Ngày trước ở Trương Gia Loan có nhà viên ngoại họ Trương, ruộng đất có cả ngàn khoảnh (Khoảnh bằng 100 mẫu Trung Quốc cũ, bằng 6,67 ha - ND) lừa ngựa hàng đàn, nhưng chỉ có mỗi một người con gái, lớn lên vô cùng xinh đẹp, tên là Lan Hương.
Một hôm Lan Hương đang ngồi chơi trên phòng thêu trên gác bỗng thấy phía ngoài tường có một chàng thiếu niên thư sinh đang đi trên đường. Nàng thò đầu nhìn thật kỹ càng phía dưới thì thấy chàng thiếu niên đó vầng trán nở nang, cằm vuông vắn, trông vô cùng anh tuấn. Bỗng chốc Lan Hương đã bị hớp hồn. Hai mắt cô nàng cứ nhìn chằm chặp vào chàng trai, mặt thì cứ đỏ lên bừng bừng, tim thì đập "thình thịch, thình thịch".
Lại nói, chàng thiếu niên thư sinh đi đến trước lầu ngẩng đầu nhìn lên thì thấy trong lòng nhói lên một cái, chàng đã nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đang liếc mình, chàng trai cũng ngây người như thất thần. Hai người len lén liếc nhau, nhìn nhau chẳng biết kéo dài bao nhiêu lâu rồi mới rời nhau.
Từ lần đó trở đi, hàng ngày chàng học trò đều dạo chơi trước lầu, còn Lan Hương cũng cứ chăm chú để ý đến chàng trai. Ngày dài tháng rộng, hai người một ngày không thấy nhau thì đêm đều cảm thấy ngủ không ngon giấc, cơm ăn chẳng thấy mùi vị gì, có đi trên đường cũng thẫn thẫn thờ thờ.
Hai người tuy chưa nói với nhau một lời nào nhưng hai đôi mắt thì ngày ngày đã nói rất nhiều. Lúc bình thường Lan Hương nghĩ thầm: "Chàng là người đọc sách viết văn nhưng nghèo như thế chắc bố không bao giờ đồng ý. Nhưng thế nào thì thế đời này kiếp này nếu chọn chồng, bất kỳ ai ta cũng không đồng ý, trừ chàng ra ta chẳng lấy ai". Nhưng đó chỉ là lời nói trong tim, không thể nói ra với bố mẹ, lại càng không thể thổ lộ với người ngoài. Lan Hương chỉ ấm ức trong lòng, càng lâu lại hoá thành tâm bệnh. Suốt ngày nàng chẳng nghĩ gì đến cơm nước, nằm ngồi chảng yên, thân thể mỗi ngày một gầy yếu.
Tối hôm ấy Lan Hương ngồi một mình trong phòng, hai mắt đăm đắm nhìn vào ngọn đèn mà ngây người ra. Bỗng cửa phòng "két" một tiếng, một cô gái trạc mười bảy, mười tám tuổi ở ngoài đi vào. Lan Hương nhìn thấy thì hôt hoảng hỏi:
- Cô là ai? Nửa đêm khuya khoắt tới đây làm gì?
Cô gái đó cười mà bảo:
- Tiểu thư, chớ có sợ hãi. Ta là hồ tiên ở vườn hoa phía sau nhà nàng, ta tên là Thu Phương. Ta thấy nàng suốt ngày sầu não không vui, mặt nhăn mày nhó, tất trong lòng có tâm sự gì đây. Chỉ cần nàng cho ta hay thì tối nay ta có thể giúp nàng giải mối lo, bớt nỗi sầu được.
Lan Hương bèn kể lại nàng đã tơ tưởng đến chàng thiếu niên thế nào cho Thu Phương nghe bằng hết. Nghe xong Thu Phương cân nhắc rồi bảo:
- Tiểu thư, nàng thử nghĩ xem nhà nàng giàu có đến thế này còn chàng thư sinh kia thì nghèo đến thế, con mắt cha nàng chỉ thích nhìn cao đên vậy, việc kết thân này có đến tám đời cũng chẳng thể thành được đâu. Hai người muốn kết mối uyên ương thì ta có một cách, chỉ cần nàng làm theo đúng lời ta dặn, bảo đảm có thể thành công!
Nói xong Thu Phương liền nhìn bốn phía xem có người không rồi mới lại sát cạnh Lan Hương, hai người đầu kề đầu bên ngọn đèn thì thào bàn bạc mãi đến quá nửa đêm.
Ngày hôm sau Lan Hương nằm bẹp không trở dậy. Bảo nàng mặc áo nàng chẳng mặc, gọi nàng đi ăn nàng chẳng ăn, còn kêu lúc thì lợm giọng, lúc thì buồn nôn. Viên ngoại biết tin thì rất sợ hãi. Lan Hương vừa động nói khó chịu thì hai ông bà già đả đau đớn trong lòng rồi. Lần này Trương viên ngoại vội vã sai a hoàn đi mời thầy thuốc.
Hết một tuần trà, a hoàn mới mời được thầy thuốc tới. Trương viên ngoại nhìn xem thì thây thầy thuốc này mày liễu mắt hạnh, thịt da mềm mại, ăn vận như kiểu thư sinh. Trương viên ngoại đưa thầy thuốc tới trước giường con gái. Thầy thuốc bắt mạch cho Lan Hương xong chỉ hơi mỉm cười mà không nói gì. Xuống khỏi lầu khuê nữ, thầy lang mới bảo Trương viên ngoại:
- Tiểu thư nhà ngài đâu có bệnh, tiểu thư có tin mừng!
Trương viên ngoại nghe nói vậy thì lòng bực bội muốn chết đi được. Thầy lang vừa đi khỏi, Trương viên ngoại đã trách hỏi bà vợ già:
- Bà quản con gái rượu ra sao mà để xảy ra chuyện mất mặt thế này, đây chẳng phải là bắt tôi đeo mo vào mặt để gặp mọi người hay sao?
Bà vợ già nghe vậy cũng nổi máu lên, hầm hầm oán trách lại ông chồng già:
- Toàn oán ông cả! Mấy năm nay biết bao nhiêu con trai đến nhà ta cầu hôn, ông hết chê đứa này nghèo lại chê đứa kia không có công danh, kén cá chọn canh, hãm con bé mãi đến lớn tướng thế này. Người ta chẳng bảo: "Gái lớn chớ nên giữ, giữ đi giữ lại kết oán thù". Đây chẳng phải là giữ đến sinh chuyện ra ư?
Hai vợ chồng già đổ lỗi cho nhau cả nửa ngày, rồi Trương viên ngoại tức giận hầm hầm bảo bà vự già:
- Bà còn không mau tra hỏi nó xem là của đứa nào để còn tính chứ!
Bà vợ già đâu dám chậm trễ, vội vàng lên phòng con gái. Không hỏi còn khá, vừa hỏi Lan Hương chỉ "dạ" được một tiếng rồi nhao đầu vào lòng mẹ khóc oà lên. Bà mẹ dỗ dành mãi Lan Hương mới bảo:
- Những ngày vừa rồi hôm nào cũng có một ông già râu bạc cứ nửa, đêm tông cửa chạy xộc vào ngủ với con, gà vừa gáy ông ta lại nhỏm dậy chạy mất.
Bà mẹ già nghe nói vừa sợ hãi vừa bực bội đành an ủi con gái mấy câu rồi hớt hơ hớt hải xuống lầu. Trương viên ngoại nghe vợ kể lại mới biết là con gái bị yêu tinh ám. Ông ta suy nghĩ cả nửa ngày rồi chợt bảo vợ:
- Bà mau kiếm lấy một cuộn chỉ to xâu vào kim đưa cho Lan Hương, bảo nó đêm nay khi nào lão già lại đến ám thì lén lấy kim chỉ đó xâu vào quần áo lão. Ngày mai ta theo đường chỉ tìm xem tên yêu quái đó là vật gì!
Bà vợ già lập tức làm đúng như lời viên ngoại dặn.
Ngày hôm sau, trời còn chưa sáng Trưong viên ngoại đã soi đèn lồng đến soát cửa buồng con gái, quả nhiên có một sợi chỉ đen kéo qua khe cửa phòng. Viên ngoại cứ theo sợi chỉ dò tìm một mạch đến một cái hang lớn bên gốc liễu cạnh hổ cá ở đằng sau vườn hoa. Viên ngoại vừa nhìn, bụng bảo dạ: "Té ra là mày gây nên tội"! Sau đó viên ngoại gọi mấy người làm tói chặt cây bật gốc, đến rễ cũng đào lên hết rồi gom lại, bốn bề cắm toàn cành đào rồi đổ dầu châm lửa đốt. Chẳng bao lâu cây liễu đã cháy thành đống tro tàn nhưng nỗi sầu trong người Lan Hưong đâu có tẩy đi được. Hai vợ chồng già bàn bạc đến nửa đêm nhưng cũng chưa tìm được cách nào hay. Bà vợ già bảo:
- Bố con Hưong này, chúng ta cũng chẳng bóp đầu bóp óc làm gì, việc đã như bây giờ chỉ còn cách nồi lành kiếm vung lành, nồi sứt kiếm vung méo thôi. Tôi xem ra ngày tháng còn non ta phải mau mau kiếm chồng cho nó, giờ thì bất kể giàu nghèo, sang hèn, xấu, đẹp, tốt hỏng... gì cũng phải đẩy bằng được của nợ ấy đi. Sau này dù xảy ra việc to bằng trời cũng chẳng phải việc của chúng ta nữa!
Trương viên ngoại suy đi nghĩ lại cũng đành vậy.
Hôm sau trời vừa sáng rỏ, Trương viên ngoại còn chưa ngủ dậy đã nghe có người gọi cổng. Mở cổng xem hoá ra là bà mối Vương Bà Bà ở trước trang. Vương Bà Bà vào nhà đã bô lô ba la:
- Ông anh viên ngoại ơi, ông thử nghĩ ở trang ta có thằng Liễu Sinh học trò nghèo khốn đến giờ chưa có gì đổ vào nồi, thật là nghèo mạt rệp, thê mà tối qua còn ngồi chết cây gẫy cành mọc rễ ở nhà tôi đến nửa đêm, cứ đòi tôi đi hỏi cô Lan Hương nhà ông anh hộ. Hắn thật đúng đồ nằm trên giường cứ mơ tưởng chuyện thiên cung, cóc ghẻ đòi ăn thịt ngỗng trời, thật không biết lượng sức mình!
Tồi cũng chẳng muốn đi nói hộ chuyện này cho hắn đâu, nhưng lại sợ hấn làm liều... Ông anh viên ngoại ơi, một nhà con gái trăm nhà hỏi, việc này họ đâu có quyền gì, xin ông anh chớ để trong lòng làm gì!
Vừa lúc ấy vợ viên ngoại nghe thấy thì len lén đưa mất nháy chồng. Trương viên ngoại đằng hắng một tiếng rồi bảo Vương Bà Bà:
- Trai lớn lẩy vợ, gái lớn gả chồng. Cháu Lan Hương nhà tôi cũng chẳng còn nhỏ nữa, cũng phải gả cho người ta rồi. Hôm nay cũng vừa may bà tới nói chuyện này, thân thuộc nhà này ta cũng đồng ý. Bà về bảo với cái thằng Liễu Sinh này là nghèo ta không chê, không có tiền cũng khỏi lo, tiền tiêu pha tôi sẽ cho nó, chỉ cần bảo nó lo dọn dẹp cửa nhà, chọn ngày tốt để tổ chức cho xong việc vui mừng này đi!
Bà mối nghe ra thật mừng quá sức tưởng tượng.
Sau này bà mối còn chạy đi chạy lại mây lần nửa. Mấy ngày sau hai nhà Trương, Liễu thành thông gia.
Liễu Sinh và Lan Hương thành hôn xong, đôi vợ chồng trẻ ân ân ái ái, nồng nàn thắm thiết, ngày nối ngày đầy dịu ngọt. Một năm trôi qua, Lan Hương sinh một con trai vừa trắng trẻo vừa mập mạp làm cả nhà mừng quá không lúc nào ngậm được miệng. Có con trai rồi phải đặt tên. Hai vợ chồng trẻ suy nghĩ là hai người chúng ta nên được đôi uyên ưomg chẳng phải là nhờ Thu Phương đã trố tài nào là làm thấy lang, làm chân chạy, nào đưa thư, nào kéo cuộn chỉ... làm sao chúng ta có thể quên ơn chị ấy, bèn đặt cho con trai cái tên "Tạ Thu" (cảm ơn Thu Phương).
MANH KHẢNH CHÍ kể
MẠNH PHỒN HOA sưu tầm chinh lỷ VƯƠNG THÀI TIỆP biên soạn
KIM DAO dịch
PTS. LÃ DUY LAN - Nước mắt Hồ Ly