Tryền rằng vào đời vua Nghiêu, mười mặt trời xuất hiện một lần, chiếu sáng trên không hết năm này qua năm khác. Không gian trở thành thế giới của các mặt trời, khí nóng hun đốt trái đàt, cây cối, lúa
ngô khô héo hết cả, cho đến sắt, đồng, cát, đá cúng phải mềm ra. Loài ngưòi cảm thấy nghẹt thở, máu nóng trong cơ thể gần như sôi lên. Trên mặt đất sắp sửa không còn một chút gì có thể nuôi sống người được. Ai nấy bụng đói cồn cào như lửa đốt, khiến mọi người như ngây như dại.
Thật là hoạ vô đơn chí! Trời nóng bức quá độ, các loài chim muông hung dữ như khiết du, tạc xi, cửu anh, đại phong, phong hy, tu xà... từ những khu rừng rậm nóng như bốc cháy, hay từ đáy hồ lạch sông nước sôi sùng sục tràn về hung ác tàn hại cư dân, khiến cư dân đã sống không nổi lại càng thêm khó sống.
Trước tai hoạ mười mặt trời nung đốt như vậy, vua Nghiêu rất buồn rầu lo lắng. Nhưng ngoài việc cầu xin Thượng đế ban phúc cho cũng chẳng còn một cách nào tốt hơn.
Mười mặt trời đó đều là con Đế Tuấn, Thượng đế phương Đông. Đế Tuấn lấy một người vợ tên là Hy Hoà ở vùng Cam Uyên, phía rigoài biển Nam Hải, sinh được mười mặt trời. Mười mặt trời nguyên ở chốn Thang Cốc, miền Đông Hải. Gọi là Thang Cốc vì nước ở nơi này thường có mặt trời xuống tắm nên nóng sôi lên. Cạnh Thang Cốc, chính giữa biển cả mênh mông mọc lên một cây dâu khổng lồ gọi là Phu Tang, cao đến mây nghìn trượng, to hơn một nghìn vi Cả mười mặt trời đều trú ở cây dâu này (Một vi bằng năm tấc). Các mặt trời thay phiên nhau xuất hiện trên không. Mỗi lần chỉ có một, cứ mặt trời này về thì mặt trời kia đi. Bởi thế tuy có mười mặt trời mà loài người vẫn chỉ thây trên đầu mình có một mặt trời mà thôi. Chắc hẳn việc luân phiên như thế là do vợ chồng đức Thượng đế sắp đặt từ lâu.
Không hiểu vì sao lần này bỗng nhiên bọn trẻ mặt trời lại bướng bỉnh làm trái với lệ đó, cùng rủ nhau đi chơi một lúc. Dần dần quen nếp, bọn chúng cứ rủ nhau cùng đi chơi chứ không chịu đi một mình nữa. Cả mười mặt trời chiếu rọi một lúc, mặt đất tự nhiên sáng rực hẳn lên. Chắc hẳn bọn chúng tưởng rằng toả sáng như vậy thì cõi thế gian sẽ mừng đón chúng lắm. Nào có biêt đâu, mọi giống sinh vật trên trái đất đang oán hận chúng đến cực điểm!
Ông Đế Tuấn và bà Hy Hoà tuy cũng muốn gìn giữ trông coi lũ trẻ, không cho chúng chơi bậy như thế, nhưng lũ trẻ đã quen bướng bỉnh; vả lại chúng có nhiều phép thần, nên chẳng chịu nghe lời răn bảo. Thê nên hai ông bà Đế Tuấn cũng chẳng có cách gì hơn.
Thấy cha mẹ không làm gì được, mười mặt trời lại càng ngang ngược. Trong khi đó, những lời cầu khẩn của vua Nghiêu nói lên ỳ muốn chung của muôn vạn nhân dân vẫn hàng ngày thấu đến tận thiên đình. Trước những lời than oán như vậy, Đế Tuấn là Thượng đế không thể bịt lỗ tai lằm ngơ được, lại thêm chính bản thân ông cũng bực mình với lũ con khó bảo, nên quyết định phái xuống hạ giới một thiên thần nổi tiếng bắn giỏi tên là Hậu Nghệ để tiễu trừ những loài ác vật làm hại cư dân, nhân thể đe nạt luôn cả lũ con hư của mình.
Vâng lệnh Thượng đế, Hậu Nghệ cùng vợ là Hằng Nga từ biệt thiên đình lên đường. Khi ra đi, Hậu Nghệ được Đế Tuấn ban cho một cây cung màu hồng và một túi tên màu trắng. Cây cung tuyệt đẹp và những mũi tên thần, đó là những vật báu trên thiên đình, thế gian không đâu có. Thứ vũ khí quý ấy vào tay bắn giỏi như Hậu Nghệ thật quả là xứng đáng.
Lúc đi, Đế Tuấn căn dặn Hậu Nghệ:
- Con cái ta có làm bậy thì cũng chỉ nên cho chúng hết oai một chút thôi, chớ có làm hại chúng đấy!
Hậu Nghệ cung kính vâng dạ ra đi. Hậu Nghệ cùng Hằng Nga xuống trần gian, trú trong một căn nhà cổ, nóng bức không chịu nổi. Hậu Nghệ gặp vua Nghiêu đương buồn rầu về nạn nắng hạn. Biết Hậu Nghệ là một thiên thần được phái xuống trần gian, vua Nghiêu xiết bao vui mừng, quên hết cả lo âu phiền não.
Vua Nghiêu cùng vợ chồng Hậu Nghệ đi xem xét tình cảnh nhân dân bị nạn. Thương thay cho nhân dân, ngày ngày bị mưòi mặt trời nung nóng, một số đã ngất đi và chết, số còn lại củng đang ngắc ngoải, người chỉ còn trơ lại một dúm xương. Nghe tin có thiên thần Hậu Nghệ giáng trần, ai nấy đều khoẻ trở lại. Thế là từ nơi xa chốn gần, người ta kéo về kinh đô, tụ tập ở quảng trường hò la, reo mừng ầm ỹ, xin thiên thần Hậu Nghệ ra tay tế độ, vì dân trừ hại. Mọi người căm ghét nhất là mười mặt trời cùng xuất hiện một loạt trên không. Ban đầu Hậu Nghệ cũng chỉ định ra oai nạt chúng, để chúng không được bướng bỉnh như vậy nữa. Nào ngờ mười mặt trời được nuông chiều quá sinh hư, thấy Hậu Nghệ đứng ở dưới giương cung lắp tên như sắp bắn, cũng mặc kệ không thèm để ý tới. Thấy tình thế kéo dài ịnâi như vậy, Hậu Nghệ nghĩ bụng: "Cho dù lú chúng bay có là con trời, nhưng chúng bay đang tâm làm hại nhan dân thì ta cũng phải trừng trị!"
Nghĩ vậy, Hậu Nghệ bèn thong thả ra đứng chính giữa khoảng rộng giương cung thần lắp tên, nhằm thẳng mặt trời mà bắn. "Vút" một tiếng, một mũi tên bay lên trên không. Ban đầu không thấy gì cả. Nhưng một lúc sau, từ trên không, có những cục lửa vỡ tung ra. Lửa bay loạn xạ, không biết bao nhiêu là lông mao màu vàng bay tứ tung. Cuối cùng, một chùm đỏ chói từ trên cao roi xuống đất đánh bịch một cái. Mọi người đổ xô lại xem thì té ra đó là một con quạ khổng lồ lông vàng, có ba chân, chắc hẳn đó là cái xác của mặt trời hóá ra mà thôi. Nhìn lên không trung; quả nhiên chỉ còn chín mặt trời. Không khí tựa hồ như dịu đi một chút.
Nghĩ rằng mình đã gây nên tai hoạ, nhưng Hậu Nghệ vẫn không thay đổi ý định, chàng tiếp tục giương cung lắp tên nhằm bắn. Bắn một mặt trời đằng đông, lại bắn một mặt trời đằng tây. Những mặt trời còn lại sợ hãi định chạy trốn. Tên vẫn cứ vun vút bay đi. Những cục lửa tung toé rơi xuống và đầy trời lông chim màu vàng bay tán loạn. Quạ ba chân hết con này đến con khác theo nhau rơi xuống mặt đất. Mọi người lại được dịp hò reo vang dậy.
Đứng trên bệ đất xem bắn, vua Nghiêu sực nhớ là một trời cũng cần cho đời sống của nhân dân, không nên bắn rơi hết cả. Vua bèn cấp tốc sai người lén đên bên túi tên của Hậu Nghệ, rút trộm một cái giấu đi. Hậu Nghệ tưởng mình đã bắn đủ mười mũi tên nên dừng lại. Chính nhờ vậy mà trên không mới còn sót lại một mặt trời. Chú bé bướng bỉnh đáng thương đó sợ xanh xám cả mặt mày. Vì thế mà người trần đều xôn xao vì bắt đẩu thấy lạnh.
Nạn mặt trời thiêu đốt thế là đã hết. Nay chỉ còn lại nạn chim muông hung dữ hay kéo đến làm hại nhân dân. Hậu Nghê cũng phải làm nốt nhiệm vụ trừ ac vật đó để cứu dân.
Lúc này, suốt một dải đồng bằng, loài khiết du gây tác hại ghê gớm nhất. Đó là một quái vật, bề ngoài nom rất đáng sợ: đầu rồng, vuốt hổ, tiếng kêu như trẻ con khóc, thường hay bắt người ăn thịt. Nhân dân bị nó hại kể cũng đã nhiều, cứ nhắc đến nó, ai củng hồn bay phách lạc. Hậu Nghệ tiến ra đồng bằng, tìm giết con quái vật đó trước. Khiết du đâu phải là đối thủ của Hậu Nghệ. Mới đánh nhau được vài ba hiệp, nó đã bị Hậu Nghệ bắn chết tươi. Giết xong loài khiết du, Hậu Nghệ tiến xuống cánh đồng Trù Hoa (Một vùng ở phía nam Trung Quốc (theo Hoài Nam từ, bản Kinh huấn)) ở phía Nam để trừ một con quái vật khác gọi là tạc xi. Loài này đầu thú, mình người, một răng nanh từ trong miệng thò ra dài đến năm sáu thước giống như cái đục; đó là thứ khí giới lợi hại nhất của nó, không một ai dám đến gần. Con quái vật này rất hung hăng, suốt cả vùng đồng bằng nó đã hại không biết bao nhiêu người. Nhưng Hậu Nghệ được Thượng Đê ban cho cung tên thần nên đã hiên ngang đến đánh nó không một chút sợ hãi. Biết tài bắn tên của Hậu Nghệ lợi hại, quái vật lo sợ nén đã mang sẵn một cái thuẫn để che mình. Nhờ lòng dũng cảm và khôn khéo, không chờ cho quái vật tiến sát lại mình, Hậu Nghệ đã giương cung bắn chết ngay.
Sau đó, Hậu Nghệ lên vùng Hung Thuỷ (Tên một đòng sông ờ phương Bắc) ở phía Bắc diệt loài cửu anh. Đó là một quái vật có chín đầu, vừa phun nước, vừa phun lửa, dã giết hại nhân dân không biết bao nhiêu mà kể. Đến nơi, Hậu Nghệ đã kịch chiến với quái vật. Quái vật tuy hung hãn nhưng cũng không phải là đôi thủ của Hậu Nghệ nên cuối cùng cũng bị Hậu Nghệ bắn chết trên dòng Hung Thuỷ nước chảy cuồn cuộn.
Hậu Nghệ quay trở lại, đi qua đồng Thanh Khâu (Tên một vùng hổ đầm ở phương Đông) ở phía Đông thì gặp loài đại phong (Có người nói đại phong là đại phượng) đang làm hại cư dân ở đó. Loài này thực ra là một loài cóng khổng lồ, tính hung dữ chuyên hại người và súc vật. Nó bay đến đâu là có một luồng gió mạnh cuốn theo đến đó, nên người ta quen gọi là đại phong. Hậu Nghệ biết loài chim này bay rất giỏi, nếu bắn một phát, không chết, nó trôn đi. Lúc khỏi, ắt lại quay lại làm hại cư dân thì thật hỏng việc. Hậu Nghệ bèn lấy một sợi dây bằng tơ xanh buộc vào đuôi mũi tên, nhằm khi chim bay qua, bắn một phát trúng ngay giữa bụng. Vì tên có buộc dây, chim không trốn được, bị Hậu Nghệ kéo xuống, chụp lấy chém ra làm mấy khúc, trừ được mối hại lớn cho nhân dân.
Sau đó Hậu Nghệ đến bên hồ Động Đình ở phía Nam. Trong hồ có một con thuồng luồng thường dâng sóng lớn lật đổ các thuyền đánh cá qua lại. Dân chài trên thuyền bị nó nuốt sống không biết bao nhiêu mà kể. Hậu Nghệ đến hồ Động Đình, một mình chèo một chiếc thuyền con dạo trong hồ để tìm tung tích con thuồng luồng. Quả nhiên đến giữa hồ, thấy nó ngóc đầu lè lưỡi, dâng một luồng sóng trắng xoá cao như núi, nhằm phía Hậu Nghệ lao tới.
Hậu Nghệ liền lắp tên giương cung nhằm thẳng vào nó mà bắn. Nhưng quái lạ mũi tên nào củng trứng đích mà sao con thuồng luồng không chết, vẫn lao thẳng vào gần sát thuyền. Hậu Nghệ đành phải rút thanh bảo kiếm bên người ra quyết chiến. Cuối cùng cũng chém được nó làm mấy đoạn tung ra trong sóng nước, máu tanh chảy ra nhuộm đỏ một phần lớn mặt hồ. Từ khắp ngả, dân đánh cá reo hò vang dậy.
Cuối cùng, còn một việc khó khăn nữa là tới đất Tang Lâm bắt con lợn rừng (Truyền rằng Thương Thang đá cầu mưa ở đây - Đại để ở vùng Trung Nguyên.). Tang Lâm củng là một vùng ở đổng bằng. Con lợn rừng ở đó người ta quen gọi là phong hy, nanh dài, vuốt nhọn, sức khoẻ hơn trâu. Chẳng những nó phá hại mùa màng mà còn ăn thịt cả người và súc vật, gây bao tai hoạ cho các miền lân cận. Nhưng lần này Hậu Nghệ đến thì nó sẽ bị trừng trị. Nó làm sao chịu nổi mũi tên thần của Hậu Nghệ. Hậu Nghệ bắn liền mấy phát trúng vào chân con lợn rừng, khiến nó sống dở chết dở không chạy trốn được. Cuối cùng bị Hậu Nghệ bắt sống. Nhân dân thảy đều vui sướng.
*
* *
Trải qua bao gian nan cực khổ, Hậu Nghệ đã trừ được cho nhân dân bảy tai vạ lớn. Mọi người đều rất cảm phục công đức của Hậu Nghệ. Nơi nào cúng có những bài ca, ca tụng Hậu Nghệ. Nhân dân coi Hậu Nghệ như một bậc anh hùng vĩ đại. Vua Nghiêu cũng cám ơn Hậu Nghệ. Còn Hậu Nghệ thì nghĩ lần này mình xuống hạ giới đã không phụ lòng Thượng Đê nên rất mừng vui, sung sướng.
Hậu Nghệ đem con lợn rừng bắt được ở Tang Lâm làm thịt, băm nhỏ, hấp chín, đặt vào mâm cung kính bưng lên tận thiên đình để dâng Đế Tuấn. Hậu Nghệ tưởng làm như vậy sẽ được Đế Tuấn ban thưởng vì đã có công trừ hại cho dân. Ngờ đâu Đế Tuấn lại buồn rầu nói:
- Nhà ngươi tuy có công với nhân dân, nhưng lại không may giết chết con cái của ta. Nhìn thây mâm thịt lợn rừng này mà lòng ta xiết bao đau đớn; nhìn thấy ngươi lòng ta cúng thế. Thôi được, từ nay, ngươi và vợ ngươi hãy xuống trần gian mà ở, bất tất phải lên thiên đình nữa!
Đang vui bỗng như bị dội một gáo nước lạnh, Hậu Nghệ đành bưng mâm thịt lợn rừng buồn bã trở lại trần gian.
Hậu Nghệ buồn bực tự nghĩ: "Thật là bất công! Ta vì dân lập nên công lớn, không ngờ lại bị trừng phạt như thế này. Lẽ nào mấy đứa con bướng bỉnh ấy lại đáng quý hơn hàng nghìn hàng vạn sinh mệnh nhân dân hay sao?"
Hậu Nghệ về nhà kể lại nỗi đau khổ oan ức của minh cho vợ nghe. Nào ngờ Hằng Nga tuy là một nữ thần trên thiên đình, nhưng bụng dạ hẹp hòi. Nghe chổng nói, Hằng Nga chẳng những không thương chồng, mà còn bù lu bù loa khóc mếu to tiếng với chồng. Nàng cho rằng nàng là tiên nữ mà nay bị liên luy không được lên trời nữa chỉ vì Hậu Nghệ muốn trổ tài anh hùng giết chết cả con cái của Thượng đế.
Thương thay cho Hậu Nghệ! Con người đã vì nhân dân lập nên công lớn đó, ở trên trời thì bị Thượng đế trách phạt, về nhà thì bị vợ oán hờn. Bởi thế, lòng Hậu Nghệ xiết bao buồn phiền.
Để giải khuây, Hậu Nghệ chỉ còn cách đánh cỗ xe ngựa to, dẫn gia đinh, đầy tớ rong choi trên đồng nội hay săn bắn ở trong rừng. Hoạ chăng nhờ ngọn gió trên tiên giới thổi lướt bên tai để tiêu tan nỗi líu sầu hay tìm nguồn vui trong khi đúổi bắt thú rừng mà giảm bớt nỗi đau thương. Cứ như thê, ngày ngày Hậu Nghệ lang thang hết noi này qua nơi khác, không làm một việc grđúng đắn cả. Qua sự nhìn nhận của mọi người, anh hùng Hậu Nghệ dường như đã có phần sa đòạ.
Phải chăng trong bước rủi ro lại có chiều may mắn. Số là Hậu Nghệ đang đi lang thang .vơ vẩn, thi tình cờ gặp nàng tiên Lạc Tân ở sông Lạc. Lạc Tân chính là Mật Phi. Truyền rằng là con gái Phục Hy, nhân có lần qua sông Lạc bị chết đuôi, sau được làm nử thần sông Lạc. Nàng vốn là một trang tuyệt thế giai nhân, không biết bao nhiêu thi sĩ đã làm thơ ca ngợi nàng. Nhưng nàng tiên nhan sắc' tuyết trần âỳ lại gặp phải số kiểp long đong. Nàng đã lấy phải một anh chồng phóng đãng, đó là Hà Bá, thuỷ thần sông Hoàng Hà. Hà Bá vốn phong lưu quen tính, đi đâu củng chỉ tìm thú vui chơi. Hắn thường cưõi một thứ xe đi dưới nước, mái lọp lá sen do một loài long mã kéo, giao du cùng với một bọn nữ thần Sơn tinh thuỷ quái rong ruổi khắp Cửu hà mà chẳng chú ý gì đến vợ mình cả (Khi xưa, sông Hoàng Hà chảy tới Mạnh Tân ngược lên phía Bắc, chia thành chín dòng nên gọi là Cửu Hà).
Nghĩ chồng bạc bẽo như vậy, nàng Mật Phi đau đớn vô cùng. Cảnh phú quý hào hoa nơi thuỷ cung củng chẳng làm nguôi được vết thưoìig lòng. Buồn quá, nàng cùng một sô tiên nữ lên bờ dạo choi cho khuây khoá.
Nhàn ngày thu nẳng ráo, các tiên nữ, ngưòi hái cỏ linh chi màu đen ở chỗ nước cạn chảy xiết, người nhặt lòng chim trả trong rừng cây bên bờ, lại có người cầm trong tay những hòn ngọc mò được noi nước sâu. Các tiên nũ’ nhởn nhơ chạy đi chạy lại, trên làn nước biếc, thấp thoáng ẩn hiện không biết đâu mà lường. Ai nấy hồn nhiên vui vẻ, vô tư ìự. Riêng Mật Phi lại thỉnh thoảng tách khỏi bầy tiên đang vui đùa một mình lặng lẽ đứng trên mỏm đá, bâng khuâng nhìn về phương xa vắng vẻ. sắc mặt nàng ủ dọt, nụ cười ảo não tựa như giữa quãng đêm khuya yên tĩnh lồng lộng ánh trăng mà có một làn mây xám lướt qua.
Giữa lúc ấy, nàng gặp anh hùng Hậu Nghệ đang phóng xe chạy như bay trên cánh đồng. Hai bên, một bên là anh hùng cái thế, một bên là tuyệt mỹ giai nhân, lại là đồng bệnh tương liên, cùng không được hưởng hạnh phúc đầm ấm trong gia đình. Nên hai người đã từ chỗ thương nhau mà đỉ đến chỗ yêu mến nhau.
Tình yêu là một mối an ủi cho cõi lòng lạnh giá của Hậu Nghệ và Mật Phi. Hậu Nghệ từ nay cũng bớt rong choi và có phần phấn chấn. Có điều câu chuyện ấy lại làm cho hai gia đình bất hoà với nhau. Hà Bá lên mặt đức ông chồng mắng vợ là không đứng đắn, mặc dù riêng hắn thì chẳng cần phải đứng đắn. Còn Hằng Nga thì vẫn giở cái thói đàn bà con gái là khóc lóc kêu gào, oán trách Hậu Nghệ phụ bạc. Hậu Nghệ và Mật Phi dường như đã cùng nhau uống mật ngọt của tình yêu lại phải pha thêm rượu cay của sự ghen ghét.
Hà Bá thường sai bọn lính tôm, tướng cua dưới quyền, đi rình mò Hậu Nghệ và Mật Phi. Hắn đã nghe được nhiều chuyện chẳng hay. Cuối cùng không chịu được nữa, hắn quyết định tự mình đi dò xét. Biết Hậu Nghệ là một dũng sĩ thiện xạ đã từng bắn rơi mặt trời, Hà Bá không dám lộ mặt mà chỉ hoá thành một con rồng trắng, co đầu rụt cổ bơi là là trên mặt nước.
Lần này, Hà Bá tự mình ra đi dò xét lại không cẩn thận nên làm nước dâng to, ngập cả hai bên bờ, biết bao nhiêu người dân vô tội bị chết oan. Nhưng rồi Hậu Nghệ củng nhận được mặt Hà Bá. Hậu Nghệ rất căm tức Hà Bả đả làm một việc đê tiện không xứng với một vị thuỷ thần. Không nể nang gì nữa, Hậu Nghệ giương cung bắn trúng con mắt bên trái của con rồng trắng do Hà Bá hoá thân.
Thảm thay cho Hà Bá, mất cả chì lẫn chài! Hắn chỉ còn biết khóc rống lên, rồi mở to một mắt còn lại, đến trước mặt Thượng Đê kêu van:
- Muôn tâu Thượng đế, tên Nghệ ức hiếp người khác quá lắm. Xin Thượng Đê thương kẻ hạ thần mà giết ngay nó đi!
Thượng đế hỏi:
- Thê nhà ngươi làm gì mà để cho nó bắn hỏng mất một mắt?
Hà Bá ấp úng trả lời:
- Tâu... tâu... hạ... hạ thần... lúc ây ta biến thành con rồng lượn choi trên mặt nước.
Thượng Đê là bậc thần thông, đã biết rõ mọi việc xảy ra. Đối vói tên thuỷ thần kém đức hạnh này, Thượng đế cũng không thương yêu gì nên tỏ vẻ khó chịu, ngắt lời Hà Bá.
- Thôi, không cần kể lể nữa. Ai bảo ngươi không chịu ở yên dưới thuỷ cung, lại hoá ra rồng làm gì? Rồng thuộc loài thuỷ tộc, dễ bị người ta bắn lắm. Như thê phỏng Nghệ có tội gì?
BỊ Thượng Đê cự tuyệt, Hà Bá về nhà sinh sự với vợ. Mật Phi cúng thấy mình có điều không phải với người chồng mất một mắt. Nàng tuy rất yêu Hậu Nghệ, nhưng vì muốn cho hai gia đình được hoà thuận nên đành phải thôi không ở lại với Hậu Nghệ nữa. Bởi thế, mối tình giữa hai người lại càng bi thảm.
*
* *
Riêng Hậu Nghệ từ khi về nhà, tuy tạm thời đã làm lành với Hằng Nga, nhưng dù sao cũng không gắn nổi vết rạn nứt trong tình yêu. Ngoài chuyện tình duyên trắc trở, hãy còn một lẽ nữa là Hậu Nghệ làm mếch lòng Thượng Đê nên không được lên thiên đình, do đó, vợ chàng củng phải chịu liên luỵ.
Quả nhiên, một hôm Hằng Nga nói với chồng:
- Thiếp không oán giận gì chàng, chỉ trách chàng lỗ mãng giết mất con Thượng đế, khiến cho hai ta đều bị giáng làm người trần. Đã là người trần thì tất phải chết, mà đã chết là phải xuống noi địa ngục tối tăm, làm bạn với lú quỷ đen. Thật là sầu thảm, khủng khiếp biết bao!
Nghe vợ nói, Nghệ rầu rầu nét mặt, trả lời:
- Đúng thế, ta cũng không muốn xuống địa ngục làm gì, nhưng còn có cách nào hơn?
Hằng Nga nghĩ một lát, rồi đáp:
- Nghe nói ở núi Côn Luân có một vị tiên gọi là Tây Vương Mẫu phải không?
- Đúng, trên núi Côn Luân quả có Tây Vương Mẫu ở đó.
- Tây Vương Mẫu có thuốc trường sinh bất tử...
Hậu Nghệ sung sướng nói:
- ừ phải, Tây Vương Mấu có thuốc trường sinh bất tử uống vào có thể sống mãi không chết. Sao ta lại không nghĩ đến nhỉ? Thôi được, sáng mai ta sẽ đi ngay đến chỗ Tây Vương Mẫu xin thuốc.
Hằng Nga tiếp lời:
- Thiếp mong chàng làm được như ý và bình an trở về.,
Sáng hôm sau, lúc mặt trời mới mọc, Hậu Nghệ gói ghém qua loa một ít hành lý, đeo cung tên cưỡi ngựa trắng nhằm thẳng hướng Côn Luân phi tói.
Núi Côn Luân là một ngọn núi cao vút ở phía Tây. Kinh đô Hoàng đê đóng ở đó. Tây Vưong Mẫu củng ở đó. Dưới chân núi có dòng Nhược Thuỷ bao quanh. Sông này hễ có một cái lông chim roi xuống củng bị chìm nghỉm ngay tức khắc, nói gì đến những thuyền bè chở người. Phía ngoài lại có núi lửa luôn luôn cháy rực vây quanh. Lửa trên núi cháy suốt ngày đêm không tắt, bất
cứ vật gì sa xuống cúng bị đốt cháy ra tro. Sông và núi nguy hiểm như thế, thử hỏi ai còn dám dấn thân vào? Thế nên tuy truyền rằng Tây Vương Mẫu có thuốc trường sinh bất tử, nhưng thực ra chưa ai đến ỉ ấy được thứ thuôc quý đó.
Hậu Nghệ tiến đến chân núi Côn Luân, nhờ chút sức thần còn lại, và với ý chí kiên cường của mình, Hậu Nghệ đã vượt qua dòng sông và núi lửa nguy hiểm, leo lên đến đỉnh núi. Chàng trông thấy một cây lúa tiên dài hàng mấy trượng và các loài thú lạ đứng canh cửa. Truyền rằng ngọn núi này cao đến một vạn một nghìn dặm, một trăm mười bốn bước hai thước sáu tấc. Ngoài Hậu Nghệ ra chưa ai leo lên được đỉnh núi này.
Tây Vương Mầu đây không phải là một bà Vương Mẫu già nua hiền hậu nào đó ở phía Tây. Tây Vương Mẫu nguyên là một vị quái thần ở phương Tây, đuôi beo, răng cọp, tóc bờm xờm, trên đầu cài ngọc, thường hay gào rít, chuyên coi việc ôn dịch và hình phạt. Tây Vương Mẫu ở trong động đá trên đỉnh núi. Thường ngày có ba con chim mình xanh đầu đỏ, mắt đen, thay phiên nhau đi tìm thức ăn dâng cho Vương Mẩu. Đó chính là Tây Vương Mẫu có thuốc trường sinh bất tử! Vương Mẫu coi việc ôn dịch và hình phạt nên có thể tuỳ tiện bắt người phải chết, nhưng cũng có thể làm cho người ta sống được, do đó,’truyền rằng Vương Mẫu có thuốc trường sinh bất tử là như vậy.
Hậu Nghệ nói rõ ý định của mình với Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu thấy cảnh ngộ không may của chàng, động thương bèn nới tay ban cho một gói thuốc trường sinh đủ hai người uống, lại còn dặn rằng:
- Thuốc này luyện bằng quả cây bất tử. Cây bất tử ba nghìn năm mới ra hoa một lần, sáu nghìn năm mới kết quả, mà quả lại rất ít. Ta chỉ có ngần này thuốc trong gói mà thôi. Nếu một người uống hết gói thuốc này thì có thể hoá thành thần tiên bay lên trời đấy. Ngươi cầm về, nhớ giữ cẩn thận, chớ để roi mất.
Nghệ đáp:
- Cám ơn Vương Mẫu, xin ghi nhớ lời Vương Mẫu dặn dò.
Lội suối trèo non, trải bao gian khổ Nghệ mới lấy được thuốc trường sinh. Chàng vui vẻ trở về nhà giao cho vợ cất giừ, chờ chọn được ngày tốt, sẽ cùng nhau uống một thể. Nghệ không có ý nghĩ trở về thiên đình nữa, vì thiên đình đâu bằng được dưới trần. Chỉ mong sao cho khỏi phải xuống địa ngục là đã mãn nguyện rồi.
Nhưng Hằng Nga lại nghĩ khác. Nàng cho rằng mình là tiên nữ, chịu đầy xuống trần là tại chồng. Hon nữa, chồng cũng không được chung tình cho lắm. Gói thuốc tiên kia chẳng những làm cho người ta sống lâu mà lại có thể làm cho người ta biến thành thần bay lên trời. Nếu như mình có ích kỷ, uống luôn cả phần của chồng cũng chẳng thiệt thòi gì cho chàng cả.
Suy đi tính lại, Hằng Nga quyết ý không chờchọn ngày nữa. Một chiều kia, nhân chồng đi vắng, nàng lấy thuốc ra, nuốt một hoi hết sạch.
Thuốc thần thật là kỳ diệu. Hằng Nga cảm thấy mình lâng lâng nhẹ dần, chân rời khỏi mặt đất rồi bất giác bay ra ngoài cửa sổ.
Bên ngoài, đêm đã xuống, da trời biếc xanh, đồng nội trắng xoá, trên cao trăng tròn vằng vặc, bốn phương lấp lánh ánh sao.
Hằng nga bay mãi, bay mãi lên cao... nhưng bay đến đâu đây? Nàng băn khoăn: Nếu lên được thiên đình, ta sẽ bị chư thần chế giễu nói ta là người vợ phụ chồng. Thôi ta hây tạm về cung trăng ẩn náu!". Thế là Hằng Nga bay tới mặt trăng.
Cung trăng lạnh lẽo vô cùng. Hằng Nga không ngờ lại như vậy. Ở đây, ngoài con thỏ trắng, con cóc và cây quế (Có sách ghi rõ cây quế ở đây cao 500 thước.) ra thì không còn một cái gì khác. Một thời gian khá lâu, sau mới có thêm Ngô Cương (Có sách ghi rằng Ngó Cương là người Tây Hà đời Hán. Thật ra đó chỉ là một nhân vật trong truyện thần thoại mà thôi) một anh họe trò đi học phép tiên, nhưng phạm lỗi nên bị phạt đến cung trăng chặt cây quế. Hắn ta vật lộn với cây quế, cứ chặt một nhát là mạch gỗ lại liền lại như cũ. Cho nên hắn chặt mãi mà cây quế vẫn không đổ.
Cảnh tượng đó, khiến cho Hằng Nga càng thêm ngao ngán. Nhưng đã đến thì đành cứ ở rồi sau sẽ hay. Có điều càng ở đây bao nhiêu lại càng thấy cô đơn bấy nhiêu. Nàng luyến tiếc cảnh gia đình ấm cúng, được sống bên chồng. Nếu như mình rộng lượng không quá nhỏ nhen để cả hai vợ chồng cùng uống thuôc trường sinh rồi cùng sống với nhau muôn đời trên trái đất thì đâu có chịu kiếp lạnh lùng của một tiên nữ noi cung trăng? Nàng hối hận, ước gì có thể trở lại trần gian xin lỗi chồng, mong chồng tha thứ. Nhưng thuốc tiên đã nuôt rồi, niềm hy vọng đó chỉ là hão huyền. Thế là muôn đời muôn kiếp Hằng Nga phải ở trên cung trăng không xuống được nữa.
Cũng đêm hôm ấy, Hậu Nghệ về đến nhà, không thấy vợ đâu, liều thuốc tiên trên bàn chỉ còn trơ lại cái bao không.
Chàng đã rõ sự tình. Nỗi uất ức, thất vọng, đau đớn cứ bám chặt lấy chàng như những con rắn độc. Hậu Nghệ cắn môi nhìn trừng trừng ra phía ngoài cửa sổ. Giữa không trung trăng sao vằng vặc, vợ chàng đã bỏ chàng, một mình đi tìm hạnh phúc nơi vườn tiên cung quế.
*
* *
Hậu Nghệ có một người bộ hạ rất lanh lợi và dũng cảm, tên gọi Bàng Mông. Hậu Nghệ rất yêu hắn và dạy cho hắn bắn cung, về sau tài nghệ của Bàng Mông cũng đã xấp xỉ Hậu Nghệ. Mọi người đều biết tiếng. Cho nên hễ nhắc đến tài cung tên là người ta nói luôn cả hai thầy trò. Hậu Nghệ rất sung sướng có một người học trò tài nghệ cao cường như vậy.Thế nhưng tâm địa Bàng Mông lại nhỏ nhen, vẫn thường tỏ ý không vui vì thấy thầy còn tài giỏi hơn mình.
Người ta nói, có một lần, Hậu Nghệ cùng Bàng Mông thi bắn. Vừa lúc ấy, trên không có một đàn nhạn bay qua. Bàng Mông bắn luôn ba phát, ba con nhạn đầu đàn rơi xuống đều bị trúng tên ở đầu. Bầy nhạn còn lại nhao nhác bay tán loạn khắp nơi. Lúc đó Hậu Nghệ mới bắn luôn ba phát, ba con nữa rơi xuống, tên đều trúng giữa đầu. Bàng Mông biết rõ là tài bắn của thầy còn hơn mình xa, khó lòng đuổi kịp. Từ đó Bàng Mông lại càng ghen tỵ với thầy, lúc nào cũng nghĩ kế ám hại Hậu Nghệ, chỉ hiềm chưa có dịp thuận lợi mà thôi.
Nhân việc Hậu Nghệ mất vợ, đâm ra nóng nảy, ngược đãi tôi tớ trong nhà, Bàng Mông bèn xúi giục bọn tôi tớ chống lại. Quả nhiên làm việc ấy hắn không phải tốn hơi sức gì. Bọn tồi tớ đã bị hành hạ nên dễ nghe lời xúi bẩy, giống như củi khô dễ bắt lửa bùng lên.
Một hôm, trời nắng ráo, Hậu Nghệ cùng đầy tớ phóng xe phi ngựa đi săn cáo thỏ ngoài đồng. Tiếng chó sủa, ngựa hý, người la vang dội khắp núi non. Mọi người vui vẻ say sưa.
Trong cảnh ấy, Hậu Nghệ cũng tạm quên nỗi u uất trong lòng. Bọn tôi tớ ghét Hậu Nghệ, cầm gậy gỗ đào từ trong rừng kéo ra. Nhân lúc Hậu Nghệ đang ngồi cầm cương trên xe, không chút phòng bị, bọn chúng liền đập tói tấp vào đầu chàng.
Anh hùng Hậu Nghệ đã chết! Hậu Nghệ chết lặng lẽ âm thầm. Suốt đời gặp bao điều bất hạnh, chết lại càng bị oan uổng nhưng nhân dân cảm phục công ơn Hậu Nghệ, tôn Hậu Nghệ làm thần Tông Bố.
Tông Bố đứng đầu hàng quỷ, coi muôn vàn quỷ trong thiên hạ không cho chúng làm hại nhân dân. Đó là chí hướng của Hậu Nghệ: Sống vì dân trừ hại, chết củng vì dân mà làm việc phúc đức.
PTS. LÃ DUY LAN - Chàng Mọt Sách
Trong thần thoại Trung Quốc, Hậu Nghệ (còn gọi là Nghệ hay Di Nghệ) là một người bắn cung giỏi. Theo cổ thư Trung Quốc thì đời Đế Cốc, đời vua Nghiêu, đời Thái Khang (Hạ) đều có tên Nghệ cả. Khổng Dĩnh Đạt (đời Đường) dẫn lời Giả Quỳ (đòi Hậu Hán) cho rằng Nghệ là một danh hiệu chì người băn giỏi mà thôi.
Còn Hằng Nga còn được gọi là Thường Nga - đời Hán, vì tránh tên huý vua Văn Đế là Lưu Hằng nên đổi là Thường Nga.