TruyệnXưaTíchCũ.cOm

Cho tôi một vé về với tuổi thơ.

Trước Tiếp theo

Đánh giá: 5/5 - 0 phiếu
Sự tích Quan Hoàng Tám

Trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, sau giá hầu Quan Hoàng Bảy là đến giá Quan Hoàng Bát. Quan Hoàng Tám không giáng trần nên không có đền thờ và không có thần tích. Có nơi hầu Ông Hoàng Bát Quốc nhưng cũng có nơi lại hầu Ông Hoàng Bát Nùng. Đây là hai vị Thánh khác nhau nhưng lại cùng đứng ngôi thứ tám trong Thập Nhị Quan Hoàng.

Quan Hoàng Bát Quốc:

Vào cuối thời Đại Minh, ở phía Bắc có tộc người Mãn quen thói man di, chúng kéo quân xuống Trung Nguyên gây hấn với người Hán rồi cướp phá. Nhân lúc triều đình suy yếu chúng cướp luôn ngai vàng, hủy diệt nhà Minh lập ra Mãn Thanh. Kể từ khi người Mãn bước lên thống trị, họ chèn ép đủ điều, bắt người Hán phải làm theo phong tục của người Mãn.

Lúc này người Hán nổi dậy lập phong trào "phản Thanh phục Minh", do thế nhà Thanh quá mạnh họ buộc phải trốn chạy sang đất người. Một số lên thuyền ra khơi, được chúa Nguyễn cho vào miền Nam nước ta sinh sống tại Chợ Lớn. Một số theo biên giới chạy sang Nam Việt lánh nạn. Trong số đó có vị nam nhân họ Tống là một trong số những người phát động phong trào chống Thanh. Ông sang nước ta âm thầm nuôi ước vọng phục quốc, vừa giúp dân Việt trồng trọt lương thực lại bày kế giúp quân ta đánh đuổi giặc Thanh xâm lấn. Về sau ông thác hóa và hiển Thánh tại đất ấy.

Người Việt nhớ ơn ông gọi là Ông Hoàng Bát Quốc, cũng có nơi tôn ông là một vị Quan Lớn. Đức Thánh ngự đồng mặc áo trường bào Trung Hoa, buộc tóc đuôi sam, cầm quạt dâng hương rồi thưởng trà Tàu. Ông ban tài lộc cho người mua bán gần xa, thường phán truyền bằng tiếng Quảng Đông.

Quan Hoàng Bát Nùng:

Có thuyết cho rằng Quan Hoàng Tám có giáng trần và hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Nùng Trí Cao.

Đền Kỳ Sầm thờ Khau Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao tại Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng. Nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám có giáng trần và đó chính là Khau Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao. Cũng có nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám không giáng trần và không có đền thờ chính. Tuy vậy, người viết cũng mạnh dạn viết đôi nét về Tướng quân Nùng Trí Cao để mọi người tham khảo.

Có thể nói: Tướng Quân Nùng Trí Cao là một thánh quan có chí khí và khí phách vô song. Ngài đã nhiều lần đánh chiếm đất của nhà Tống (Trung quốc) để lập một nước riêng. Một vị tướng người thiểu số đã nhiều lần khiến vua quan nhà Lý khốn đốn và nể phục. Nhà Lý cũng đã có lần bắt được ông, nhưng rồi lại thả và phong thêm chức sắc. Đây là một trang lịch sử thực sự tự hào về một vị tướng lỗi lạc đã từng nhiều lần làm cho nhà Tống điêu đứng.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", Nùng Trí Cao là con của Nùng Tồn Phúc - thủ lĩnh châu Thảng Do. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc chiếm châu Vũ Lặc và Quảng Nguyên, xưng "Chiêu thánh hoàng đế", lập nước "Trường sinh", phong vợ làm "Minh đức hoàng hậu", phong con cả Trí Thông làm "Điền nha vương", đồng thời sắm sửa vũ khí, xây dựng thành trì.


Năm 1039, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân đánh Nùng Tồn Phúc, bắt Nùng Tồn Phúc và Trí Thông đem về kinh đô xử tử, Nùng Trí Cao cùng mẹ chạy đến động Lôi Hỏa, phía Tây Bắc Cao Bằng (thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc ngày nay).

Năm 1041, hai mẹ con Nùng Trí Cao từ động Lôi Hỏa về chiếm châu Thảng Do, chiêu tập lực lượng, lập nước "Đại Lịch'" Triều đình nhà Lý cử quân lên đánh, bắt Nùng Trí Cao đem về kinh đô nhưng không trị tội mà còn cho Nùng Trí Cao giữ châu Thảng Do, đồng thời cai quản thêm các động: Lôi Hỏa, Bình, An, Bà, châu Tư Lang và được phong làm châu mục Quảng Nguyên

Năm 1048, Nùng Trí Cao nổi dậy ở động Vật Ác (thuộc đất Tống); Năm 1043, vua Lý Thái Tông sai Ngụy Trưng đến châu Quảng Nguyên, phong cho Nùng Trí Cao tước "Thái Bảo"- một chức quan cao cấp thời Lý;

Năm 1050, Nùng Trí Cao chiếm động Vật Dương (thuộc đất Tống), lập nước "Nam Thiên", đặt niên hiệu Cảnh Thụy;

Năm 1053, Địch Thanh (một viên tướng của nhà Tống) dã dẫn quân đi đánh Nùng Trí Cao, Nhà Lý sai Vũ Nhị mang quân tiếp ứng, nhưng do tình thế không cứu vãn nổi nên cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao chấm dứt. Năm 1052, sau khi dâng biểu xin cống vua Tống không được, Nùng Trí Cao đã dẫn 5000 quân tiến đánh thành Ung Châu, sau đó xưng "Nhân hậu hoàng đế" , đổi niên hiệu là "Khải Lich", đặt quốc hiệu "Đại Nam".

Mặc dù do những hạn chế tất yếu, nhưng cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao đã chứng tỏ ý chí quật cường của các dân tộc thiểu số vùng biên giới chống lại các cuộc xâm lược của nhà Tống, góp phần bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Hình ảnh nửa thực, nửa huyền thoại của Nùng Trí Cao đã in sâu trong tâm thức của nhiều dân tộc anh em như: Người Tày, người Nùng, Cờ Lao, La Chí... Phạm vi ảnh hưởng của Nùng Trí Cao không chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh Cao Bằng, Lang Sơn, Hà Giang... mà còn ở một số nước láng giêng như: Trung Quốc, Thái Lan, Mian ma... Nùng Trí Cao được coi là biểu tượng của thánh thần, anh hùng văn hóa

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, ngoài di tích đền Kỳ Sầm, nhiều địa phương cũng có đền thờ Nùng Trí Cao như: Huyện Quảng Uyên, huyện Hà Quảng , huyện Thông Nông, huyện Bảo Lạc.

Đền Kỳ Sầm là nơi thờ chính của Quan Hoàng Tám. Khu đền khá rộng, khuôn viên khá đẹp. Khu nhà đền chỉ có 2 cung nhỏ tạo nên một sự tĩnh mịch, linh thiêng, huyền bí. Cung phía trước là cung công đồng thờ quan, quân của Ngài. Cung phí sau thờ Ngài và Thâm Mẫu cùng 3 bà vợ. Tương truyền ba bà là người Hoa, Kinh và Nùng.

Quan Hoàng Tám rất ít ngự đồng, trừ những người nặng căn của Quan.

Xem ngay truyện hay khác

  1. Sự tích dưa hấu (Tạo lúc: 04/03/2015)
  2. Sự tích trầu, cau và vôi (Tạo lúc: 04/03/2015)
  3. Sự tích trái sầu riêng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  4. Sự tích cây huyết dụ (Tạo lúc: 05/03/2015)
  5. Sự tích chim hít cô (Tạo lúc: 05/03/2015)
  6. Sự tích hoa cẩm chướng (Tạo lúc: 05/03/2015)
  7. Sự tích chim tu hú (Tạo lúc: 06/03/2015)
  8. Shitakiri Suzume (Tạo lúc: 07/03/2015)
  9. Sự tích mùa xuân (Tạo lúc: 08/03/2015)
  10. Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa (Tạo lúc: 13/03/2015)

Bình luận hoặc góp ý về nội dung

Tìm kiếm


Danh mục

Chủ đề hay bạn quan tâm

Hài hước - vui nhộn