TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 5 phiếu
Chu Tước

Chu Tước là một trong Tứ Tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.

Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.

Chu Tước còn gọi là Nan Fang Zhu Que cho đúng tên Trung Quốc, hoặc Suzaku của Nhật Bản và Jujak của Hàn. Chu Tước được mô tả là con chim giống chim trĩ với bộ lông đỏ rực lửa. Chu Tước cũng xuất hiện ở đền Jonangu, Nhật Bản.

Các bạn phân biệt Chu Tước với Phượng Hoàng nhé! Chu Tước là sinh vật quý phái, tao nhã. Và Chu Tước là hình tượng chuẩn mực của câu "Đất lành chim đậu", vì Chu Tước luôn chọn một vùng đất hoặc hòa bình, hoặc thịnh vượng để đậu.

Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:

  • Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh): Bệ ngạn.
  • Quỷ Kim Dương (sao Quỷ): Con dê.
  • Liễu Thổ Chương (sao Liễu): Con cheo
  • Tinh Nhật Mã (sao Tinh): Con ngựa.
  • Trương Nguyệt Lộc (sao Trương): Con nai.
  • Dực Hỏa Xà (sao Dực): Con rắn.
  • Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn): Con giun

Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.

3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Nàng công chúa Ếch (Tạo lúc: 11/11/2022)
  2. Chích chè! Chích chè che! hay chuyện bà già tham lam (Tạo lúc: 11/11/2022)
  3. Câu chuyện Vụ án cũ để lại (Tạo lúc: 08/03/2022)
  4. Câu truyện người làm chúa muôn loài (Tạo lúc: 08/03/2022)
  5. Sự tích cây nhọ nồi hay chuyện cô gái có đôi mắt xanh biếc (Tạo lúc: 08/03/2022)
  6. Quả chuông nhỏ dát bạc (Tạo lúc: 17/12/2021)
  7. Chuyện chín thầy tu (Tạo lúc: 13/11/2021)
  8. Ngài Hansaem đã nuốt chửng một con ruồi như thế nào và chuyện xảy ra tiếp theo (Tạo lúc: 13/11/2021)
  9. Chuyện chàng đánh cá Ourachima (Tạo lúc: 13/11/2021)
  10. Ăn mày đánh đổ cầu ao (chuyện thần gió bị phạt) (Tạo lúc: 05/11/2021)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn