Mỗi năm, ở Trùng Khánh (Cao Bằng), khi cây lúa trên nương trên lũng bắt đầu trổ bông, kết hạt thì cũng là lúc đồng bào người Tày thưởng nô nức tổ chức cho ngày tết đón lúa mới, những đứa trẻ thì nô nức kéo nhau lên rừng làm những chiếc kèn "ồ lô" thổi những giai điệu tươi vui. Lễ hội thường tổ chức vào ngày thìn trong tháng. Những người già trong bản kể rằng:
Ngày xửa ngày xưa, khi mà dân bản người tầy còn sống bằng những vụ ngô, vụ sắn. Người dân bản rất nghèo và để có đủ cái ăn hàng ngày, quanh năm họ phỉa chui rúc trong rừng sâu, bới đào rễ củ về làm thức ăn.
Có hai anh em nhà nọ. Họ thấy người dân làng quanh năm ngèo khổ, chẳng bảo giờ đủ ăn như vậy thì thương lắm, đến cha mẹ của họ còn mất vì đói và già yếu. Quá đau lòng và thương dân làng, họ quyết định khăn gói ra đi, đi thật xa để tìm kiếm thứ khiến cho cuộc sống no đủ hơn, dân làng thoát khỏi cảnh nghèo đói chứ không thể chết dần được.
Rất nhiều mùa trăng đã qua đi kể từ ngày họ đi. Dân làng đã hết hy vọng về họ, cho rằng họ đã không thể trở về hoặc đã tìm được một nơi sống sung sướng không còn thiết tha gì bản làng nữa.
Một ngày nọ, sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, vượt qua rất nhiều ngọn núi, nhiều con suối. Hai anh em quay về trong sự bất ngờ của dân làng, họ hồ hởi chia sẻ đã được "người trời" giúp đỡ và ban cho một thứ ngũ cốc ngon hơn cả ngô mà "người trời" hay ăn. "Người trời" còn dậy họ cách gieo hạt và trồng những hạt ngũ cốc này. Đó chính là những hạt lúa ngày nay.
Người Tày từ ngày đó làm theo lời hai anh em, gieo trồng những hạt lúa này và thu hoạch những vụ mùa bội thu. Cũng kể từ đó nhờ hạt lúa làm ấm cái bụng nên người Tày cũng chẳng lo về cái đói nữa.
Để ghi nhớ và tỏ lòng biết ơn đến hai anh em và "người trời" đã cho họ những hạt lúa và cách gieo trồng. Hàng năm các bản người Tày đều chọn ngày thìn trước mùa lúa gặt để tổ chức ngày hội mừng lúa mới.
Theo đồng bào Tày ở Trùng Khánh tết lúa mới là lệ tục lớn không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, được nối truyền từ đời qua đời khác. Theo phong tục, vào khoảng thời điểm tháng tám âm lịch, trời đất bắt đầu chuyển giao giữa tiết bạch lộ và thu phân.
Đó cũng là lúc những bông lúa vụ mùa chuyển màu óng ả, khoe sắc trên nương là bà con dân bản lại cùng nhau tổ chức bày tiệc làm lễ mừng được mùa lúa mới để cúng giàng, cúng tổ tiên. Lễ cúng cũng là lòng thành kính của con người đối với đất trời, gửi gắm ước nguyện no ấm vào tương lai.
Tùy từng nơi mà người dân quan niệm khác nhau về ngày mừng Lúa mới. Chẳng hạn ở huyện Trà Lĩnh bao giờ cũng tổ chức sớm hơn người dân ở huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên... duy có điểm chung không thể thiếu đó là trong ngày này họ đều giết vịt, gà làm cỗ to và đem đun nước với bông lúa đang ngậm sữa để ăn mừng thành quả.
(Xem thêm về Nữ Thần Lúa để biết thêm về sự tích của cây lúa nhé các bạn)