TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 4/5 - 7 phiếu
Lakshmi (Cát Tường Thiên Nữ)

Lakshmi (Sanskrit: लक्ष्मी lakṣmī, phát âm tiếng Hindi: [ˈləkʃmi]). Bà là nữ thần đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng (cả về vật chất lẫn tinh thần), vận may và sắc đẹp. Lakshmi là vợ của thần Vishnu, bà thường xuất hiện trong các bức tranh vẽ thần Vishnu, đang ngồi bên cạnh bóp chân cho chồng (người vợ kiểu mẫu!). Còn được gọi là Mahalakshmi, nữ thần được mọi người tin rằng sẽ mang đến may mắn và đưa những người sùng đạo thoát khỏi cảnh cơ cực và những nỗi phiền muộn về tiền bạc.

Bà là một trong ba vị thần nữ (Tridevi) bao gồm Saraswati, Lakshmi và Parvati. Ba nữ thần cùng nhau hỗ trợ các nam thần là Brahma, Vishnu và Shiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ.

Lakshmi xuất hiện trong hình dạng một nữ thần xinh đẹp với màu da vàng. Bà thường bận trang phục với màu sắc đỏ và vàng, thể hiện sự sung túc thịnh vượng. Bốn cánh tay của Lakshmi đại diện cho Bốn mối bận tâm lớn nhất của đời người: sự công bằng, lòng ham muốn, của cải sung túng và sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên những bàn tay của nữ thần Lakshmi thường chảy ra những đồng tiền vàng quý giá mà nữ thần ban tặng cho những kẻ cầu khấn bà. Đi bên cạnh nữ thần luôn có sự hiện diện của 2 con voi trắng đang phun nước từ vòi, tượng trưng cho sự liên quan mật thiết của bà với nguyên tố nước.

Thần Lakshmi thông qua quá trình tiếp biến văn hóa đã trở thành Cát Tường Thiên nữ (吉祥天女) của Phật giáo, bà còn có tên khác là Công Đức Thiên (功徳天) hay Thiện Nữ Thiên (善女天).

Jyoruriji_Kissyoten_Srii-cat-tuong-thien-nu-phat-giao-nhat-ban
Hình Ảnh Cát Tường Thiên nữ trong Phật giáo Nhật Bản, chùa Dược Sư, Nhật Bản

Phật giáo Nhật Bản gọi bà là Kichijōten (吉祥天), một trong Thất Phúc Thần.

Goddess_of_Fortune_(Japan)
Hình Ảnh Cát Tường Thiên nữ trong Phật giáo Nhật Bản, chùa Tịnh Lưu Ly, Nhật Bản.

Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh, ghi lời của Bà Công Đức Thiên, cũng gọi là Thiện Nữ Thiên nói và tự giới thiệu với đại chúng trong pháp hội: "Nơi phía Bắc có núi Tu di, ở giữa núi có vị Thiên chủ là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, làm chủ một kinh thành tên A-Ni Mạn Đà; giữa thành có một công viên tên là Công Đức Hoa Quang; trong công viên ấy lại còn có một khoảng vườn nữa rất sung túc tên là Kinh Tràng, vì công viên có lối kiến trúc bằng bảy thứ ngọc báu rất tốt, đó là chỗ của Thiện Nữ Thiên thường cư trú. Thiện Nữ Thiên chính là một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, thị hiện đứng trong hàng chư Thiên phát nguyện hành Bồ tát đạo, là một trong những vị Hộ pháp hộ trì cho những ai phát tâm thực hành hạnh nguyện Bồ tát lợi tha ở cõi ta bà này.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Chu du thiên hạ để học rùng mình (Tạo lúc: 12/03/2015)
  2. Ông tướng gầy (Tạo lúc: 17/03/2015)
  3. Con voi với người quản tượng già (Tạo lúc: 22/04/2015)
  4. Bác nông dân nghèo lên thiên đàng (Tạo lúc: 11/01/2016)
  5. Truyền thuyết về hồ gươm, rùa "thần" và thanh kiếm "thuận thiên" (Tạo lúc: 26/01/2016)
  6. Truyền thuyết về nhị vị tướng quân anh dũng của Triệu Quang Phục (Tạo lúc: 17/02/2016)
  7. Gia thông đại vương hay truyền thuyết về Phục Man tướng quân (Tạo lúc: 21/02/2016)
  8. Thiền sư Nguyễn Bình An (Tạo lúc: 22/02/2016)
  9. Chuyện kể về mẹ con tể tướng Nguyễn Quán Nho (Tạo lúc: 23/02/2016)
  10. Thiền sư Huyền Quang và truyền thuyết (Tạo lúc: 24/02/2016)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn