Parvati là một nữ thần Hindu Giáo. Parvati, có nhiều tên gọi khác như Adi Parashakti, Devi, Shakti, Bhavani, Durga, Amba và nhiều tên khác, là nữ thần mang nguồn năng lượng sống, con gái của thần tuyết Himavat và là người vợ thứ 2 của thần Shiva (người vợ thứ nhất là Sati - cháu gái thần Brahma), là hóa thân khuyến thiện của Đại Thiên Nữ Mahadevi. Parvati được xem là một hiện thân hoàn chỉnh của Adi Parashakti - nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà.
Parvati là một vị thần quan trọng trong cuộc sống, nếu không có nàng, tức là vạn vật đều mất đi nguồn năng lượng, mà đã hết "mana" thì đương nhiên chúng ta chẳng thể hoạt động và làm bất cứ công việc gì được nữa.
Trên danh nghĩa, Parvati là người phối ngẫu thứ hai của thần Shiva, vị thần phá hủy và tái sinh trong Hindu Giáo. Tuy nhiên, thần Parvati khác với thần Sati (thần hạnh phúc gia đình và tuổi thọ) - hóa thân của người vợ thứ nhất của Shiva. Parvati là mẹ của các nam thần và nữ thần như thần voi Ganesha và thần chiến tranh Skanda (Kartikeya). Ở vài nơi người ta còn tin rằng bà là chị em với thần bảo tồn Vishnu. Bà cũng được xem là con gái của thần tuyết Himavat.
Parvati, khi được miêu tả cùng với Shiva, thường xuất hiện với hai cánh tay; nhưng khi được miêu tả một mình, thần có 4 hoặc 8 cánh tay có mang theo một con hổ hoặc sư tử. Thường được xem là nữ thần từ bi, Parvati cũng có các hóa thân: nữ thần 8 tay Durga biểu tượng của chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác, nữ thần Kali hiện thân của sự hủy diệt vũ trụ, thần băng giá Shitala Devi, nữ thần sao Tara - người cứu giúp các linh hồn trong biển cả ảo giác, thần Chandi, thần Kathyayini, thần Mahagauri, thần hoa sen Kamalatmika, nữ thần Bhuvaneshwari - nữ thần của vũ trụ và của các thế giới, thần của ba thế giới Lalita và các vị nữ thần (Mahavidya) khác.
Parvata là một từ tiếng Phạn (Sanskrit) mang nghĩa là "núi"; "Parvati" được dịch là "cô gái của núi"; Parvati được sinh ra là con của thần Himavat, vị chúa tể cai quản núi non và là hiện thân của thần núi Himalayas. Các tên khác của Parvati có liên quan đến núi là Shailaja (nghĩa là "con gái của núi"), Nagza hoặc Shailputri (nghĩa là "con gái của núi"), và 'Girirajaputri' (nghĩa là "con gái của vua núi"). Tên Parvati thỉnh thoảng cũng được xem là biến thể của từ 'pavitra', có nghĩa là "thanh khiết" hay "thần thánh" theo tiếng Phạn.
Bà được biết đến với 108 tên trong tập Durga Saptashati. Những cái tên này bao gồm Ambika ('người mẹ trìu mến'), Gauri ('Mỹ Dung'), Shyama ('Hắc Dung'), Bhairavi ('tuyệt trần'), Kumari ('trinh trắng'), Kali ('da đen'), Umā, Lalita, Mataji ('người mẹ đáng kính'), Sahana ('tinh khiết'), Durga, Bhavani, Shivaradni hoặc Shivaragyei ('nữ hoàng của Shiva'), và hàng trăm tên khác. Cuốn Lalita sahasranama có danh sách đáng tin cậy 1000 tên gọi của Parvati.
Hai trong số các tên gọi ý nghĩa và nổi tiếng của Parvati là Uma và Aparna. Tên Uma được dùng cho Sati trong các truyện cổ xưa hơn, nhưng trong truyện Ramayana, tên này đồng nghĩa với Parvati. Trong Harivamsa, Parvati được xem là thần Aparna (Người không cần ăn uống) và thần Aparna cũng đuwọc công nhận là một Uma, người mà vẫn được mẹ nuôi dưỡng trong sự khổ hạnh và thường khuyên ngăn bà bằng câu u mā ('ôi, đừng làm thế').
Có một sự mâu thuẫn đó là Parvati vừa là vị thần da sáng Gauri, vừa là vị thần da đen Kali hay là Shyama; điều này có thể được giải thích bằng thần thoại Hindu sau: Một lần, Shiva chế nhạo Parvati về làn da đen của bà. Parvati giận dữ bỏ đi và thực hành một chế độ tu tập khổ hạnh để hưởng ân huệ từ thần sáng thế Brahma là một làn da trắng.
Parvati cũng là nữ thần của tình thương và sự dâng hiến Kamakshi.