TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Thần Amun

Amun (tên khác Amon, Amen; tiếng Hy Lạp cổ đại: Ammon, Hammon) là một vị thần của Thebes. Vị thần này đã được thờ cúng từ thời Ai Cập cổ đại cùng với vợ của mình, nữ thần Amaunet. Đến triều đại thứ 11 (thế kỷ 21 TCN), Amun đã trở thành thần bảo trợ của Thebes thay thế Monthu.

Theo truyền thuyết, trên vùng đất khô hạn được sông Nile nuôi dưỡng sự sống ở châu Phi, ánh sáng của thần Amun từng một thời tỏa ra rực rỡ, che chở cho người dân nghèo. Chính vì vậy, Amun đã trở thành một vị thần bảo hộ, được coi là vua của các vị thần và được người dân ở lưu vực sông Nile tôn thờ.

Amun là một vị thần lớn của người Ai Cập và người Berber (sống ở Bắc Phi). Được phát âm "Amana" trong tiếng Ai Cập cổ, cái tên Amun có ý nghĩa "người ẩn thân" hay "tàng hình". Theo truyền thuyết, thần Amun tự tạo ra chính mình trước khi sáng tạo ra những vật xung quanh. Vai trò của Amun được chứng nhận kể từ thời kỳ Cổ Vương quốc (thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên).

Vào vương triều thứ 11 (khoảng thế kỉ 21 trước công nguyên), Amun trở thành vị thần bảo hộ của thành phố cổ đại Thebes (Ai Cập), thay thế thần chiến tranh đầu chim ưng Monthu. Gia đình thần Amun có cả vợ Mut và con trai - thần mặt trăng Khonsu - tạo nên "Bộ ba Theban". Sau cuộc nổi dậy của Thebes chống lại người Hyksos và dưới sự trị vì của Pharaoh Ahmose 1, sự ảnh hưởng của thần Amun vươn lên tầm quốc gia và vị thần này được hợp nhất với thần Mặt trời Ra để trở thành Amun - Ra (hoặc Amun - Re).

Sau cuộc nổi loạn của Thebes chống lại Hyksos và với sự cai trị của Ahmose I, thần Amun nâng tầm quan trọng lên quy mô quốc gia, thể hiện việc kết hợp với thần Mặt trời, Ra, trở thành thần Amun-Ra.

Amun có tầm quan trọng lớn trong Tân Vương Quốc. Thần có trí tuệ siêu việt, là đấng anh hùng trong mắt người nghèo khổ, người ốm đói, người gặp khó khăn. Đồng thời còn rất nhân nghĩa.

Trong suốt thời kì Tân Vương quốc (từ thế kỉ 16 - 11 trước công nguyên), Amun - Ra duy trì vị trí đứng đầu trong số các vị thần của người Ai Cập (ngoại trừ giai đoạn dưới thời Pharaoh Akhenaten vốn bị lịch sử Ai Cập gọi là dị giáo). Amun - Ra trong giai đoạn này được xem là một vị thần huyền ảo, sáng tạo đệ nhất, là chúa tể của người nghèo hay người gặp khó khăn và là vị thần có được sự tôn thờ ở mọi cấp độ. Tín ngưỡng thờ thần Amun - Ra - Vua của các vị thần - đã phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đơn thần, khi các vị thần khác trở thành hiện thân của Amun - Ra. Bộ đôi Amun - Ra và thần của cõi âm Osiris là hai vị thần được ghi nhận rộng rãi nhất trong số các vị thần của người Ai Cập cổ đại.

Nhờ vai trò là vị thần chính của Tân Vương quốc, Amun - Ra có được sự tôn thờ ở cả những khu vực nằm bên ngoài lãnh thổ Ai Cập, tại Libya và Nubia cổ đại, và còn được ghi nhận là Zeus Ammon, tức vị thần được người Hy Lạp cổ đại biết đến dưới cái tên Zeus.

Ngay cả trong những thăng trầm của lịch sử với sự cạnh tranh giữa hai nhà nước Ai Cập và Nubia cổ đại, Amun - Ra vẫn là vị thần ngự trị trên cao. Lịch sử vương quốc kéo dài 3.000 năm của Ai Cập cổ đại ghi nhận những mối quan hệ phức tạp, liên tục thay đổi với các vương quốc láng giềng. Với người Libya ở phía tây hay người Babylon, Hittites, Assyria và Ba Tư ở phía đông bắc, Ai Cập đều lần lượt tiến hành các cuộc chiến tranh, kí các hiệp ước và tham gia vào nhiều mối giao thương đem lại lợi ích chung. Nhưng trong số đó, quan trọng nhất, lâu đời nhất và vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, là mối quan hệ với người hàng xóm Nubia trấn giữ khu vực ở phía nam (ngày nay là Sudan). Dòng sông Nile với những cơn lũ hàng năm là khởi nguồn của sự sống trong môi trường sa mạc khắc nghiệt, đồng thời cũng chính là dòng chảy kết nối hai nền văn hóa. Chia sẻ dòng chảy chung đó của lịch sử, người Ai Cập và người Nubia cùng thờ chung một vị thần tối cao, thần Amun, vốn liên kết chặt chẽ với việc sùng bái đức vua và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tranh giành vị trí tối cao của hai nền văn minh này.


Trong thời kỳ Trung và Tân Vương quốc trong thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, bị hấp dẫn bởi vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên bao gồm gỗ mun, ngà voi, da động vật và quan trọng nhất là vàng, Ai Cập mang quân chinh phục Nubia và biến nơi đây thành một tỉnh thuộc địa. Khi mở rộng sự kiểm soát với Nubia, người Ai Cập đã xây dượng thêm các ngôi đền của thần Amun, trong đó ngôi đền lớn nhất nằm ở chân một ngọn núi linh thiêng có tên Jebel Barkal. Chính ngôi đền này được người Ai Cập tuyên bố là ngôi nhà ở phương nam của thần Amun, qua đó hình thành ý tưởng Ai cập và Nubia là một khối thống nhất và giải thích cho sự cai trị với cả hai vương quốc này.

Sau khi Tân Vương quốc của Ai Cập sụp đổ vào khoảng năm 1069 trước công nguyên, tại Nubia vương quốc của người Kush nổi lên với cung điện ở Napata gần kề với ngọn núi Jebel Barkal. Một điểm thú vị là dù những người Ai Cập đi chinh phạt đã ra đi, nhưng di sản tôn giáo của họ vẫn tiếp tục sống sót. Đến thời điểm này, những nhà cai trị người Kush vẫn nhiệt thành thần phục thần Amun. Như các tiền bối Ai Cập từng dùng vị thần này để hợp thức hóa việc chinh phục Nubia, giờ đây vua của người Kush là Piye trong thời kỳ bất hòa ở Ai Cập, trước là củng cố ngôi nhà ở phương bắc của thần Amun ở Karnak (Ai Cập), sau lại tuyên bố thay mặt thần Amun để khôi phục sự kiểm soát thống nhất với Nubia và Ai Cập. Vị vua này sau đó chinh phạt phần còn lại của Ai Cập và vào năm 728 trước công nguyên trở thành vị pharaoh đầu tiên trong số các pharaoh mang dòng máu Kush trị vì Ai Cập trong khoảng 70 năm.

Nhiều thế kỉ sau đó, tín ngưỡng thần Amun vẫn duy trì vị trí trung tâm trong tôn giáo và chính trị ở Nubia. Điều này được minh chứng trong những phát hiện tại một cuộc khai quật được tiến hành từ năm 2000 ở Dangeil, thành phố hoàng gia của người Kush nằm hai bên dòng sông Nile ở phía nam Napata. Các nhà khoa học đã tìm thấy những di tích có thể từng một chuỗi các ngôi đền của thần Amun tồn tại trên cùng vị trí trong tổng cộng khoảng 1000 năm từ thời kỳ các vị pharaoh người Kush cai trị Ai Cập đến những thế kỉ đầu tiên sau công nguyên khi nền văn minh Kush bước vào một kỉ nguyên vàng son và Ai Cập trở thành là thuộc địa của La Mã.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Thần trụ trời (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  3. Đức Thánh Gióng (Tạo lúc: 08/03/2015)
  4. Đại thánh Từ Đạo Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  5. Johannes trung thành (Tạo lúc: 12/03/2015)
  6. Người nhạc sĩ lang thang (Tạo lúc: 14/03/2015)
  7. Sự tích thần núi Tản Viên (Tạo lúc: 16/03/2015)
  8. Cổ tích lưỡi dao thần (Tạo lúc: 22/04/2015)
  9. Thăng Long tứ trấn (Tạo lúc: 10/01/2016)
  10. Sự tích con Giao Long hay thần Chung Chính Đai Vương (Tạo lúc: 11/01/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn