El Dorado là thành phố ẩn khuất đâu đó trong khu rừng già Amazon của Nam Mỹ tồn tại một thành phố của người Muisca cổ xưa khoảng năm 1200 - 1500 TCN có rất nhiều vàng, nhiều đến nỗi đường sá và nhà cửa đều được dát vàng lấp lánh đến nỗi những cư dân sống trong đó không còn xem nó là kim loại quý hiếm nữa.
Trong tiếng Tây Ban Nha từ gốc "El Dorado" có nghĩa là "dát vàng". Nguồn gốc của từ này xuất phát từ một tục lệ của một bộ tộc người da đỏ khi nhà vua mới lên ngôi họ đem cát vàng rắc lên người nhà vua. Từ đó sinh ra truyền thuyết về "người dát vàng El Dorado" mà những nhà thám hiểm Tây Ban Nha kể lại. Đây là một trong những thành phố nổi tiếng nhất trong các huyền thoại, El Dorado là một đế chế bí hiểm được tìm thấy ở các khu rừng Nam Mĩ. Thành phố được che giấu kín đáo đến nỗi không một ai có thể tìm ra cánh cửa để bước vào, hoặc một khi đã vào thì không ai có thể quay trở ra. Nhiều thế kỷ sau và cho đến tận bây giờ, đã có nhiều người tham lam quyết tâm thám hiểm khu rừng Amazon để tìm manh mối về thành phố huyền thoại - El Dorado!. Thành phố được trị vì bởi một nhà vua hùng mạnh, với rất nhiều vàng và châu báu.
Theo lời kể của các nhà thám hiểm Tây Ban Nha. Nằm sâu trong rừng Amazon có một thành phố cổ nằm trên đỉnh một ngọn núi, một thành phố vàng đầy của cải có tên Manoa nằm bên bờ của một hồ nước mặn lớn. Khi bước vào thành phố đó, phải đi qua "nhiều cây cầu đá, một bức tượng, các con đường rộng lớn và một ngôi đền với những chữ viết tượng hình", lối vào thiên đường, Qorikancha (vành đai vàng), khối kiến trúc xây bằng đá xám được chạm trổ khá cầu kỳ và được bọc bạc hầu hết ở phía ngoài mà không cần phải nhờ tới vôi vữa. Ở phía giữa khối kiến trúc là một dải vàng chạy quanh. Phía trong, ở giữa khu vườn, là một cánh đồng ngô trong đó lấp lánh những bông vàng được dùng ở những lễ hội văn hóa. Chính giữa là một bức tượng thần Mặt trời, Inti-một bức tượng bằng vàng ròng cao cỡ người một đứa trẻ một tuổi. Bức tượng mặc một chiếc áo len thêu bằng vàng, trên trán tượng có quấn một dải băng gắn một chiếc đĩa vàng và đi đôi dép cũng bằng vàng mà người Inca gọi là "mồ hôi của mặt trời".
Ở thủ đô Manoa của vương quốc El dorado này, cung điện của nhà vua bằng vàng ròng, còn nhà vua cứ buổi sáng rửa hết vàng, buổi tối trước khi đi ngủ lại dát vàng lên người.
Ở bên bờ của một hồ nước thiêng nằm sâu trong rừng rậm, mỗi vị vua sai quết quanh người mình một loại bột dính, sau đó phủ vào đó các lớp bột vàng để cơ thể có thể sáng rực lên như mặt trời. Sau đó, dưới âm thanh của sáo và các nhạc cụ làm từ vỏ sò biển, vị vua leo lên một chiếc thuyền đẹp để đi ra giữa hồ nước. Những thần dân xúm xít quanh một chiếc giỏ lớn trong chứa đầy ngọc quý, đồ trang sức bằng vàng và bạc và tung chiếc giỏ lên không trung cho nó rơi xuống hồ. Đây là một tập tục được coi là hiến lễ đối với các vị thần.
Truyền thuyết này càng được cũng cố khi có thông tin cho rằng vị vua Atahualpa của người Inca đã chất đầy các đồ vật bằng vàng trong một ngôi nhà dài 6,7 mét, rộng 5,2 mét, cao chạm tay người để hy vọng người Tây Ban Nha đổi lại tự do cho mình khi ông bị quan tư lệnh Tây Ban Nhà là Francisco Pizarro bắt làm tù binh trong một trận đánh. Tất cả những phát hiện trên đã diễn ra vào năm 1533. Tin tức từ Cuzco lan đi đã làm hứng khởi cho tất cả những người đang trên đường tới đó.
Những cuộc thám hiểm liên tục được diễn ra kể từ khi người Tây Ban Nha nghe kể về một thành phố có chứa đầy vàng. Tin đồn này lan rộng đến châu Âu và thu hút nhiều đoàn thám hiểm đến từ nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Anh, Đức, Pháp, Mỹ... Những chuyến mạo hiểm này được tổ chức ở nhiều góc độ, từ những đoàn thám hiểm hùng hậu do các nhà nước cử đi với sự chỉ huy của các vị sĩ quan quân đội cho đến các đoàn thám hiểm của các Viện nghiên cứu, trường đại học, các công ty cho đến tư cách các cá nhân. Tất cả đã góp phần thêu dệt nên một truyền thuyết bí ẩn về thành phố này, thu hút nhiều người có tham vọng cũng như vì mục đích nghiên cứu.
Tuy nhiên, cho tới nay, El Dorado có tồn tại thật hay không, vị trí nó ở đâu, vẫn còn là một bí ẩn của giới khảo cổ và cả những kẻ săn vàng trên thế giới.
P/s: Tuy vậy, trong lịch sử, khi người Hà Lan xâm chiếm và cướp bóc toàn bộ lượng vàng khổng lồ của người Inca, nó đã tạo ra một cuộc lạm phát vàng, dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng cho đất nước này trong nhiều năm. Và theo người Inca thì số vàng đó chưa bằng một phần mười lượng vàng ở El Dorado.