TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 6 phiếu
Chuyện cá Ông

Cá Ông là tên gọi tôn kính của ngư dân vùng biển Việt Nam để chỉ thần Nam Hải. Họ tin rằng, vị thần này hóa thân vào hình ảnh con cá voi xanh (cũng có thể là cá voi khác, cá heo, cá nhà táng và các loại cá lớn nói chung) để che chở, cứu giúp khi họ gặp nạn trên biển. Vì thế họ có tục thờ cá Ông.

Như vậy, tục thờ cá Ông là một tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa đến toàn bộ cá tỉnh ven biển miền Nam. Đây là tín ngưỡng của cư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. Mỗi khi sắp ra khơi là những người đánh cá thường cầu khấn cho chuyến đi thuận buồm xuôi gió và cầu mong được cá Ông xuất hiện để giúp đỡ nếu chẳng may có gió lớn biển to, Ông sẽ kéo thuyền của ngư dân vượt qua những chuyện bất bình đó.

Đã có rất nhiều câu chuyện kể về cá Ông cứu người gặp nạn, điển hình như:

Ông Phạm Đình Chiêm, 81 tuổi, người trông giữ khu Di tích Lăng Ông có hiểu biết và từng chứng kiến nhiều câu chuyện Cá Ông cứu người trong vùng. Đặc biệt, bà Đoàn Thị Xê, ở xã Thạnh Hải là người được cá thần cứu mạng một cách kỳ diệu.

Lần đó, bà Út Xê theo ghe ra cửa biển chẳng may sóng lớn gặp nạn do ghe hỏng máy và bị lật giữa biển. Nhóm năm người chỉ hai người biết bơi may mắn thoát chết, 2 người chết mất xác, còn bà Xê vớ được mảnh gỗ bung ra từ ghe theo sóng trôi ra khơi xa.

Vào khoảnh khắc chống chọi giữa sự sống và cái chết, sắp kiệt sức lịm đi bà Xê nhẩm cầu cá thần cứu mạng. Kỳ diệu thay Cá Ông ở đâu xuất hiện đã nâng bà khỏi mặt nước và đẩy vào bờ.

Theo lời bà Xê kể lại, nơi chồng tìm thấy bà cũng rất đặc biệt, là địa điểm bí mật vận chuyển vũ khí của đoàn tàu Không số từ Bắc vào Nam. Dù biết chắc cơ hội sống sót của vợ không cao, nhưng trong hành trình tìm vợ, người đàn ông ấy vẫn khấn vái mong Đức Ông cứu vợ mình. Và có lẽ, lời cầu khẩn đã linh ứng.

Vì đã có rất nhiều ơn cứu giúp ngư dân thoát nạn, nên Cá Ông giờ đây đã trở thành loài linh vật được mọi người thờ cúng, mỗi một con cá voi mất trên bờ thì người ta tin đó là cá Ông và bắt đầu làm đám ma an táng Ông.

Lễ hội Nghinh Ông ra đời từ đó, ở khu Cồn Bửng có 2 ông Cá mất trên bờ, trùng hợp đây là nơi hy sinh của hàng nghìn chiến sĩ nên vùng này được chọn là đất thiêng, nơi thờ cúng và lập miếu cho cá Ông, hằng năm người dân ở đó tổ chức lễ hội Nghinh Ông để tưởng nhớ vị thần biển cả này.

Ngày nay, đối với người dân ở xứ Bến Tre này, lễ Nghinh Ông có ý nghĩa rất lớn, 14-1 Âm Lịch là ngày tổ chức lễ Nghinh Ông lớn nhất trước đến nay.

Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, tục gọi là "ông lị" thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều Nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm.

Hàng năm dân làng chọn ngày "ông lị" (ngày cá Ông trôi vào bờ) làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Người địa phương có câu: "Thấy ông vào làng như vàng vào tủ" vì theo tín ngưỡng này, Cá Ông lị và trôi dạt vào làng nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi.

Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải cải táng, thường làm vào mùa xuân sang hè rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xương cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xương cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đưa về làng thờ. Với trường hợp cá nhỏ, người ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngư dân chết ngoài biển. Tế xong thì có các mục mua vui như hát "chèo ghe", đua thuyền thúng, kéo co, hát tuồng cùng các trò khác.

Điển hình là lễ Cầu Ngư, hay còn gọi lễ tế cá Ông, ở làng Mân Thái thuộc Đà Nẵng. Hằng năm làng tổ chức tế vào Tháng Ba âm lịch. Ba năm thì có đại tế một lần. Ở Bến Tre thì gọi lễ Nghinh Ông, tế vào Tháng Sáu.

Ngoài ra khi dân chài ra khơi họ cũng thường thắp nhang vái Ông phù trợ.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích trầu, cau và vôi (Tạo lúc: 04/03/2015)
  2. Sự tích cây huyết dụ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  3. Sự tích hoa cẩm chướng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  4. Công chúa ngủ trong rừng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  5. Nàng công chúa và hạt đậu (Tạo lúc: 06/03/2015)
  6. Những bông hoa của cô bé Ida (Tạo lúc: 06/03/2015)
  7. Búp bê cầu nắng Teru Teru (Tạo lúc: 07/03/2015)
  8. Bát Nàn công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  9. Bình Khôi công chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)
  10. Khâu Ni Công Chúa (Tạo lúc: 08/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn