Thần Inti vị thần mặt trời được cho là tổ tiên của người Inca, một dân tộc với nền văn minh phát triển đỉnh cao dọc theo dãy Andes tại Nam Mỹ một thời, trước khi bị thực dân Tây Ban Nha làm cho tuyệt diệt. Do con người có lối sống hoang dã, không văn minh, nên thần Inti đã sai con trai của mình sáng lập ra Đế Chế Inca – Manco truyền dạy văn hóa cho con người.
Theo thần thoại Inca, thần mặt trời Inti là con trai của thần sáng thế Viracocha và vợ ông – nữ thần Mama Cocha, cũng là chồng kiêm anh trai của nữ thần Mặt trăng Mama Kilya. Con trai của Inti và Mama Kilya là Manco Capac, vị tổ tiên đã đặt nền móng đầu tiên cho đế chế Inca, chính vì vậy các Hoàng đế Inca sau này đều tự xưng là các "hậu duệ mặt trời", con cháu của thần Inti cao quý.
Trong các vị thần của người Inca, thần Viracocha đứng ở vị trí cao nhất và quan trọng nhất. Rồi sau đó thần Inti là vị thần được xếp ở vị trí thứ 2 sau cha mình.
Theo một truyền thuyết Inca, thần Viracocha còn có hai người con khác ngoài thần Inti là Pachamama và Mama Quilla. Thần Mama Quilla trước đây được tôn thờ là nữ thần đất, nhưng sau này được xem là thần Mặt trăng.
Theo thần thoại, thần Inti đã dạy cho người Inca cách tạo dựng một nền văn minh, trồng trọt, xây dựng thành quách nhà cửa... Ông cũng ban cho con trai Manco Capac và con gái Mama Ocllo (hai anh em đồng thời là hai vợ chồng) một cây gậy vàng, dặn rằng khi dẫn người Inca tới đâu thì hãy cắm cây gậy này xuống đất. Nơi nào cây gậy biến mất ngay khi cắm xuống đất sẽ là nơi có mảnh đất màu mỡ và trù phú nhất. Manco Capac làm theo và đưa được người Inca tới một mảnh đất trù phú, nơi ông xây nên đô thành Cuzco, thủ phủ của Đế quốc Inca. Tại đó họ xây rất nhiều đền thờ thần Inti vô cùng tráng lệ.
Thần Inti gắn liền với việc sản xuất nông nghiệp, vì ngài là vị thần cung cấp nhiệt độ và ánh sáng cần thiết cho cây trồng phát triển. Do đó, thần Inti là một vị thần khá nổi bật và có một vị trí đặc biệt đối với những người nông dân của nền văn minh Inca.
Hơn nữa, Sapa Inca (danh xưng cho các hoàng đế cai trị Đế Quốc Inca) từng tuyên bố rằng họ là do thần Inti sinh ra. Điều này đã làm gia tăng uy tín và vị thế của vị thần này.
Những người cai trị Đế Quốc Inca cũng từng tuyên bố rằng: Thần Inti là tổ tiên của họ. Trong đó, người sáng lập ra Đế Chế Inca – Manco Capac là con trai của thần Inti.
Theo một huyền thoại thì thần Inti đã truyền dạy nền văn minh cho con người thông qua con trai mình, vua Manco Capac. Vì vậy, ông được mô tả như một vị thần độ lượng, luôn chăm sóc cho con dân của mình.
Huyền thoại kể rằng vì nhìn thấy con người có lối sống hoang dã, ngỗ ngược và không văn minh, nên thần Inti cảm thấy không vui. Ngài đã cho gọi con trai là Manco Capac và con gái Mama Ocllo đến, rồi chỉ dẫn họ đến nhân gian truyền dạy văn hóa cho con người. Đây chính là sự khởi đầu của nền văn minh Inca.
Đền Coricancha (Ngôi đền Mặt Trời) dành riêng để thờ phượng thần Inti nằm tại thủ đô Inczco của người Inca. Ngôi đền được xây dựng dưới triều đại Pachacuti Inca Yupanqui, người cai trị Inca đời thứ 9. Đây cũng là nơi vị tư tế cấp cao Villac Umu chủ trì các nghi lễ để tôn vinh thần Inti.
Tuy nhiên, ngôi đền này đã bị những người chinh phục Tây Ban Nha phá hủy và hầu hết các khối đá của đền được sử dụng để xây dựng một nhà thờ ở ngay vị trí của đền Coricancha.
Các ngôi đền nổi bật khác dành riêng cho vị thần này bao gồm: Ngôi đền ở Pisac (phía đông bắc thành phố Cuzuco), đền Ingapirca (nằm ở Ecuador ngày nay) và ngôi đền ở Đảo Mặt Trời trên hồ Titicaca.
Có một lễ hội đặc biệt được người Inca tổ chức để tôn vinh thần Inti. Nó được gọi là Inti Raymi – lễ hội Mặt Trời diễn ra vào tháng 6. Inti Raymi thường kéo dài vài ngày. Ngày nay, lễ hội này vẫn còn được duy trì trên khắp vùng Andes, Bolivia, Ecuador và Peru.
Ở khía cạnh nghệ thuật, người Inca mô tả ông như một bức tượng vàng, một chiếc đĩa Mặt trời, hoặc một mặt nạ vàng. Có thể thấy, vàng là thứ kim loại quý thường được gắn liền với vị thần này. Nó được xem là mồ hôi của Mặt trời.
Ngày nay, mặc dù sự thờ phượng dành cho thần Inti đã không còn phổ biến như trước đây, nhưng hình ảnh của ông như một Mặt trời rực lửa vẫn còn được nhìn thấy trong lá cờ của hai quốc gia Nam Mỹ là Argentina và Uruguay.