Ngày xửa, ngày xưa có một người tên là Gôm-Bây. Anh ta đã gần bốn mươi tuổi mà vẫn chưa có vợ. Anh ta sống độc thân trong một túp lều siêu vẹo.
Một buối tối có một người đàn bà rất đẹp, đẹp đến mức từ trước tới nay anh ta chưa từng thấy, đi đến túp lều của anh và nói:
- Làm ơn hãy cho tôi ngủ ở đây đêm nay.
Gôm-Bây rất ngạc nhiên nhưng anh ta cũng đồng ý cho chị ta ớ lại. Hôm sau người đàn bà đó nói với anh ta:
- Hình như anh vẫn sống độc thân. Anh có vui lòng nhận em làm vợ anh không?
Dù ngạc nhiên Gôm-Bây cũng đồng ý và họ trở thành vợ chồng.
Gôm-Bây rất yêu vợ, anh ta muốn làm một cái gì đó cho người vợ yêu quí. Anh quyết định làm một đôi dép bằng rơm cho vợ anh nhưng anh không ngắm kỹ cô, nên đôi dép khi làm xong lại quá to và không một ai đi vừa nó. Sau đó anh lại làm cho vợ một cái áo tơi nhưng anh cũng không ngắm kỹ vợ, nên cái áo quá dài chẳng một ai mặc vừa.
Những ngày sau đó anh phải ra đồng cày ruộng. Anh rất nhớ vợ, và cứ cày được một luống anh ta lại chạy về nhà nhìn vợ, rồi lại trở ra cánh đồng cày tiếp. Nhưng chỉ cày được một lát anh ta lại thấy nhớ vợ và lại chạy về nhà. Cứ như vậy anh ta cày mãi không xong một thừa ruộng. Chị vợ bèn đi đến nhà một hoạ sĩ trong làng, báo ông ta vẽ một bức chân dung của cô rồi đem nó về đưa cho Gôm-Bây.
- Người trong tranh này rất giống em. Anh hãy đem ra cánh đồng treo lên một cành cây gần đó. Anh có thể vừa cày ruộng vừa nhìn em khỏi phái chạy đi chạy lại.
Gôm-Bây đem bức chân dung của vợ treo ở gần chỗ làm việc. Từ hôm đó ngày nào anh ta cũng cày ruộng và ngắm bức tranh. Một hôm có một cơn gió mạnh thổi bay bức tranh cuốn nó lên không trung. Gôm-Bây rất buồn. Anh ta vừa khóc vừa kê lại mọi việc cho vợ nghe. Nghe xong vợ anh động viên:
- Anh đừng lo. Em sẽ báo ông hoạ sì vẽ cho bức khác.
Hai vợ chồng Gôm-Bây đâu ngờ rằng, cơn gió cuốn bức tranh đi mài và cuối cùng rơi đúng vào vườn nhà một công tước. Công tước nhặt được bức tranh và thấy người đàn bà trong tranh rất đẹp nên ông ta muốn đem về làm vợ. Ông gọi những người hầu đến và nói:
- Người đàn bà trong bức tranh này rất đẹp, chắc cô ta ở không cách xa đây. Các ngươi phái tìm bằng được cô ta đem về đây cho ta.
Những người hầu cầm bức tranh đi hết làng này sang làng khác hỏi mọi người xem có thấy người đàn bà trong bức tranh ở đâu không. Cuối cùng họ đến làng mà Gôm-Bây đang sống. Họ hỏi người làng và được biết người đàn bà đó là vợ của Gôm-Bây. Những người hầu kéo đến ngôi nhà của Gôm-Bây và họ thấy cô ta đúng là người trong tranh. Họ nói:
- Công tước muốn đem người đàn bà này về nhà.
Mặc cho Gôm-Bây khóc lóc van xin nhưng họ vẫn đem vợ anh ta đi. Gôm-Bây chạy theo vợ, anh ta không còn đứng vững nữa, nước mắt của anh ta rơi lã chã xuống đất. Vợ anh cũng khóc, chị ta dặn chồng:
- Anh đừng buồn, không còn cách nào khác, em phái đi thôi. Nhưng anh nhớ khi nào sắp hết năm cũ anh hãy mang cây thông dùng trang hoàng ở cổng nhân năm mới đến nhà ông công tước để bán. Chỉ có vậy chúng ta mới có thể gặp nhau.
Nói rồi cô ta ra đi. Khi năm mới sắp đến Gôm-Bây đem cây thông đến trước cổng nhà ông công tước và cất giọng rao:
- Ai mua thông đây! Ai mua thông đây!
Nghe tiếng rao, người vợ nhận ra tiếng chồng bèn cười phá lên. Từ ngày về nhà công tước cô ta vẫn im lặng không nói không cười. Thấy vậy ông công tước rất vui bèn sai người hầu cho gọi người bán thông vào. Nhìn thấy người bán thông, cô gái đẹp càng cười to hơn. Công tước bảo cô:
- Nếu em thích người bán thông, anh sẽ làm người bán thông và em sẽ thấy còn vui hơn cho mà xem.
Ông công tước đổi bộ quần áo của mình cho người bàn thông và mặc bộ quần áo rách rưới của Gôm-Bây vào. Ông ta vác những cây thông trên lưng và vừa nhảy vừa rao to:
- Ai mua thông nào! Ai mua thông nào!
Nhìn thấy vậy người vợ Gôm-Bây vui vẻ hẳn lên và cười rất to. Ông công tước đi ra khỏi cổng và rao to:
- Ai mua thông nào! Ai mua thông nào!
Ông ta vừa đi ra khỏi cống, cô gái bèn sai những người hầu đóng chặt cổng lại. Khi ông công tước quay lại. Thấy cổng đóng chặt, ông ta rất ngạc nhiên. Ông ta đập cổng và gọi:
- Ta đang ở ngoài này! Ta đang ở ngoài này!
Nhưng khồng một ai ra mở cổng cho ông ta. Từ đó bên trong ngôi nhà của ông công tước vợ chồng Gôm-Bây và những người hầu sống một cuộc sống hoà thuận sung túc.
(Câu chuyện này khá giống câu truyện cổ tích của Việt Nam ta Ai mua hành tôi )