Dòng sông Minh chảy qua tỉnh Tứ Xuyên phải lách mình len lỏi qua tám mươi cái hồ nhỏ mà người ta gọi là hồ Lệ. Chắc các bạn không biết cái tên này do đâu mà có chứ gì? Vậy thì xin các bạn nghe câu chuyện sau đây.
Ngày xưa có một cậu bé tên Huỳnh Bằng, cha cậu vì bốc bát họ của một lão địa chủ độc ác trong làng mà không trả đúng hạn nên đã bị hành tới chết, cậu sống nghèo túng cùng với mẹ già. Hằng ngày cậu phải đi câu cá rồi bán lại cho các quán nhậu kiếm kế sinh nhai.
Một hôm, trong một buổi chiều vắng lặng, cậu may mắn câu được một con cá thần nghe giang hồ đồn là cháu ngoại của Long Vương. Cá thần van xin được thả về biển, với kinh nghiệm đã từng đọc qua tác phẩm "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của Pushkin, xài lại bài cũ, cậu được cá thần tặng cho một viên ngọc quý lấp lánh rồi cậu thả cá thần đi.
Mang viên ngọc về nhà kể cho mẹ nghe, nhưng mẹ cậu lại không tin rồi liền cất ngay viên ngọc vào hủ gạo vì cho rằng ngọc quý chỉ dành cho giới nhà giàu mà thôi.Ngay ngày hôm sau,khi lấy gạo nấu cơm, bà đã nhận ra điều kỳ diệu, hũ gạo không hề vơi đi mà thậm chí bao gạo còn phồng to hơn trước. Hiếu kỳ, bà đem viên ngọc đi test với bao tiền,và đúng như suy nghĩ ban đầu, tiền từ vài tệ cũ nát dần sinh ra cả trăm tỷ đồng. Vui mừng bà la lớn lên với con: "con ơi, viên ngọc có phép tiên, con ơi!!!". Từ đó gia đình không còn thiều thốn nữa, hai mẹ con đã có ăn có mặt, Huỳnh Bằng thì cũng được bằng mặt với lũ công tử bột nhà giàu xài iphone đi SH.
Nhưng cuộc sống đâu đơn giản vậy, giàu lên nhanh chóng thì bị cho là làm ăn bất chính, nhà nghèo mà chơi hàng sang thì bị cho là ăn cắp. Đúng như vậy,lão địa chủ độc ác đã hại chết cha Huỳnh Bằng với địa vị thao túng chính trị của mình đã đem người của quan phủ xuống tra hỏi vì nghi ngờ mẹ con họ có hành vi không trung thực. Bọn chúng lục soát khắp nhà nhưng cũng không tìm thấy điều gì khả nghi, chúng bắt đầu đánh đập tra hỏi hai mẹ con. Viên ngọc đã được giấu trong miệng của Huỳnh Bằng, khi bị bọn lính đánh đã lỡ nuốt mất nó .Người cậu bắt đầu nóng ran, ánh mắt rực lửa, khó chịu khắp toàn thân, nhận thấy sự biệt ở người con mẹ cậu chạy tới ôm lấy cậu hốt hoảng:
- Con! con! con có sao không, sao mắt con trong khủng khiếp thế
- Ôi mẹ ơi! con mệt quá, con khát quá - cậu thở mệt nhọc, rồi chạy thẳng ra sông
- Con ơi, con! Con đi đâu? con cần gì?
Huỳnh Bằng chạy ra sông, uống một ực hết nửa dòng sông rồi gục ngã ở đó. Khi ấy mây đen bắt đầu kéo đến bầu trời trở nên xám xịt. Bà mẹ nhìn con, bà sững sờ kinh ngạc khi người con của bà dần dần biến thành một con rồng. Rồng bắt đầu đứng dậy để bay vút lên trời xanh, bà mẹ chạy lại ôm lấy một chân của con mình
- Con, Huỳnh Bằng của mẹ! con đi dâu đấy! con bỏ mẹ sao? - Bà mẹ vừa khóc vừa ôm siết lấy một bên chân không buông
- Mẹ thân yêu ơi, con rất đau đớn phải xa mẹ, nhưng con phải đi, con phải đi thôi! - rồng thở từng làn không khí nóng hổi hòa vào không gian lạnh lẽo.
Gió lại nổi lên nâng rồng lên cao, cao hơn nữa tới tận trời xanh
- Con, con ơi, quay về đi con! Hãy nhìn mẹ đi con - bà mẹ khốn khổ la lên
Con rồng quay lại, cặp mắt nảy lửa của nó nhỏ xuống một giọt nước mắt nóng hổi bên bờ sông.Bà mẹ lại kêu lần nữa, nước mắt của rồng lại rơi lần nữa, cứ như vậy tám mươi lần bà mẹ gọi con cũng là tám mươi lần rồng rơi nước mắt. Những giọt nước mắt nóng hổi từ đôi mắt long lanh rực lửa đó đã tạo nên xung quanh dòng sông những cái hồ. Vì vậy, bây giờ người ta thấy trong những khúc quanh của dòng sông Minh có tám mươi cái hồ lớn nhỏ mà người ta gọi là hồ Lệ