Hantu Belian là ma hổ và Hantu Beruk là ma khỉ. Nếu bị ma hổ nhập người ta sẽ hóa điên, còn nếu bị ma khỉ nhập thì sẽ trở thành nghệ sĩ xiếc đại tài.
Từ Belian có nguồn gốc từ Indonesia, một từ cổ để chỉ thầy cúng. Hantu Belian là những linh hồn mạnh mẽ được pháp sư triệu hồi với mục đích chữa bệnh. Ngoài hổ, Hantu Belian được cho là cũng có hình dạng của một loài chim, được cho là giống quạ vua đuôi phụng ngự trên lưng hổ. Theo văn hóa Mã Lai, khi một người chạy đến tấn công người khác (gọi là amuck hoặc amuk hay Hội chứng "Amok"), người ta tin rằng linh hồn hổ dữ đã nhập vào cơ thể của họ để gây ra những hành vi xấu xa. Bởi vì niềm tin tâm linh sâu xa này, người được coi là Amuk được tha thứ và không bị thù ghét gì sau đó.
Beruk thường được gọi là khỉ dừa, một loài khỉ đuôi lợn đã được thuần hóa. Đôi khi, những vũ công hoặc nghệ sĩ biểu diễn thực hiện các động tác kỳ công nhào lộn một cách tự phát trong vô thức thì bị coi là bị Hantu Beruk. Hantu Beruk rất phổ biến ở phía đông bắc Malaysia (Kelantan và Terenganu). Nguyên nhân do việc ở đây thường xuyên có các buổi biểu diễn truyền thống như lễ hội Dikir Barat, Wayang Kulit và Makyong và đó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Những sự kiện như thế, dân làng gắn kết cộng đồng để giao lưu, giải trí bằng các buổi biểu diễn. Trong những buổi biểu diễn này, Hantu Beruk sẽ nhập vào cơ thể của một người biểu diễn, cho phép nó tiếp quản và điều khiển các chuyển động của người biểu diễn, cho đến khi kết thúc buổi biểu diễn. Hantu Beruk lại thoát ra.