TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 4/5 - 1 phiếu
Truyền thuyết cây đàn Tranh

Đàn Tranh còn được gọi là Đàn Thập Lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông, có xuất xứ từ Trung Hoa. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Đàn có tên gọi Thập Lục vì có 16 dây.

Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15–20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là Con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Hình dáng cây đàn lạ mắt mà nên thơ:

"Mặt đàn như nước sông đầy
Cho cầu nổi sóng, cho bầy nhạn sa…"

Về nguồn gốc của đàn Tranh, người ta cho rằng ngày xưa Phục Hy đã tạo ra cây đàn Sắt có 50 dây, nó đi thành một đôi với đàn Cầm. Cầm là giống trống, Sắt là giống mái, vì vậy mới có câu "duyên Sắt Cầm đừng lợt phai". Về sau đến thời vua Huỳnh Đế thấy có nhiều dây quá nên giảm lại còn 25 dây.

Lý giải về cái tên đàn Tranh, có tích kể rằng xưa kia có một viên ngoại giàu có đã đặt người làm một cây đàn Sắt để trong phủ. Nhà có hai cô con gái đều biết âm luật, một hôm nọ trùng hợp cả hai người đều cao hứng muốn đàn mà lại không ai chịu nhường ai đàn trước. Cả hai tranh cãi nảy lửa, cha thấy vậy tức giận bổ dọc cây đàn thành hai mảnh, một bên 13 dây, bên còn lại 12 dây để mỗi người giữ một khúc. Cũng vì vậy mà cây đàn không nguyên vẹn, chẳng đánh nhạc được nữa. Hành động giành giật cây đàn của hai chị em trong tiếng Hán gọi là "zheng" qua tiếng Việt là Tranh. Chữ Tranh ở đây mang sắc nghĩa tranh giành.


Sự tích đàn Koto :

Theo truyền thuyết kể rằng vào thế kỷ thứ 7 ở Phù Tang có một người nữ thuộc dòng quý tộc tên là Ishikawa Iroko, trong một lần đi ngao du ở miền quê cô vô tình đi ngang một hang động và nghe được âm thanh thánh thoát vang lên. Trong hang là một đạo sĩ Trung Hoa đang gảy đàn cổ tranh, cô đem lòng cảm mến ngay lập tức xin thọ giáo. Iroko trở về thuật lại cho mọi người nghe nhưng không ai tin, lúc dẫn tất cả lên núi xem thì chỉ thấy một vầng mây trắng bay ra rồi lơ lửng trên đỉnh núi. Cô trở về mở lớp dạy đàn tranh và thành lập môn phái Kyushu. Về sau đàn được nhà sư Kenjun cải tiến và sáng tác cho những nhạc khúc riêng, người Nhật gọi là đàn Koto.

Sự tích đàn Geomungo:

Thuở xưa ở nước Cao Ly (Đại Hàn và Triều Tiên ngày nay) dưới vương triều Goguryeo có một cây đàn tranh được tiến cống sang từ Trung Quốc. Thế nhưng người Guguryeo không biết đây là loại nhạc khí gì và cách sử dụng ra sao. Bấy giờ tể tướng hiền đức Wang San Ak đã chỉnh sửa lại cây đàn và nghĩ ra cách tấu riêng cho nó. Lần đầu ngài chơi đàn đã có một con hạc đen bay xuống nhảy múa ngay trước mặt, trong tâm thức người phương Đông thì hạc là loài vật xuất hiện ở những nơi thái bình, thịnh vượng. Từ đó người ta truyền tai nhau rằng Wang San Ak chính là thần linh xuống trần gửi một điềm báo tốt lành cho triều đại Goguryeo. Ngày nay Hàn Quốc có hai loại đàn tranh là Geomungo và Gayaguem.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích cây huyết dụ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Cây lúa mạch (Tạo lúc: 11/03/2015)
  3. Cây thông (Tạo lúc: 11/03/2015)
  4. Truyện anh khờ được kiện (Tạo lúc: 16/03/2015)
  5. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ (Tạo lúc: 17/03/2015)
  6. Các truyền thuyết về Vua Hùng (Tạo lúc: 17/03/2015)
  7. Sự tích cây nêu ngày Tết (Tạo lúc: 25/03/2015)
  8. Hai vợ chồng người đánh cá (hay chuyện Ông già và biển cả) (Tạo lúc: 25/03/2015)
  9. Truyện cổ về ba cây cổ thụ và điều ước của chúng (Tạo lúc: 11/04/2015)
  10. Truyền thuyết Đèo mụ Dạ (Tạo lúc: 17/05/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn