- Trang chủ >
- Thần thoại >
- Thần thoại Việt Nam
Từ những ghi chép trong các tư liệu lịch sử có thể thấy được rằng, Diêm La Vương – chức quan nơi địa phủ này có thể không phải là “chế độ cả đời”, mà là do những người ngay thẳng có tài có đức đảm nhiệm luân phiên vậy!
Nguyên Thiên Đại Đế danh xưng đầy đủ Địa Phủ Chí Tôn Bắc Âm Phong Đô Nguyên Thiên Đại Đế là đức Vua Cha ngự miền Địa Phủ, Ngài cai quản toàn bộ âm ti ngục hình và thổ nhưỡng thạch bộ trên dương gian, dưới trướng Ngài là tất thảy các Tư Quân, Phán Quan trông coi tội phúc của phàm phu.
Từ thủa hồng hoang đến ngày nay, cùng với đạo Mẫu, người Cha cũng luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu Tam Phủ Công Đồng và Tứ Phủ Vạn Linh xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Có nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng xuất phát từ đồng bằng sông Hồng được cho là có giá trị rất phong phú và lâu đời, mang đậm bản sắc Việt với nghi thức hầu đồng. Tuy tất cả đều là sự ...
Trong Đạo Mẫu nói chung và ở hầu hết các đền, điện, phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ, ta thường thấy có tôn tượng của "Tam Tòa Thánh Mẫu" với sắc áo đỏ, xanh, trắng lần lượt là tượng trưng cho miền Trời (Thiên phủ), miền Rừng (Nhạc phủ), miền Nước (Thoải phủ).
Mẫu Đệ Nhất Thiên Thiên là mẫu đứng đầu trong Tam tòa thánh mẫu còn có các danh hiệu khác như mẫu Thượng Thiên, mẫu Liễu Hạnh, Mão Khẩu Công Chúa...
Chúa Bà Ngũ Phương, hay Năm Phương là một vị thánh mẫu có quyền năng trong tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam, tương truyền vốn là một vị tiên nữ trên Thiên phủ giáng trần, được sinh ra trong một gia đình họ Vũ tại làng cổ Gia Viên, Hải Phòng ngày nay.
Chúa Thác Bờ là vị Chúa Bà nức tiếng linh thiêng và là một nhân vật huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian vùng Hòa Bình, rất hay về ngự đồng ban lộc muôn dân. Sự tích về bà gắn với trận đánh đèo Cát Hãn của Lê Lợi năm 1431
Theo văn hóa Á Đông, kể từ khi khai thiêng lập địa thì năm yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cối), Thủy (nước), Hỏa (lửa) và Thổ (đất) cũng được sinh ra theo quy luật tương sinh và tương khắc để kiến thiết vạn vật, giúp muôn loài phát triển, được coi là năm yếu tố cơ bản của tự nhiên.
Vào thời nhà Lý, lúc này trải dài trên đất nước ta có rất nhiều các vị thần thánh, tung hoành ngang dọc, cứu giúp người dân. Thần Vồm, vốn là một đô vật vô địch ở đất Thiệu Hóa, một vị thần thuộc dòng dõi cổ xưa với thân hình cao trượng thước có thể bê được ngọn đồi có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể, ông đã chinh chiến từ nam ra bắc
Vùng trung châu kể rằng thánh Gióng (chính là Sóc Thiên Vương) là con của Ông Đổng. Ông Đổng là vị thần có thân hình cao lớn lạ thường, đầu đội trời, chân đạp đất, thân hình vạm vỡ, hét ra lửa, thở ra mây đen gió bão mưa giông và có đôi mắt lóe sáng.
Ông Vồm, một lực sĩ khổng lồ xứ Thanh, xuất hiện từ thời khai hoang lập địa của nước ta. Tuy không được đồ sộ như các cha ông, nhưng với thân hình cao năm trượng, một vòng tay có thể ôm trọn thân cây cổ thụ trăm năm, sức khoẻ của ông thì phải thuộc hàng top thách đấu Việt, không ai dám hó hé, ông vẫn tay không lấp núi đào mương, giúp con dân trong vùng có cuộc ...
Hồ ly tinh có thiện và ác rạch ròi. Hồ ly thường được hình dung trong các câu truyện là loài yêu quái độc ác, chuyên hại người. Tuy nhiên cũng có những caai truyện cho thấy loài hồ ly là những sinh vật tốt thậm chí là biểu tượng của điềm lành, nơi nào có hồ ly là thiên hạ thái bình.
Có lẽ không người dân Việt Nam nào không một lần nghe đến hai tiếng "Cổ Loa". Ở nơi đó, biết bao sự tích, bao huyền thoại kể về một thời dựng nước giữ nước của cha ông. Chuyện vui có, buồn có, bi hùng có, tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ cho một miền đất, một địa danh mà mới chỉ nghe đã một lần muốn đến.
Bát Hải Động Đình là con của Lạc Long Quân, ông là đấng Minh Vương của Thủy Phủ, ngự miền đại dương sâu thẳm, là chúa của muôn loài thủy tộc, trị vì tám cửa biển nước Nam. Ông chính là thân phụ của Xích Lân Long Nữ Thoải Phủ Đệ Tam Công Chúa, dinh cơ chính là hồ Động Đình. Một trong tứ vị vua cha của Việt Nam. Lại có thuyết cho nhạc phụ của ông là Kinh Dương Vương.
Song song với việc thờ Tứ vị Thánh Mẫu tín ngưỡng tam tứ phủ gắn với việc thờ Đức Vua cha; gồm Vua cha ngọc hoàng (vua Trời); Vua cha Bát hải (vua nước); Vua cha Diêm vương (Vua đất); Vua cha Nhạc phủ (Vua thượng ngàn).
Bà chúa Xứ còn được gọi là Thánh Mẫu nương nương, có một sự tích rất là huyền bí và mầu nhiệm. Theo đồng bào địa phương, tượng Bà trước kia ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài, nơi đây ngày nay chỉ còn hai Vết lõm lớn trên bệ đá xanh.
Thành hoàng làng (Thành hoàng) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một làng xã Việt Nam. Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản đình làng và cả một khu vực làng xã, hoặc thành lũy có đường biên, tức là quyền lực lớn hơn thần Đất, quyết định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng.
Trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông, Thần Tài (Tài thần) luôn là vị thần được thờ phụng ở tại gia, đền miếu, công ty, cửa hàng cho đến xe cà phê thuốc lá lề đường. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen.
Ở Hậu Giang, thỉnh thoảng chúng ta còn nghe truyền tụng nhiều giai thoại về loại cá to ở sông Cái (Hậu Giang).