TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 3/5 - 6 phiếu
Thần bảo tồn Vishnu

Vishnu - đấng bảo hộ của vạn vật, là một trong ba vị thần tối cao trong thần thoại Hindu (đôi khi còn quan trọng hơn cả thần Brahma). Thần thương bảo vệ cho thế gian tránh khỏi cái ác và tai họa, thường xuất hiện trong hiều hóa thân khác nhau, xuống trần giúp con người chống lại ma quỷ. Trong các bức tranh miêu tả thần Vishnu, người ta thường vẽ thần nằm ngủ trên thân con rắn nghìn đầu Adhi Shesha và vợ ngài - nữ thần Laskshmi ngồi bên cạnh bóp chân cho ngài. Trên thực tế, theo giáo phái Vaishnavism - đại loại như là "Vishnu Fanclub", thì lại coi vị thần này mới là Đấng tối cao trong cả vũ trụ. Thậm chí họ còn kể rằng thần Brahma được sinh ra từ một đóa sen mọc ra từ chính lỗ rốn của thần Vishnu.

Thần Vishnu là vị thần khôi ngô tuấn tú với nước da màu xanh dương và cũng có cả thảy 4 cánh tay cầm 4 thần vật khác nhau: một cây quyền trượng tượng trưng cho tri thức, một cái tù và bằng vỏ ốc tượng trưng cho sự sống, một đóa hoa sen tượng trưng cho mặt trời, một bánh xe được gọi là Sudarshana Chakra - vũ khí chính của thần Vishnu. Khi di chuyển, thần Vishnu thường trên lưng Garuda - loài chim khổng lồ có thể ăn thịt rồng.

Hai hình ảnh thông thường nhất cho ta thấy Vishnu nằm nghỉ trên mình của xà thần Shesha (Di Tích), bềnh bồng trên mặt biển nguyên thủy Ananta (Vô Biên), hoặc Vishnu đứng thẳng, bốn bàn tay nắm giữ bốn vật tượng trưng là vỏ ốc, đĩa tròn, bông sen và cái chùy. Vỏ ốc tượng trưng ngũ hành; cái đĩa sáng như mặt trời tượng trưng thần trí; bông sen tượng trưng vũ trụ vận hành; và cái chùy tượng trưng cho trí thức nguyên thủy.

Về hóa thân (Avâtara) thì có nhiều, nhưng thông thường người ta chỉ nói đến mười kiếp hóa thân của Vishnu trong mỗi đại kỷ nguyên (mâhayuga). Đó là :

1. Matsya (Cá) cứu cho Manu, tổ loài người, thoát khỏi nạn hồng thủy. Chuyện này khiến cho chúng ta liên tưởng đến chuyện Noé và chiếc tàu trong Kinh Thánh vào dịp đại hồng thủy, nước dâng lên trên mặt đất trọn một trăm năm mươi ngày.

2. Kârma (Rùa), giúp cho chư thần vét Biển Sữa (Samudra mathana) để thâu hồi những sinh vật và dụng cụ cần thiết đã bị thất lạc trong trận hồng thủy.

3. Vâraha (Lợn rừng) kéo mặt đất chìm dưới đáy đại dương lên mặt nước để cho muôn loài cư ngụ.

4. Narasimha (Nhân Sư), mình người đầu sư tử, giúp cho Prahlâda, con trai quỷ vương Hyranya Kashipu, thoát khỏi nanh vuốt của cha y để có thể tu thành chính quả.

Bốn kiếp hóa thân trên đây thuộc đệ nhất kỷ nguyên, tức Kritayuga, thời đại hoàng kim.

5. Vâmana (Người Lùn) dùng mưu để truất ngôi của Quỷ vương Bali khi ấy đang làm chúa tể ba cõi (Trời, Đất, Địa Ngục).

6. Parashu Râma (Râma cầm rìu), hai mươi mốt lần tiêu diệt đẳng cấp chiến sĩ (Kashatriya) để lấy lại uy quyền cho đẳng cấp Bà La Môn (Brâhmana).

7. Ông hoàng Râma, nhân vật chính của thiên anh hùng ca Râmâyana, và là vua xứ Ayodhyâ, tiêu diệt quỷ vương Râvana xứ Lankâ (Tích Lan ngày nay) để cứu vãn hòa bình và công lý. (Sẽ đọc sau đây).

Ba kiếp hóa thân trên đây thuộc đệ nhị kỷ nguyên, tức Tretâyuga, thời đại bạch ngân.

8. Krishna (ông Hoàng đào hoa), nhân vật quan trọng trong thiên anh hùng ca Bhagavad-gitâ, chỉ dẫn cho nhân loại làm thế nào thực hiện được giải thoát.

Krishna xuất hiện vào cuối Đệ tam kỷ nguyên tức Dvâpara-yuga, thời đại thiện ác quân bình.

9. Buddha (Phật) xuất hiện để giải thoát nhân loại bằng tứ diệu đế và bát chánh đạo.

10. Kalki (Thành Tựu) chưa xuất hiện. Thần này sẽ ngự trên mình ngựa trắng, tay cầm thanh kiếm sáng như sao chổi, và khi xuất hiện, toàn thể vũ trụ sẽ bị tiêu diệt để sau đó lại được tái thiết lập trong một đại kỷ nguyên mới, mở đầu bằng thời đại hoàng kim.

Buddha và Kalki thuộc đệ tứ kỷ nguyên, tức Kali-yuga, thời đại hỗn loạn.

CHÚ THÍCH:

Cũng như giữa hai đầu sinh và tử là sự sống, giữa thần Sáng Tạo Brahmâ và thần Hủy Diệt Shiva, có thần Bảo Hộ Vishnu. Vishnu sẵn sàng che chở và cứu giúp con người. Khi cần đến, Vishnu sẽ giáng trần để trực tiếp ra tay tế độ chúng sinh. Bởi bản tính tốt lành ấy, đền thờ Vishnu đầy rẫy khắp Ấn Độ và người ta đã mệnh danh Vishnu bằng những danh hiệu vô cùng tốt đẹp như Thánh của các Thánh (Pavitram pvitrânâm), Đạo (Marga), chân lý (Tattva), Từ phụ (Pitâ), Thân Hữu (Suhrid)...

Danh từ Vishnu do tự căn Vish nghĩa là tràn lan thấm nhập. Vishnu biểu hiện phẩm tính thuần khiết (Sattva) có khuynh hướng quy tâm, trái với phẩm tính hủy diệt (Tamas) có khuynh hướng ly tâm mà Shiva là biểu hiện.

Ấn Độ Giáo dường như không muốn thừa nhận Phật là hóa thân của Vishnu vì đường lối Phật trái ngược với chế độ tứ đẳng cấp của truyền thống Ấn Độ Giáo.

Dư luận các học giả trên thế giới thì nhiều người lấy làm lạ về điểm đạo Phật xuất hiện ở Ấn độ mà rồi lại rời khỏi Ấn Độ để phát triển ở ngoài Ấn Độ. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là đạo Phật rời khỏi Ấn Độ mà không hề gây sự va chạm đổ máu nào.

Thật ra tinh thần đạo Phật vốn uyển chuyển như nước, đi tới nơi nào thích nghi với tinh thần dân tộc nơi đó. Như Bloomfield, tác giả cuốn The Religion of the Veda, đã xác nhận là không có một hình thức tư tưởng quan trọng nào ở Ấn Độ, kể cả triết học Phật Giáo, mà không bắt nguồn từ Áo Nghĩa Thư Upanishad. Vậy đến như ra nước ngoài mà đạo Phật còn dễ dàng đồng hóa với tinh thần từng dân tộc, nói chi ngay tại xứ sở mình! Chuyện Phật là hóa thân thứ chín của Vishnu chính là ngụ ngôn "lá rụng về cội", giải quyết được mọi thắc mắc trên của các học giả thế giới – đặc biệt học giả Tây phương.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Thần trụ trời (Tạo lúc: 05/03/2015)
  2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  3. Đức Thánh Gióng (Tạo lúc: 08/03/2015)
  4. Đại thánh Từ Đạo Hạnh (Tạo lúc: 08/03/2015)
  5. Johannes trung thành (Tạo lúc: 12/03/2015)
  6. Người nhạc sĩ lang thang (Tạo lúc: 14/03/2015)
  7. Sự tích thần núi Tản Viên (Tạo lúc: 16/03/2015)
  8. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng (Tạo lúc: 20/04/2015)
  9. Cổ tích lưỡi dao thần (Tạo lúc: 22/04/2015)
  10. Thăng Long tứ trấn (Tạo lúc: 10/01/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn