: 16/03/2015)
  9. Cổ tích lưỡi dao thần (Tạo lúc: 22/04/2015)
  10. Nguồn gốc cây lúa hay thuyền thuyết lễ hội lúa mới của người Tày (Tạo lúc: 28/11/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn